Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn Ngữ văn – Lớp 7

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1061Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn Ngữ văn – Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn Ngữ văn – Lớp 7
TRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC
TỔ XÃ HỘI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
MỤC TIÊU KIỂM TRA 
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. 
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 
- Hình thức là trắc nghiệm và tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Giáo viên phát đề và học sinh làm bài.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kĩ năng của nội dung phần Văn, tiếng Việt, tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 15.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
- Xác định khung ma trận
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
TN
TL
TNN
TL
PHẦN VĂN
Số câu: 
Số điểm
 - Nhận ra thể thơ 
- Nhận ra văn bản
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
- Chép đúng bài thơ
- Nhớ ra nội dung, nghệ thuật văn bản.
Số câu: 1
Số điểm: 2
- Hiểu về phương thức biểu đạt của văn bản. 
- Hiểu về nội dung văn bản
Số câu: 3
Số điểm:0,75 
Số câu: 6
Số điểm:3,25
TIẾNG VIỆT
- Nhận ra từ ghép Hán Việt.
- Nhận ra từ láy
- Nhận ra khái niệm từ đồng âm.
- Hiểu từ ghép C-P.
- Hiểu về từ trái nghĩa. 
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 3
Số điểm: 0,75 
Số câu: 2
Số điểm: 0,5 
Số câu: 5
Số điểm: 1,25 
TẬP LÀM VĂN
- Nhận ra khái niệm chủ đề văn bản
- Hiểu về vai trò của phần mở bài
-Viết bài phát biểu cảm nghĩ về tình yêu quê hương của một người con xa quê trong đêm thanh tĩnh.
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 1
Số điểm: 0,25 
Số câu: 1
Số điểm:0,25 
Số câu: 1
Số điểm: 5 
Số câu: 3
Số điểm: 5,5 
Tổng số câu:
Tổng sốđiểm:
 Số câu: 6
Số điểm: 1,5 
Số câu: 1
Số điểm: 2 
 Số câu: 6
Số điểm: 1,5 
Số câu: 1
Số điểm: 5 
Số câu: 14
Số điểm: 10 
IV. NỘI DUNG ĐỀ
Trường THCS Ba Cụm Bắc KIỂM TRA HỌC KÌ I Điểm
Họ và tên :  Thời gian làm bài: 90 phút
Lớp : 7 . (Không kể thời gian giao đề )
 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3đ) Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. (mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ )
Câu 1: Từ đồng âm là:
 	A. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau
 	B. Những từ có nghĩa trái ngược nhau
 	C. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
 	D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Bài Qua đèo ngang được viết theo thể thơ:
A.Thất ngôn bát cú đường luật	C. Tứ tuyệt
	B. Song thất lục bát	D. Lục bát
Câu 3: ... là những từ láy bộ phận:
A. Xanh xanh, xinh xinh, đèm đẹp	B. Xinh xắn, tưng bừng, rung rinh
C. Xanh xanh, tưng bừng, đẹp đẽ	D. Bừng bừng, eo úc, ớ ới, ủn ỉn
Câu 4: Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được viết theo phương thức biểu đạt:
A. Miêu tả 	B. Tự sự
	C. Biểu cảm	 	D. Kết hợp cả 3 phương thức trên
Câu 5: Hai câu thơ Đường sau nằm trong bài thơ:
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
A. Phong kiều dạ bạc 	B. Tĩnh dạ tứ
	C. Vọng Lư sơn bộc bố 	D. Hồi hương ngẫu thư
Câu 6: Từ ghép chính phụ là loại từ ghép:
A. Có tính chất hợp nghĩa
B. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ
C. Có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước tiếng phụ, được tiếng phụ bổ sung nghĩa
D. Tiếng phụ đứng trước tiếng chính.
Câu 7: Nhận định đúng đặc điểm của từ trái nghĩa:
A. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa rộng, hẹp khác nhau.
B. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa không giống nhau.
C. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
D. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái gần nhau.
Câu 8: Cảnh trí Côn Sơn có vẻ đẹp là:
A. Tươi tắn và đầy sức sống 	C. Hùng vĩ và náo nhiệt
B. Kì ảo và lộng lẫy 	D. Yên ả và thanh bình
Câu 9: Trong văn bản Mẹ tôi, người bố viết thư cho En-ri-cô là vì:
A. Muốn trò chuyện tâm tình về tương lai của En-ri-cô.
B. Muốn động viên En-ri-cô cố gắng vươn lên trong học tập.
C. Muốn nhắc nhở và phê bình nghiêm khắc con về hành động thiếu lễ độ với mẹ. 
D. Nhằm phê bình nghiêm khắc sự lười học của En-ri-cô.
Câu 10: Chủ đề của một văn bản:
A. Là sự vật, sự việc được nói tới trong văn bản	
B. Là các phần trong văn bản
C. Là vấn đề chủ yếu được thể hiện trong văn bản 
D. Là bố cục của văn bản
Câu 11: Trong một văn bản, phần mở bài có vai trò:
A. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật	
B. Giới thiệu các nội dung của văn bản
C. Nêu diễn biến của sự việc	
D. Nêu kết quả của sự việc
Câu 12: Từ ghép Hán Việt là từ:
 	A. Núi sông	B. Ông cha	
	C. Hồi hương	D. Nước nhà
"...............................................................
PHẦN II: TỰ LUẬN (7đ) 
Câu 1: (2 điểm) Chép lại phiên âm bài thơ Sông núi nước Nam của Nguyễn trãi. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 2 : (5 điểm) Bằng những hiểu biết của em về bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, phát biểu cảm nghĩ về tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm thanh tĩnh.
 Hết 
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
*) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3đ; 12 câu, mỗi câu đúng đượ 0,25đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
A
B
D
B
A
C
D
C
C
A
C
*) PHẦN II: TỰ LUẬN (7đ) 
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
*) Chép đúng bài thơ (phiên âm)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẵng hành khan thủ bại hư.
1 điểm
*) Nêu đúng nội dung, nghệ thuật của bài thơ:
- Nội dung: Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
0,5 điểm
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.
+ Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, đanh thép.
0,5 điểm
Câu 2 
Bài làm cần đảm bảo những yêu cầu sau:
*) Về kĩ năng:
- Viết đúng thể loại văn biểu cảm.
- Có kiến thức cơ bản về văn biểu cảm.
- Biết sử dụng các phương pháp biểu cảm phù hợp khi làm bài.
- Diễn đạt mạch lạc, ít sai lỗi chính tả.
0,5 điểm
 *) Về nội dung : 
 Mở bài 
- Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ
0,5 điểm
 Thân bài 
- Những cảm xúc và suy nghĩ mà em thấy được trong tác phẩm.
+ Chủ đề chính là trông trăng nhớ về quê.
+ Yêu thích thiên nhiên.
+ Cảnh đêm trăng được diễn tả sinh động qua bút pháp lãng mạn, thấy được tâm hồn tính cách của tác giả: (ánh trăng tìm vào rọi đầu giường như đi tìm người tri kỉ. Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa nhìn ngắm thưởng thức, vừa tâm tình. 
+ Yêu quý quê hương, hiểu được tấm lòng của người xa nhà thắm đượm tình quê hương của nhà thơ qua biện pháp đối lập. (Vầng trăng tượng trưng cho sự đoàn tụ. Tâm trạng nặng trĩu nỗi sầu khi nhìn trăng nhớ về quê hương.
1 điểm
- Niềm xúc động chân thành và tình yêu tha thiết của một người con khi xa quê hương. (đặt mình trong hoàn cảnh khi xa quê để cảm nhận về điều đó)
1 điểm
- Liên hệ thực tế lấy ví dụ về một số câu thơ về tình yêu quê hương thắm thiết, yêu thích ánh trăng. (chú ý nêu được cảm xúc nổi bật của chính bản thân mình)
1 điểm
*) Kết bài: 
- Cảm xúc của bản thân trước bài thơ, và người sống xa nhà trong đêm trăng.
* Lưu ý: Tuỳ theo mức độ hoàn thành bài viết của học sinh mà GV linh hoạt cho điểm. 
1 điểm
Ba Cụm Bắc, ngày tháng năm 2014
DUYỆT CỦA BGH	 	 	 GIÁO VIÊN RA ĐỀ
 Phan Thị Nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_HKI_Ngu_van_7.doc