Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2014 – 2015 môn: Ngữ văn 6 trường THCS Khánh Thạnh Tân

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1256Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2014 – 2015 môn: Ngữ văn 6 trường THCS Khánh Thạnh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2014 – 2015 môn: Ngữ văn 6 trường THCS Khánh Thạnh Tân
ĐỀ I
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC 
TRƯỜNG THCS KHÁNH THẠNH TÂN 
ĐỀ KIỂM TRA HKI. Năm học 2014 – 2015
 MÔN: NGỮ VĂN 6
 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Hãy định nghĩa về truyền thuyết ? Nêu ý nghĩa về hình tượng thánh Gióng ? (2 đ)
Câu 2: Thế nào là số từ? Hãy tìm số từ trong bài thơ sau và xác định ý nghĩa các số từ ấy: 
KHÔNG NGỦ ĐƯỢC
Một canhhai canhlại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sau vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Hồ Chí Minh)
Câu 3: làm văn (6 đ)
Hãy kể về người mẹ hiền yêu thương, gần gũi và luôn quan tâm chăm sóc cho em trong những tháng ngày qua.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Nêu được định nghĩa về truyền thuyết 1đ
- Là truyện dân gian kể về nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo 0,5 đ
- Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể 0,5đ
Nêu hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức, sức mạnh bảo vệ đất nước, thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng chống giặc ở buổi đầu lịch sử 1 đ
Câu 2: Nêu được
- Số từ là từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật 0,5 đ
- Khi biểu thị số lượng đứng trước danh từ, biểu thị thứ tự đứng sau danh từ 0,5 đ
- Chỉ số lượng: Một canh, hai canh, ba canh, năm cánh. 0,5 đ
 	- Chỉ thứ tự: Canh bốn, canh năm. 0,5 đ
Câu 3: làm văn
Mở bài 0,5 đ
Giới thiệu chung về người mẹ
Thân bài 4 đ
 - Hình dáng tuổi tác 1đ
 - Tính tình, phẩm chất 1đ
 - Sở thích, việc làm, nguyện vọng 1đ
 - Quan hệ với những người xung quanh và đối với em 1đ
Kết bài 0,5 đ
Cảm nghĩ của em đối với mẹ 
Hình thức 1đ
 - Bố cục 3 phần 0,25 đ
 - Dùng từ đặt câu 0,25 đ
 - Trình bày sạch, chữ viết dễ đọc 0,25 đ
 - Mắc quá 5 lỗi chính tả - 0,25 đ
Lưu ý: ở mục thân bài diễn đạt phải có liên tưởng so sánh, sáng tạo và có cốt truyện. Nếu diễn đạt thiếu ý, khô khan, thứ tự lộn xộn sẽ không đạt được 1 đ trong một yêu cầu.
Ma trận đề 1
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Văn bản 
Câu 1: a.định nghĩa được truyền thuyết. 
b.nêu được ý nghĩa về hình tượng Thánh Gióng.
Tiếng việt
Câu 2: a. Nêu được số từ. Phân biệt được hai loại số từ.
b. xác định số từ chỉ thứ tự và số từ chỉ số lượng.
Bài văn tự sự
Viết được bài văn kể lại được hình ảnh người mẹ gần gũi thân thương tạo cốt truyện ấn tượng từ đó nêu được cảm nghĩ của mình
Tổng số câu hỏi
1
1
1
Tổng số điểm
2
2
6
Tỉ lệ %
20 %
20 %
60 %
ĐỀ II:
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS KHÁNH THẠNH TÂN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015
 MÔN: Ngữ văn 6
 THỜI GIAN: 90 phút không kể phát đề
Câu 1: Hãy định nghĩa về truyện cổ tích ? Qua câu chuyện Thạch Sanh em hiểu được nội dung và ý nghĩa gì? (2đ)
Câu 2: Nêu đặc điểm của động từ ? Từ những đặc điểm của động từ em hãy xác định cụm động từ và cụm danh từ ở các câu dưới đây: (2đ)
a.Tôi đã suy nghĩ được lời giải.
b. Nó rất trân trọng những suy nghĩ của tôi.
c. Bà đang nắm chặt ba nắm cơm.
d. Nó đang bước vào những bước chắc chắn.
Câu 3: Làm văn (6đ)
 Kể lại mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Hết
ĐÁP ÁN
Câu 1: 
Truyện cổ tích là truyện dân gian kể về cuộc đời và số phận của các kiểu nhân vật quen thuộc: mồ côi, nghèo khổ, bất hạnh thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. 0,5 đ
Thể hiện niềm tin vào công lý xã hội thiện thắng ác. 0,5 đ
- Truyện Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh đại bàng vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin công lý xã hội, lý tưởng nhân đạo yêu hòa bình của nhân dân ta. 1đ
Câu 2:
Động từ là từ chỉ hành động trạng thái. 0,5 đ
Động từ kết hợp với từ đã, sẽ, đang , cũng, vẫn thành cụm động từ. 0,25 đ
Chức vụ điển hình là vị ngữ. 0,25 đ
Cụm động từ: 0,5 đ
 a. Đã suy nghĩ được lời giải. 
 c. Đang nắm chặt ba nắm cơm.
 d. Đang bước vào những bước chắc chắn.
Cụm danh từ: 0,5 đ
 b. Những suy nghĩ của tôi.
 c. Ba nắm cơm.
 d. Những bước chắc chắn.
Câu 3: Làm văn
 Mở bài: 0,5 đ
Hoàn cảnh, lý do về thăm lại trường sau mười năm.
Thân bài: 4 đ
 - Sự thay đổi của trường, lớp. 1đ
 - Sự đổi thay của thầy cô. 1đ
 - Lời hỏi thăm trao đổi, kỷ niệm xưa khơi dậy. 1đ
 - gặp gỡ bạn cũ. 1đ
Kết bài: 0,5 đ
Cảm động, yêu thương tự hào, chia tay lưu luyến.
Hình thức: 1đ
 - Bố cục 3 phần. 0,25 đ
 - Dùng từ đặt câu. 0,25 đ
 - Trình bày sạch, chữ viết dễ đọc. 0,25 đ
 - Không mắc quá 5 lỗi chính tả. 0,25 đ
Lưu ý: ở mục thân bài diễn đạt phải có liên tưởng so sánh, sáng tạo và có cốt truyện. Nếu diễn đạt thiếu ý, khô khan, thứ tự lộn xộn sẽ không đạt được 1 đ trong một yêu cầu.
Ma trận đề 2
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Văn bản 
Câu 1: a. định nghĩa được cổ tích 
b. trình bày được nội dung và ý nghĩa truyện Thạch Sanh
Tiếng việt
Câu 2: a. Nêu được đặc điểm động từ 
b. xác định được cụm động từ và cụm danh từ dựa vào đặc điểm của mõi loại 
Bài văn tự sự ( Kể chuyện tưởng tượng)
Viết được bài văn kể lại được hình ảnh mái trường xưa, khơi dậy những tình cảm thân thương trìu mến về tình thầy trò, cần tạo cốt truyện ấn tượng từ đó nêu được cảm nghĩ của mình
Tổng số câu hỏi
1
1
1
Tổng số điểm
2
2
6
Tỉ lệ %
20 %
20 %
60 %

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU_VAN_6.doc