Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2014 - 2015 môn Ngữ văn – lớp 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) - Trường THCS ba Cụm Bắc

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1724Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2014 - 2015 môn Ngữ văn – lớp 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) - Trường THCS ba Cụm Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2014 - 2015 môn Ngữ văn – lớp 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) - Trường THCS ba Cụm Bắc
TRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC
TỔ XÃ HỘI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
 MỤC TIÊU KIỂM TRA 
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 8 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. 
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 
- Hình thức là trắc nghiệm và tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Giáo viên phát đề và học sinh làm bài.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kĩ năng của nội dung phần Văn, tiếng Việt, tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 15.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
- Xác định khung ma trận
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
TN
TL
T
N
TL
PHẦN VĂN
Số câu: 
Số điểm
- Nhận ra thể loại của truyện
-Trình bày ngôi kể
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
- Hiểu về nhân vật
- Hiểu nội dung văn bản
Số câu: 2
Số điểm: 0,5 
- Hiểu và lý giải được kết thúc truyện cụ thể theo yêu cầu
Số câu: 1
Số điểm:1
Số câu: 5
Số điểm: 2
TIẾNG VIỆT
Số câu: 
Số điểm: 
- Nhận ra từ
- Trình bày nghĩa của từ
-Trình bày khái niệm
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
- Hiểu về từ
- Hiểu tác dụng của dấu câu
- Hiểu về các BPTT
Số câu: 4
Số điểm:1
- Hiểu và xác định được từ tượng hình, từ tượng thanh
Số câu: 1
Số điểm:1 
Số câu: 8
Số điểm: 2,75
TẬP LÀM VĂN
Số câu: 
Số điểm
- Nhận ra phương thức biểu đạt
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
-Viết bài văn thuyết minh theo yêu cầu 
Số câu: 1
Số điểm: 5 
Số câu: 2
Số điểm: 5,25 
Tổng số câu:
Tổng sốđiểm:
 Số câu: 6
Số điểm: 1, 5 
 Số câu: 6
Số điểm:1, 5 
 Số câu: 2
Số điểm:2 
Số câu: 1
Số điểm: 5 
Số câu: 15
Số điểm: 10 
IV. NỘI DUNG ĐỀ
Trường THCS Ba Cụm Bắc KIỂM TRA HỌC KÌ I Điểm
Họ và tên :  Thời gian làm bài: 90 phút
Lớp : 8 . (Không kể thời gian giao đề )
 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3đ) Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. (mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ )
Câu 1: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại: 
A. Bút ký
B. Truyện ngắn trữ tình
C. Tiểu thuyết
D. Tùy bút
Câu 2: Truyện “Chiếc lá cuối cùng” thuộc phương thức biểu đạt:
A. Miêu tả 	C. Tự sự
B. Biểu cảm 	D. Cả 3 phương án trên
Câu 3: Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Lão Hạc hiện lên: 
A. Là người nông dân có sức tiềm tàng mạnh mẽ
B. Là người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý
C. Là người nông sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc
D. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng
Câu 4: Trong văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” , bao bì ni lông được coi là:
A. Một loại rác thải công nghiệp 	C. Một loại rác thải sinh hoạt
B. Một loại chất độc gây hại 	D. Một loại vật liệu kém chất lượng
Câu 5: Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” được kể bằng lời kể của:
A. Đôn-ki-hô-tê 	C. Xan-chô-pan-xa
B. Xéc-van-téc 	D. Các nhân vật khác
Câu 6: Trong câu “Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với!” có thán từ:
A. Bà 	C. Reo
	B. Ơi 	D. Cháu
Câu 7: Từ ơi trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại: 
 	A. Tình thái từ 	B. Trợ từ 
 	C. Thán từ 	D. Phó từ
Câu 8: Dấu ngoặc kép trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” dùng để:
	A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp 
	B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
	C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt 
	D. Đánh dấu lời thoại của nhân vật
Câu 9: Các từ : “tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng” thuộc trường từ vựng: 
	A. Chỉ bản chất con người 	B. Chỉ tâm hồn con người 
	C. Chỉ tâm trạng con người 	D. Chỉ đạo đức của con người
Câu 10: Nghĩa của từ “tàn nhẫn” là:
	A. Hay nói xấu, làm hại đến người khác 
	B. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác
	C. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác 
	D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác
Câu 11: Ý nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình:
	A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
	B. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật
	C. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
	D. Là những từ miêu tả tính cách của con người
Câu 12: Câu văn: “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình” sử dụng biện pháp tu từ:
	A. Nói quá 	 	B. Nói giảm, nói tránh
	C. Chơi chữ 	 	D. Ẩn dụ
"..............................................................
PHẦN II: TỰ LUẬN (7đ) 
Câu 1: (1 điểm) Thế nào là từ tượng hình? Từ tượng thanh?  Xác định từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn trích sau:
    “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”
Câu 2: (1 điểm) Kết thúc truyện: “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn- xi: “Đó là kiệt tác của bác Bơ-men”
Theo em, chiếc lá cuối cùng ấy có xứng đáng là một kiệt tác hay không? Vì sao? 
Câu 3: (5 điểm) Thuyết minh về chiếc áo dài Việt nam.
 Hết 
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
*) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3đ; 12 câu, mỗi câu đúng được0,25đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
B
C
B
B
A
D
D
C
A
B
*) PHẦN II: TỰ LUẬN (7đ) 
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
- Học sinh nêu đúng khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh
- Từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn trích : ( Mỗi từ 0,25 đ)
- Từ tượng hình: Co rúm, ngoẹo, móm mém.
- Từ tượng thanh: Hu hu
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2 
- Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, vì:
- Nó được vẽ trong một hoàn cảnh rất đặc biệt mà lại sinh động giống như thật -> Thể hiện một tài năng lớn.
- Nó có giá trị nhân sinh: Cứu sống một mạng người
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 3 
* Mở bài:
- Khẳng định chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
*Thân bài:
- Lịch sử chiếc áo dài:
+ Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát
(1739 –1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa
Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người
Việt
+ Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.
- Cấu tạo (các bộ phận):
+ Cổ áo 
+ Thân áo 
+ Tà áo
- Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài
- Công dụng, bảo quản
*Kết bài:
Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại
nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài –
trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: dịu dàng, duyên
dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.
* Lưu ý: Tuỳ theo mức độ hoàn thành bài viết của học sinh mà giáo viên linh hoạt cho điểm.
1 điểm
1 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Ba Cụm Bắc, ngày tháng năm 2014
DUYỆT CỦA BGH	 	 	 GIÁO VIÊN RA ĐỀ
 Nguyễn Thị Mai Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_HKI_Ngu_van_8.doc