ĐỀ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Sinh học 8 Thời gian làm bài: 45 phút A/ THIÊT KÊ MA TRÂN ĐÊ KIÊM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Khái quát về cơ thể người Khái niệm mô (TN). Tính chất của nơron (TN). Vai trò của nhân tế bào (TN). Số câu: 3 câu 10% = 1.0 điểm Số câu: 3 câu 100% = 1.0 điểm 2. Sự vận động của cơ thể Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân (TN) Phương pháp sơ cứu người bị tai nạn gãy xương (TN). Phương pháp luyện tập để xương và cơ phát triển cân đối (TN) Số câu : 3 câu 15% = 1.5 điểm Số câu: 1 câu 33.3% = 0.5 điểm Số câu: 2 câu 66.7% = 1.0 điểm 3. Tuần hoàn Chức năng của hồng cầu (TN). Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo vệ cơ thể (TN) Giải thích vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận. (TL) Số câu: 3 câu 27.5% = 2.75 điểm Số câu: 2 câu 27.3% = 0.75 điểm Số câu: 1câu 72.7% = 2.0 điểm 4. Hô hấp Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào (TN). Nêu các bước tiến hành sơ cứu cho em bé bị đuối nước (TL) Số câu: 2 câu 25% = 2.25 điểm Số câu: 1 câu 11.1% = 0.25 điểm Số câu: 1 câu 88.9% = 2.0 điểm 5. Tiêu hóa Trình bày các thành phần cấu tạo của hệ tiêu hóa. Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người (TL) Giải thích khi nhai kĩ cơm, bánh mì trong miệng ta thấy có vị ngọt (TN) Số câu: 2 câu 25% = 2.5 điểm Số câu: 1 câu 80% = 2.0 điểm Số câu: 1 câu 20% = 0.5 điểm Tổng số câu: 13 câu Tổng số điểm: 100% = 10 điểm 7 câu 4 điểm 40 % 3 câu 3 điểm 30 % 2 câu 1 điểm 10% 1 câu 2 điểm 20% B/ ĐỀ KIỂM TRA Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn câu trả lời đúng (mỗi ý đúng được 0.25 điểm) Câu 1: Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào được diễn ra: A. Nồng độ CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ phế nang vào máu B. Nồng độ O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu C. Sự khếch tán O2, CO2 từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn D. Sự khếch tán O2, CO2 từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn Câu 2: Mô là: A. Tập hợp tế bào có cấu tạo giống nhau, thực hiện một chức năng nhất định B. Tập hợp tế bào có cấu tạo khác nhau, thực hiện một chức năng nhất định C. Tập hợp tế bào có cấu tạo giống nhau, thực hiện các chức năng D. Tập hợp tế bào có cấu tạo khác nhau, thực hiện các chức năng Câu 3: Gặp người bị tai nạn gãy xương cần phải làm: A. Đặt nạn nhân nằm yên, nắn lại ngay chỗ bị gãy B. Lau sạch vết thương, nắn lại ngay chỗ bị gãy C. Đặt nạn nhân nằm yên, lau sạch vết thương D. Tiến hành sơ cứu Câu 4: Khi nhai kĩ cơm, bánh mì trong miệng ta thấy có vị ngọt vì: A. Cơm, bánh mì được nhào trộn kĩ B. Nhờ hoạt động của amilaza, cơm và bánh mì được biến đổi thành đường mantôzơ C. Cơm và bánh mì được nghiền nhỏ D. Đã biến thành đường mantôzơ Câu 5: Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân: A. Đặc điểm cột sống, lồng ngực B. Sự phân hóa xương tay và chân C. Đặc điểm tỉ lệ sọ não/mặt D. Đặc điểm phân hóa của cơ nét mặt Câu 6: Nơron có hai tính chất cơ bản là: A. Co rút B. Tiếp nhận C. Cảm ứng D. Dẫn truyền xung thần kinh Câu 7: Để xương và cơ phát triển cân đối em cần phải: A. Khi ngồi vào bàn học hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn B. Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức C. Không mang vác nặng về một bên D. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí Câu 8: Vai trò của nhân tế bào là: A. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng B. Thực hiện các hoạt động sống của tế bào C. Tổng hợp và vận chuyển các chất D. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào Câu 9: Chức năng của hồng cầu: A. Vận chuyển các chất dinh dưỡng B. Vận chuyển CO2, O2 C. Vận chuyển các chất cần thiết, các chất thải D. Vận chuyển các chất cần thiết, CO2, O2 Câu 10: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo vệ cơ thể: A. Sự thực bào do bạch cầu trung tính và mônô thực hiện B. Tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh C. Tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên, tạo khối máu đông D. Sự thực bào do bạch cầu trung tính và mônô thực hiện, tạo khối máu đông ------------------------------------------ Phần II: Tự luận (6 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Trên đường đi học về, tình cờ em gặp một nhóm học sinh lớp 7 đang đưa một em bé khoảng 8 tuổi bị đuối nước lên bờ nhưng không biết tiến hành sơ cứu cho nạn nhân ra sao. Với kiến thức đã học, trong trường hợp này, em sẽ tiến hành sơ cứu cho nạn nhân như thế nào? Câu 2: (2.0 điểm) Giải thích vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận. Câu 3: (2.0 điểm) Trình bày các thành phần cấu tạo của hệ tiêu hóa. Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người. C/ ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm - mỗi ý đúng được 0.25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A C, D B, D A, B C, D B, D D B A, B Phần II: Tự luận (6 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 (2 điểm) Tiến hành hà hơi thổi ngạt phối hợp xen kẽ ấn lồng ngực cho đến khi em bé có nhịp thở trở lại 0.5 - Hà hơi thổi ngạt: + Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay 0.25 + Hít một hơi thật sâu rồi ghé môi sát miệng nạn nhân 0.5 + Thổi hết sức vào phổi nạn nhân 0.25 - Ấn lồng ngực: + Đặt 2 bàn tay đặt chồng lên nhau lên ngực trái của nạn nhân 0.25 + Dùng sức nặng cơ thể ép 2 bàn tay vào ngực nạn nhân 0.25 2 (2 điểm) - Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì: + Hồng cầu của nhóm máu O không có kháng nguyên A và B 0.5 + Nên có thể truyền cho bất kì nhóm máu nào cũng không bị huyết tương của nhóm máu đó gây kết dính 0.5 - Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận vì: + Trong huyết tương của nhóm máu AB không có kháng thể α và β 0.5 + Nên nó không gây kết dính bất kì một loại hồng cầu nào của nhóm máu truyền cho nó 0.5 3 (2 điểm) - Các thành phần cấu tạo của hệ tiêu hóa: + Ống tiêu hóa: khoang miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, có đoạn ruột thừa, ruột thẳng, hậu môn 0.5 + Tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, gan, tụy, tuyến vị, tuyến ruột 0.5 - Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người: + Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được 0.5 + Thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được 0.5 Ba Cụm Bắc, ngày 9 tháng 12 năm 2014 DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ CM Người ra đề Nguyễn Thị Kim Liên
Tài liệu đính kèm: