TRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC TỔ XÃ HỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MỤC TIÊU KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức là trắc nghiệm và tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Giáo viên phát đề và học sinh làm bài. III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kĩ năng của nội dung phần Văn, tiếng Việt, tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 15. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra - Xác định khung ma trận KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề TN TL TN TL Thấp Cao TN TL T N TL PHẦN VĂN Số câu: Số điểm - Nhận ra thể loại và ý nghĩa thể loại truyện - Nhận biết được kiểu nhân vật, nghĩa của từ - Nhớ sự kiện lịch sử, khái niệm Số câu: 7 Số điểm: 1,75 - Hiểu ý nghĩa truyền thuyết - Hiểu nội dung văn bản Số câu: 2 Số điểm:0,5 Rút ra được bài học sau khi học truyện cười “Treo biển” Số câu: 1 Số điểm:1 Số câu: 10 Số điểm:3,25 TIẾNG VIỆT Số câu: Số điểm: - Hiểu nghĩa của từ, cụm động từ Số câu: 3 Số điểm:0,75 - Hiểu động từ, biết chọn động từ để đặt câu Số câu: 1 Số điểm:1 Số câu: 4 Số điểm: 1,75 TẬP LÀM VĂN Số câu: Số điểm -Viết bài văn tự sự theo yêu cầu cụ thể Số câu: 1 Số điểm: 5 Số câu: 1 Số điểm:5 Tổng số câu: Tổng số điểm: Số câu: 7 Số điểm: 1,75 Số câu: 5 Số điểm:1,25 Số câu: 2 Số điểm: 2 Số câu: 1 Số điểm: 5 Số câu: 15 Số điểm: 10 IV. NỘI DUNG ĐỀ Trường THCS Ba Cụm Bắc KIỂM TRA HỌC KÌ I Điểm Họ và tên : Thời gian làm bài: 90 phút Lớp : 6 . (Không kể thời gian giao đề ) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3đ) Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. (mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ ) Câu 1 : Trong văn học dân gian, truyện “Em bé thông minh” thuộc thể loại: A. Truyền thuyết B. Truyện cổ tích C. Truyện cười D. Truyện ngụ ngôn Câu 2 : Nhân vật “Thạch Sanh” trong truyện cổ tích Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật: A. Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ C. Nhân vật bất hạnh B. Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch D. Nhân vật là động vật Câu 3: Cụm từ “Đòi cướp Mỵ Nương” là loại cụm từ: A. Cụm danh từ B. Cụm động từ. C. Cụm tính từ D. Tất cả đều sai Câu 4 : Thể loại của Văn học dân gian gồm: A. Hai loại C. Bốn loại B. Ba loại D. Năm loại Câu 5: Văn bản “Sự tích Hồ Gươm” liên quan đến sự kiện lịch sử : A. Phong tục làm bánh chưng bánh giầy. B. Vua Hùng dựng nước. C. Cuộc kháng chiến chống giặc Ân. D.Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 6: Ý nghĩa truyền thuyết “Bánh Chưng, Bánh Giầy”: A. Ca ngợi hai loại bánh thơm ngon. B. Tài năng của Lang Liêu C. Ca ngợi người nông dân thông minh, sáng tạo D. Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy, tục thờ cúng tổ tiên Câu 7: Từ mượn là từ: A. Hươu B. Nai C. Mã D. Khỉ Câu 8: Bài học đúng với truyện “Treo biển” là: A. Nên nghe nhiều người góp ý B. Chỉ làm theo lời khuyên đầu tiên C. Phải tự chủ trong cuộc sống D. Không nên nghe ai Câu 9: Số cụm động từ trong câu: “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi” là: A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10 : Tính từ là : A. Là những từ chỉ trạng thái, hành động của sự vật B. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm C. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái D. Là những từ đi kèm với danh từ để chỉ về số lượng Câu 11: Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là: A. Bóng gió khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống B. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí C. Thể hiện mơ ước về một lẽ công bằng D. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán Câu 12: Nghĩa đúng nhất của từ “lủi thủi” là: A. Cô đơn, buồn tủi, vất vả, đáng thương B. Chỉ có một mình C. Đói nghèo, khổ sở, đáng thương D. Vất vả, lam lũ, cực nhọc. "............................................................... PHẦN II: TỰ LUẬN (7đ) Câu 1: (1 điểm) Em rút ra được bài học gì sau khi đọc truyện cười “Treo biển”? Câu 2: (1 điểm) Đặt một câu có sử dụng động từ (gạch chân động từ). Câu 3: (5 điểm) Kể về một người bạn mà em quý mến. Hết V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM *) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3đ; 12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B A B C D D C C C C A A *) PHẦN II: TỰ LUẬN (7đ) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 - Phải có chủ kiến của bản thân khi làm việc. - Phải suy xét kĩ và tiếp thu có chọn lọc khi nghe ý kiến góp ý của mọi người 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2 - Đặt được câu hoàn chỉnh có sử dụng động từ - Gạch chân động từ trong câu 0,75 điểm 0,25 điểm Câu 3 - Trình bày bài văn theo 3 phần. - Viết đúng phần mở bài, giới thiệu được người bạn mà em yêu mến. Phần thân bài: - Kể được đặc điểm (vóc dáng) riêng về người bạn + Tính tình của người bạn + Sở thích, sở trường của người bạn. + Tình cảm của người bạn đối với mọi người - Phần kết bài: Nêu được cảm tưởng hoăc suy nghĩ về người bạn * Lưu ý: Tuỳ theo mức độ hoàn thành bài viết của học sinh mà giáo viên linh hoạt cho điểm. 1 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm 1 điểm Ba Cụm Bắc, ngày tháng năm 2014 DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN RA ĐỀ Nguyễn Thị Mai Hoa
Tài liệu đính kèm: