Đề kiểm tra 15 phút môn: Ngữ văn - Khối 6 - Trường THCS Phước Mỹ Trung

doc 15 trang Người đăng haibmt Lượt xem 23411Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn: Ngữ văn - Khối 6 - Trường THCS Phước Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 15 phút môn: Ngữ văn - Khối 6 - Trường THCS Phước Mỹ Trung
Trường THCS Phước Mỹ Trung ĐỀ KIỂM TRA 15’
Lớp 6/ Môn: Ngữ Văn - K6
 ( Phân môn: Tiếng Việt)
Tên:
 Điểm
 Lời phê
 ĐỀ 1:
Câu hỏi: Hãy nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc. Cho ví dụ cụ thể.
Đáp án:
 - Có 2 quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc sau đây:
 + Theo giới tính ( nam trước, nữ sau)
 Ví dụ: Ba má, cha mẹ, anh chị
 + Theo thứ bậc (trên trước, dưới sau)
 Ví dụ: Con cháu, cha anh, ông cha, cháu chắt
Trường THCS Phước Mỹ Trung ĐỀ KIỂM TRA 15’
Lớp 6/ Môn: Ngữ Văn - K6
Tên: ( Phân môn: Văn học)
 Điểm
 Lời phê
 Câu hỏi: Trình bày những chi tiết kỳ ảo trong truyện “Con rồng cháu tiên” và nêu ý nghĩa của nó.
Đáp án:
 - Các chi tiết kỳ ảo.
 + Lạc Long Quân nòi Rồng, có phép lạ, diệt được yêu quái.
 + Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khỏe mạnh.
 - Ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo.
 + Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật và sự kiện.
 + Thiêng liêng quá nguồn gốc giống nòi, gợi niềm tự hào dân tộc.
 + Làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn vì sự bay bổng của các sự việc giàu trí tưởng tượng.
Trường THCS Phước Mỹ Trung ĐỀ KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Lớp 6/ Môn: Ngữ Văn - K6
 Thời gian: 90 phút
 ĐỀ: 
 Em hãy kể về một người bạn mới quen.
Đáp án:
A. Mở bài: (1,5 điểm)
 Giới thiệu chung về người bạn mới quen (gặp dịp nào? ở đâu? tên tuổi)
B. Thân bài: (7 điểm)
 - Kể lại lần đầu tiên gặp bạn em có ấn tượng gì? (dáng người, khuôn mặt, nước da)
 - Thái độ của bạn ấy khi tiếp xúc với mọi người xung quanh ( đối với thầy cô, bạn bè).
 - Việc học tập của bạn ấy.
 - Kể về việc làm, thái độ của bạn đối với em có ý nghĩa nhất.
C. Kết bài: (1,5 điểm)
 Kết luận chung về bạn, tình cảm dành cho bạn.
* Lưu ý:
 - Bài viết rõ ràng, bố cục 3 phần, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
 - Không sai ngữ pháp, chính tả.
 - Chữ viết dễ đọc, trình bày sạch sẽ.
 - Sai 5 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm, dùng từ, đặt câu sai trừ 0,5 điểm.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 TIẾNG VIỆT- K6
TÊN CHỦ ĐỀ
 CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
 TỔNG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
 thấp 
Vận dụng cao
 TL
 TL
 TL
 TL
Chủ đề 2: Từ và cấu tạo từ
Nhận biết được từ và các loại từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ 10 %
Chủ đề 2: Từ mượn
Hiểu và xác định được từ mượn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5 %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5 %
Chủ đề 3: Nghĩa của từ
Nhận biết được nghĩa của từ
Hiểu và giải nghĩa các từ tập quán, nao núng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Chủ đề 6: Danh từ
Hiểu và xác định được danh từ trong câu
Hiểu và đặt được câu có danh từ riêng, cách viết danh từ riêng trong câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 2
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25 %
Chủ đề 7: Cụm danh từ
Hiểu và điền được cụm danh từ vào mô hình
Viết đoạn văn ngắn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
TSố câu
TSố điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 3
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Trường THCS Phước Mỹ Trung ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT
Lớp 6/ Môn: Ngữ Văn - K6
Tên:
 Điểm
 Lời phê
 ĐỀ:
Câu 1: Từ là gì? Có mấy loại từ? Kể ra (1điểm)
Câu 2: Các từ dưới đây từ nào là từ mượn? (0,5điểm)
 Mênh mông, trẻ em, giang sơn, xinh đẹp.
Câu 3: Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Kể ra.(1điểm)
Câu 4: Xác định danh từ trong câu văn sau: (1,5điểm)
 Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực.
Câu 5: Đặt một câu trong đó có danh từ riêng và cho biết danh từ riêng phải viết như thế nào?(1điểm)
Câu 6: Giải nghĩa các từ sau và cho biết cách giải thích.(2điểm)
 - Tập quán:
 - Nao núng:
Câu 7: Hãy điền cụm danh từ sau: Tất cả những em học sinh chăm ngoan ấy vào mô hình cụm danh từ. (1điểm)
Câu 8: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng cụm danh từ. (2điểm)
 ĐÁP ÁN- TIẾNG VIỆT- K6
Câu 1: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Có hai loại từ, từ đơn và từ phức. (1đ)
Câu 2: Từ mượn giang sơn.(0,5đ)
Câu 3: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan động) mà từ biểu thị. Có hai cách giải thích nghĩa của từ. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. (1đ)
Câu 4: Xác định danh từ trong câu văn sau:
 Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực. (1,5đ)
Câu 5: HS suy nghĩ và đặt câu có danh từ riêng.
 Danh từ riêng viết hoa (1đ)
Câu 6: Giải nghĩa các từ (2đ)
 - Tập quán: Thói quen của một cộng đồng (địa phương dân tộc, vv) được hình thành từ lâu trong đời sống 
 → Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
 - Nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
 → Đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 7: Hãy điền cụm danh từ sau: Tất cả những em học sinh chăm ngoan ấy vào mô hình cụm danh từ. (1đ)
 Phần trước
 Phần trung tâm
 Phần sau
 t2
 t1
 T1
 T2
 s1
 s2
 Tất cả
 những
 em
 học sinh
chăm ngoan
 ấy 
Câu 8: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng cụm danh từ ( có ít nhất từ 2 câu trở lên, nội dung tự chọn nhưng phải có ý nghĩa giáo dục tốt). (2đ)
ĐỀ KIỂM TRA VĂN LỚP 6 (Học kì II)
THỜI GIAN : 15 Phút.
Phân môn: Tiếng Việt
ĐỀ:
Câu 1: (3đ) So sánh là gì? Có mấy hình thức so sánh?
Câu 2:(7đ) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các ví dụ sau:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 
 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
b "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ".
 Đáp án
Câu 1: (3đ) So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật , sự việc kia khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 
 Có hai hình thức so sánh: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng 
Câu 2 (7 đ) 
 a.Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật bước tranh non nước xứ Nghệ tươi đẹp, nên thơ, quyến rũ. Từ đó thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. 
 b. Gợi lên vẻ đẹp thể chất và sự dũng mãnh của nhân vật dượng Hương Thư. 
 Dùng so sánh để kì vĩ hóa nhân vật " Giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ" 
 ->Ca ngợi vẻ đẹp thể chất và tinh thần của con người
ĐỀ KIỂM TRA VĂN LỚP 6 (Học kì II)
THỜI GIAN : 15 Phút.
Phân môn: Văn học
* ĐỀ
Câu 1: Hãy chép lại đoạn đầu bài thơ Lượm của Tố Hữu từ “ Chú bé loắt choắt” đến “ Nhảy trên đường vàng” (2đ)
Câu 2:Nêu nội dung ý nghĩa bài thơ trên.
* Đáp án:
 Câu 1 :Hai khổ thơ đầu của bài thơ Lượm :
	 	Chú bé loắt choắt 
	Cái xắc xinh xinh
	Cái chân thoăn thoắt
	Cái đầu nghênh nghênh
	Ca lô đội lệch
	Mồm huýt sáo vang
	Như con chim chích
	Nhảy trên đường vàng.
	( Mỗi câu 0,25 đ , sai một từ xem như sai cả câu, 4 lỗi trừ 0,25 đ )
 Câu 2: Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hy sinh vì nhiệm vụ kháng chiến.Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu.Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.
 KIỂM TRA VĂN LỚP 6 (Học kì II)
THỜI GIAN : 45 Phút.
Phân môn: Văn học
MA TRẬN ĐỀ 
 TÊN 
 CHỦ ĐỀ 
 CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY 
TỔNG
Nhận biết
Thông hiểu
V/ dụng thấp
V/ d cao
TL
TL
TL
TL
Chủ đề1: Baøi hoïc ñöôøng ñôøi ñaàu 
Nhận biết tác giả,tác phẩm và ghi lại được các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
Số câu:1
Sốđiểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu 1
Số điểm 1,5đ
Tỉ lệ:
15%
Chủ đề 2. Bức tranh của em gái tôi 
Hieåu vaø toùm taét ñöôïc truyeän.Ruùt ra baøi hoïc cho baûn thaân
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
Số câu:1
Số điểm:3,5đ
Tỉ lệ:35%
Số câu 1
Số điểm 3,5đ
Tỉ lệ:3,5%
Chủ đề 3Vượt thác
Hiểu và nêu cảm nhận của em về dượng Hương Thư 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
Số câu:1
Số điểm:1,5đ
Tỉ lệ 15 %
Số câu 1
Số điểm 1,5
Tỉ lệ: 15%
Chủ đề 4:Đêm nay Bác không ngủ 
Hieåu vaø neâu caûm nhaän cuûa em veà baøi thô “Ñeâm nay Baùc khoâng nguû”
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
Số câu:1
Số điểm:1,5đ
Tỉ lệ: 15 %
Số câu 1
số điểm 1,5đ
Tỉ lệ:15
%
Chủ đề 5: Sông nước Cà Mau
Vieát ñoaïn vaên ngaén neâu caûm nghó cuûa em
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 2
Tỉ lệ: 20% 
Số câu 1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Tổng số câu
1
1
2
1
5
 Tổng số điểm
 Tỉ lệ %
1,5 
15%
3,5 
35%
3 
30%
2
20%
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA VĂN LỚP 6 (Học kì II)
THỜI GIAN : 45 Phút.
Phân môn: Văn học
Câu 1:Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” được trích trong tác phẩm nào?Tác giả là ai? (0,5đ).Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn trong đoạn trích “ Bài học đường đời đầu tiên”. (1đ)
Câu 2: Kể tóm tắt đoạn trích “ Bức tranh của em gái tôi” (khoảng 5->7 dòng).Từ văn bản trên em rút ra được bài học gì cho bản thân (3,5đ)
øCâu 3:.Từ bức tranh miêu tả con người trên nền cảnh thiên nhiên em cảm nhận như thế nào về nhân vật dượng Hương Thư(1,5đ)
Câư 4: Em hiểu như thế nào về bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ(1,5đ) 
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc? . ( 2đ )
 KIỂM TRA VĂN LỚP 6 (Học kì II)
THỜI GIAN : 45 Phút.
Phân môn: Văn học
 ĐÁP ÁN: 
	Câu 1 :Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” được trích trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” Tác giả là Tô Hoài .Các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn trong đoạn trích “ Bài học đường đời đầu tiên”(1,5đ)
 +Đôi càng: Mẫm bóng
 +Vuốt cứng và nhọn hoắt
 +Đầu:to nổi từng tảng 
 +Răng:đen nhánh
 +Râu:dài uốn cong
 +Cánh:dài chấm đuôi 
Câu 2: Kể tóm tắt đoạn trích “ Bức tranh của em gái tôi” (2,5đ)
 -Người anh trai luôn chế nhạo em gái mình là Mèo và bí mật theo dõi em gái.
 -Chú Tiến Lê đến nhà chơi và phát hiện Kiều Phương có năng khiếu hội họa
 -Từ đó, người anh trai luôn gắt gỏng và ganh tị với em gái mình vì mình không có năng khiếu như em. 
 -Kiều Phương được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế và đạt được giải nhất trong cuộc thi.
 -Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình tâm trạng của người anh trai luôn thay đổi và nhận ra tấm lòng nhân hậu của cô em gái Kiều Phương . 	 
 *Rút ra bài học “Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu sẽ giúp được mọi người vượt qua hạn chế của mình” (1,0đ)
 Câu 3: Cảm nhận của em về dượng Hương Thư người lao động dạn dầy kinh nghiệm đã đưa đoàn thuyền vượt thác an toàn.(1,5đ)
Câu 4: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác Hồ đối với đội viên và dân công. Đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính và cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.(1,5đ) 
Câu 5 : ( 2đ) Cảm nhận được vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã, chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo. 
ĐỀ TLV HKII K6
Đề : Hãy miêu tả người mẹ ( bố ) kính yêu của em.
 DÀN Ý
	I – Mở bài : ( 1,5 đ )
	 - Niềm hạnh phúc khi được sống bên mẹ
	 	- Mẹ là người gần gũi yêu thương nhất
	II – Thân bài : ( 7 đ )
- Tả khái quát :
	+ Dáng người
	+ Màu da, nụ cười, ánh mắt, (đôi mắt không đẹp nhưng ánh mắt sáng, hiền từ )
	+ Tính tình cởi mở, chan hòa, dễ gần ai cũng yêu mến
	- Tả cụ thể :
	+ Trong gia đình:
	. Nhanh nhẹn, đảm đang, gánh vác, thu vén công việc
	. Tận tụy hy sinh cho chúng con
	+ Trong công tác :
	. Nghiêm túc, cần cù, có năng lực
	. Hết lòng vì tập thể, được tín nhiệm, tin yêu
III – Kết bài : ( 1,5 đ )
	Cảm nghĩ của em khi có mẹ( sung sướng, hạnh phúc. yêu quí, biết ơn, muốn chia sẽ với mẹ những lo toan trong gia đình. Cố gắng làm vui lòng mẹ

Tài liệu đính kèm:

  • docBO DE NGU VAN 6.doc