SỞ GD-ĐT –TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I .NĂM HỌC 2014-2015 TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM Môn Vật Lý – Khối 11-Thời gian: 45 phút. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Câu 1: a/Tụ điện là gì ? b/Nêu định nghĩa , công thức điện dung của tụ điện Câu 2: a/Hãy nêu bản chất của dòng điện: trong kim loại , trong chất điện phân và trong chất khí? b/Tia lửa điện là gì? Câu 3: a/Phát biểu và viết biểu thức định luật Jun-Lenxơ ? b/Áp dụng: Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R = 5Ω trong thời gian 1h, biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là U = 110V. Câu 4: Muốn mạ đồng 1 tấm sắt có diện tích 100 cm2, người ta dùng nó làm catốt của 1 bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 với anốt là 1 thanh đồng nguyên chất và cho dòng điện có cường độ I = 5 A chạy qua trong 3 giờ. Tìm bề dày của lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết khối lượng riêng của đồng là D = 8,9.103 kg/m3. (Cho hằng số Fa-ra-day: F = 96500 C/mol; đồng có A = 64, n =2) Câu 5: Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện có suất điện động E = 22,5 (V), điện trở trong r = 5 W. R1 = 4 W, đèn R2 (6V – 6W), R3 = 2 W, R4 = 8 W, R5 = 5 W. Ampe kế và vôn kế lý tưởng, điện trở các dây nối không đáng kể.Tính: a. Số chỉ của ampe kế và vôn kế. Đèn sáng như thế nào? b. Nối vào 2 điểm M, N một tụ điện C = 2. Tính điện tích của tụ. V E, r A R1 M R2 R5 B C R3 R4 N Hết. ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ KHỐI 11 NĂM HỌC 2014-2015. Câu Nội dung Điểm Câu1 (2đ) a/Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. b/Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trương cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó. 0,5đ 0,5đ*2 0,5đ Câu2 (2đ) a/-Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do/ dưới tác dụng của điện trường. -Dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng/ theo hai chiều ngược nhau. -Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các electron ngược chiều điện trường. b/-Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa 2 điện cực khi điện trường đủ mạnh/để biến phân tử khí trung hòa thành ion dương và electron tự do. 0,25đ*2 0,25đ*2 0,25đ*2 0,25đ*2 Câu3 (2đ) a/Nhiệt lượng toả ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó. Q = RI2t b/Áp dụng: Q = R.I2. t = U2.tR= 8712( KJ) (Chỉ có công thức đầu và đáp án thì chấm 0,5 đ) 0,5 đ 0,5đ 0,5*2 Câu4 (2đ) m = 17,9 g m = DSd d= 0,2.10 – 3 m 0,5đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu5 (2đ) [(R1 nt R2) // (R3 nt R4)] nt R5 a. R2 = R12 = R1 + R2 = 4 + 6 = 10 W R34 = R3 + R4 = 2 + 8 = 10 W RBC = R1234 = Rtđ = RN = RBC + R5 = 5 + 5 = 10 W I= IA = UV = Rtd . IA = 10 . 1,5 = 15 V U12 = U34 = U1234 = I. R1234 = 1,5. 5 = 7,5 V I2 = I1 = I12 = = 0,75 A Iđm = = 1 A I2 < Iđm nên đèn sáng mờ b. I3 = I34 = = 0,75 A UMN = - U1 + U3 = - I1.R1 + I3.R3 = - 1,5 V Q = CUNM = 3 C 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25x2 0,25 0,25 ***Chú ý: -Học sinh làm theo cách khác nhưng nếu xét thấy ĐÚNG thì vẫn cho điểm tối đa. Nếu xét thấy SAI phần nào thì cứ trừ theo tỉ lệ . -Thiếu hoặc sai mỗi đơn vị trừ 0,25 điểm( trừ không quá 0,5 điểm toàn bài thi ). Tổ trưởng CM: Nguyễn Thị Thơ
Tài liệu đính kèm: