Đề kiểm tra học kì i môn: Ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút) năm học: 2014 - 2015

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2039Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì i môn: Ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút) năm học: 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì i môn: Ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút) năm học: 2014 - 2015
PHÒNG GD-ĐT HOÀI NHƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: NGỮ VĂN 9 (thời gian: 90 phút)
Năm học: 2014-2015
Trường THCS. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp:. . . . . . . . . . . SBD: . . . . . . . . . . . . .
Giám thị 1
Giám thị 2
Mã phách
"- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Đường cắt phách- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Mã phách
I/ TRẮC NGHIỆM: (3.0 diểm)
Câu 1: Những từ ngữ sau : “khuôn trăng; hoa cười; ngọc thốt ” được Nguyễn Du sử dụng miêu tả nhân vật nào trong truyện Kiều?
 	A. Đạm Tiên 	B. Thúy Vân 	C. Thúy Kiều 	 	D. Hoạn Thư
Câu 2: Nhận xét :“Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút ” nói về tác giả nào ? 
A. Nguyễn Dữ B. Nguyễn Du. C. Nguyễn Đình Chiểu. D. Phạm Đình Hổ
Câu 3: Câu thơ “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”ở bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có ý nghĩa gì ?
Cuộc đánh cá là một cuộc du thuyền mạo hiểm
Cuộc đánh cá bắt đầu diễn ra sôi nổi, hào hứng và hoành tráng.
Cuộc đánh cá diễn ra như một trận đánh; lao động thực sự là chiến đấu.
Kết hợp đánh cá với tập trận.
Câu 4: Nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, của Phạm Tiến Duật có gì đặc biệt ?
Rất dài.	B. Đậm chất văn xuôi.
Có từ “Bài thơ”	D. Có hình ảnh lạ.
Câu 5: Từ “nhược điểm” đồng nghĩa với “yếu điểm” đúng hay sai?
A. Đúng	B. Sai	
Câu 6: Trong văn bản tự sự có ba hình thức kể chuyện theo ngôi, đó là: kể theo ngôi thứ nhất, kể theo ngôi thứ hai, kể theo ngôi thứ ba. Kết luận này đúng hay sai ?	 
A. Đúng	B. Sai	
Câu 7: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh một đặc điểm của thuật ngữ:
	Thuật ngữ không có tính .........................
Câu 8: Dùng một câu tục ngữ phù hợp để điền vào nhận định:
	Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống ..................................................... , ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Câu 9: Nối các thành ngữ ở cột A ứng với các phương châm hội thoại ở cột B sao cho phù hợp:
A. Thành ngữ
B. Phương châm hội thoại
Nối
1. Ra ngô ra khoai
a, Phương châm về lượng
1. à
2.Lời chào cao hơn mâm cổ
b, Phương châm về chất
2. à
3.Nói ra đầu ra đũa
c, Phương châm lịch sự
3. à
4. Nói có sách, mách có chứng
d, Phương châm cách thức
4. à
II/ TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm )
 	Có bạn chép hai câu thơ trong văn bản “Chị em Thúy Kiều” như sau :
"Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh."
	Bạn đã chép sai từ nào? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của câu thơ, em hãy giải thích điều đó?
Câu 2: (5 điểm)
	Trong mơ, em đã lạc vào chốn du xuân của ngày hội Đạp thanh và gặp gỡ chị em Thúy Kiều trong tiết thanh minh. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.
Bài làm:
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 HK1- 2014- 2015
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: (0,25 điểm) 
- Mức đầy đủ: Đáp án B (0,25 điểm) 
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 2: (0,25 điểm) 
- Mức đầy đủ: Đáp án C (0,25 điểm) 
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 3: (0,25 điểm) 
- Mức đầy đủ: Đáp án C (0,25 điểm) 
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 4: (0,25 điểm) 
- Mức đầy đủ: Đáp án C (0,25 điểm) 
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 5: (0,25 điểm) 
- Mức đầy đủ: Đáp án B (0,25 điểm) 
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 6: (0,25 điểm) 
- Mức đầy đủ: Đáp án B (0,25 điểm) 
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 7: (0,25 điểm) 
- Mức đầy đủ: Đáp án: biểu cảm (0,25 điểm) 
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 8: (0,25 điểm) 
- Mức đầy đủ: Đáp án: “Uống nước nhớ nguồn” (0,25 điểm) 
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 9: (1 điểm) 
- Mức đầy đủ: Đáp án: 1 à d (0,25 điểm); 2 à c (0,25 điểm); 3 à d (0,25 điểm); 4 à b (0,25 điểm) 
- Mức chưa đầy đủ: Nối đúng 1 nội dung (0,25 điểm) – (đúng nội dung nào tính điểm nội dung đó). 
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) 
- Mức đầy đủ:
 	+ Chép sai: từ "buồn (0,25 điểm) - đúng là: từ "hờn" (0,25 điểm).
 	+ Chép sai làm ảnh hưởng nghĩa của câu thơ. Vì: "buồn" là sự chấp nhận (0,25 điểm), còn "hờn" thể hiện sự tức giận có ý thức (0,25 điểm), tiềm tàng sự phản kháng (0,25 điểm). Dùng "hờn" mới đúng dụng ý của Nguyễn Du trong việc dự báo tương lai nhân vật (0,25 điểm) và thể hiện sự thống nhất trong quan niệm hồng nhan bạc phận (0,25 điểm). Kiều đẹp khiến thiên nhiên hờn ghen để rồi sau này Kiều chịu số phận lênh đênh chìm nổi với 15 năm lưu lạc (0,25 điểm).
- Mức chưa đầy đủ: Đúng một nội dung (0,25 điểm) – (đúng nội dung nào tính điểm nội dung đó). 
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 2: (5 điểm) 
	* Tiêu chí về nội dung các phần bài viết: (3,5 điểm)
1. Mở bài: (0,5 điểm)
	- Mức tối đa: HS biết tạo tình huống để giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện một cách tự nhiên, tạo được ấn tượng. 
	- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Giới thiệu được hoàn cảnh gặp gỡ. Có thể mắc vài lỗi về diễn đạt, dùng từ 
	- Không đạt: Lạc đề hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (2,5 điểm)
	- Miêu tả cảnh mùa xuân (bầu trời, chim én, cỏ non, cành lê cảnh mùa xuân tinh khôi, nõn nà, tràn sức sống  phơi phới lòng người)
	- Mải mê ngắm cảnh và lạc vào lễ hội. Miêu tả cảnh lễ hội: nhộn nhịp, nô nức  (tưởng như một mùa vui đang bao trùm cả nhân gian, trời đất).
	- Hòa vào dòng người tảo mộ và gặp gỡ chị em Thúy Kiều. Miêu tả và nhận xét về chị em Thúy Kiều. Làm quen và trò chuyện.
	- Lễ hội đã tan, ngày sắp cạn, sự bâng khuâng lưu luyến về một này vui đã tàn, phút giây chia tay đầy bịn rịn
	- Mức tối đa: Đảm bảo các nội dung trên, tả và kể giàu cảm xúc, đối thoại và độc thoại tự nhiên, sát hợp với nội dung văn bản.
	- Mức chưa tối đa: (1,5 điểm): Thể hiện tương đối các nội dung trên, có tả và kể theo nội dung văn bản.
	- Mức chưa tối đa: (0,5 điểm): Còn thiếu một số ý, nội dung còn hời hợt, sơ sài.
	- Không đạt: Lạc đề, thể hiện không đúng nội dung văn bản.
3. Kết bài: (0,5 điểm)
	- Mức tối đa: Nêu được cảm nghĩ, ấn tượng hoặc tình huống trở về thực tại.
	- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Nội dung còn mang tính chung chung. Có thể mắc vài lỗi về diễn đạt, dùng từ 
	- Không đạt: Lạc đề hoặc không có kết bài.
	* Các tiêu chí khác: (1,5 điểm)
1. Hình thức: (0,5 điểm)
	- Mức tối đa: Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần, biết phân đoạn, tách ý và sắp xếp ý một cách hợp lý, các đoạn liên kết chặt chẽ, chữ viết rõ ràng.
	- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Thể hiện được bố cục 3 phần, sắp xếp ý một cách hợp lý, các đoạn có sự liên kết, chữ viết rõ ràng, có mắc một số lỗi.
	- Không đạt: Chưa hoàn thiện bố cục, phân đoạn, tách ý và sắp xếp ý chưa hợp lý, các đoạn thiếu liên kết, chữ viết không rõ ràng, mắc nhiều loại lỗi.
2. Sáng tạo: (1 điểm)
- Mức đầy đủ: Tạo được tình huống tự nhiên, độc đáo; biết kết hợp các yếu tố một cách nhuần nhuyễn; dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mạch kể và cảm xúc, tâm trạng; lời văn có nhạc điệu; từ ngữ chọn lọc; biết sử dụng các biện pháp tu từ.
- Mức chưa đầy đủ: (0,5 điểm) HS đạt ½ các ý trên.
- Mức chưa đầy đủ: (0,25 điểm) HS đạt một trong các ý trên.
- Không đạt: Những yếu tố trên không được thể hiện trong bài viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_HK1_VAN_9_14_15.doc