Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 8 (thời gian: 90 phút) năm học: 2014 - 2015

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1235Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 8 (thời gian: 90 phút) năm học: 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 8 (thời gian: 90 phút) năm học: 2014 - 2015
PHÒNG GD-ĐT HOÀI NHƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: NGỮ VĂN 8 (thời gian: 90 phút)
Năm học: 2014-2015
Trường THCS. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp:. . . . . . . . . . . SBD: . . . . . . . . . . . . .
Giám thị 1
Giám thị 2
Mã phách
"- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Đường cắt phách- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Mã phách
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3.0 điểm)
I. Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
1. Văn bản : “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
	A. Tự sự	B. Miêu tả.
	C. Biểu cảm	D. Nghị luận. 	
2. Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu văn học nào trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
A. Văn học lãng mạn.	B. Văn học hiện thực phê phán.
C. Văn học cách mạng.	D. Văn học trào phúng.
3. Tình thái từ “cơ mà” trong câu "Trưa nay, em được về nhà cơ mà." thuộc loại nào?
	A. Tình thái từ nghi vấn.	B. Tình thái từ cảm thán.
	C. Tình thái từ cầu khiến.	D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.. 
4. Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết cần lưu ý điều gì?
	A. Không nên nắm bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
	B. Trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
	C. Phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
	D. Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức về đối tượng thuyết minh.
5. Vì sao chị Dậu được gọi là điển hình của người phụ nữ nông dân trước cách mạng tháng Tám ?
 	A.Vì chị là người nghèo khổ nhất từ trước đến nay.	
 	B.Vì chị là người nông dân mạnh mẽ nhất.
 	C.Vì chị tuy nghèo khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp.
 	D.Vì chị luôn nhịn nhục trước mọi áp bức.
6.Vì sao tác giả An-đéc-xen lại để em bé mộng tưởng thấy lò sưởi và vịt quay trước khi thấy bà nội ?
 A.Vì em bé đang rất lạnh và đói.	B.Vì em bé không nghĩ đến bà.
 C.Vì em bé quá thương bà.	D.Vì tác giả có dụng ý riêng.
7. Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ gì?
A.Lục bát.	B.Ngũ ngôn.	C.Song thất lục bát.	D.Thất ngôn bát cú.
8. Thế nào là trường từ vựng?
 	A. Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.	
 	B. Là tập hợp của những từ có nhiều nét nghĩa.
 	C Là tập hợp của những từ có cách phát âm giống nhau.	
 	D. Là tập hợp của những từ không có nét chung về nghĩa.
II. Các nhận định về đoạn trích “Trong lòng mẹ”, nếu đúng điền Đ, sai điền S vào ô ¨
¨ 1. Đoạn trích diễn tả nỗi khổ đau của mẹ bé Hồng.
¨ 2. Diễn tả tâm trạng của bé Hồng khi trong lòng mẹ.
¨ 3. Đoạn trích tố cáo các hủ tục phong kiến.
¨ 4. Đoạn trích trình bày sự hờn tủi và hạnh phúc của bé Hồng khi gặp mẹ.
III. Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống cho thích hợp:
1. Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của  được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
2. . được xem là một kiệt tác của cụ Bơ-men.
3. Từ tượng hình trong câu “ Lom khom dưới núi tiều vài chú” là từ...............
4. Sự vùng lên của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã phản ánh quy luật ..............
.............................................................
IV. Nối cột A với cột B cho phù hợp:
Tác phẩm (A)
Thể loại (B)
A+B
1. Tôi đi học- Thanh Tịnh
a. Hồi kí
1+.
2. Trong lòng mẹ ( Những ngày thơ ấu)- Nguyên Hồng
b. Tiểu thuyết
2+.
3. Tức nước vỡ bờ ( Tắt đèn)- Ngô Tất Tố
c. Tùy bút
3+..
d. Truyện ngắn
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
1. Thế nào là nói giảm nói tránh: Cho ví dụ ( 1đ)
2. Viết đoạn văn ( khoảng10 - 15 dòng) trình bày rõ tác dụng và trường hợp nói giảm nói tránh qua ví dụ em đã cho (2đ)
3. Hãy kể một câu chuyện về mình hay người khác không sử dụng cách nói giảm nói tránh gây phiền toái đến ngưới khác ( khoảng 1,5 trang) ( 4đ )
BÀI LÀM
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8
Học kì I- 2014- 2015
A, TRẮC NGHIỆM ( 3.5đ)
I. Lựa chọn ( 2đ) mỗi câu đúng 0.25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A,B,C
B
D
C
C
A
B
A
Câu 1: ( Đây là câu hỏi làm quen với dạng lựa chọn nhiều đáp án đúng)
- Mức đầy đủ: Đáp án A, B, C (0,25 điểm). 
- Mức chưa đầy đủ: đúng 2 nội dung (0,25 điểm). 
- Mức không tính điểm: Chỉ trả lời được 1 trong 3 ý đúng hay trả lời sai, hoặc không có câu trả lời.
Câu 2: 
- Mức đầy đủ: Đáp án B (0,25 điểm).
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 3:
- Mức đầy đủ: Đáp án D (0,25 điểm)
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 4: 
- Mức đầy đủ: Đáp án C (0,25 điểm)
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 5: 
-Mức đầy đủ : Đáp án C (0,25 điểm)
-Mức không tính điểm : Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 6: 
-Mức đầy đủ : Đáp án A (0,25 điểm)
-Mức không tính điểm : Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 7: 
-Mức đầy đủ : Đáp án B (0,25 điểm)
-Mức không tính điểm : Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 8: 
-Mức đầy đủ : Đáp án A (0,25 điểm)
-Mức không tính điểm : Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
II. Đúng- Sai: ( 0,5 đ):
-Mức đầy đủ : Đáp án: 1- S ; 2- Đ ; 3- S ; 4- Đ (0,5 điểm)
-Mức chưa đầy đủ: Điền đầy đủ vào 4 ô, nhưng chỉ đúng theo đáp án từ 2-3 ô , ( 0,25 đ)
-Mức không tính điểm: Không điền đầy đủ 4 ô ( không theo yêu cầu của đề), đúng chỉ 1 ô, điền sai, hoặc điền cả 4 là Đ hoặc cả 4 là S.
III. Điền khuyết: ( 0.5 đ)
-Mức đầy đủ : Đáp án: 1. Sự vật, hiện tượng;	2. Chiếc lá cuối cùng
 3. Lom khom	4. Tức nước vỡ bờ ( hay có áp bức, có đấu tranh) ( 0.5đ)
-Mức chưa đầy đủ : Điền chỉ đúng 1- 3 chỗ theo đáp án ( 0.25 đ),
-Mức không tính điểm: Điền sai so với đáp án, hoặc không có câu trả lời.
IV. Kết nối ( 0.5 đ)
-Mức đầy đủ : Đáp án: 1+d ; 2+a ; 3+b ( 0.5 đ)
-Mức chưa đầy đủ : Nối đúng 2 ( 0.25 đ).
-Mức không tính điểm: Nối đúng 1 hoặc sai hết.
B. TỰ LUẬN : (6,5 điểm)
Câu 1 ( 1 đ)
-Mức đầy đủ : Nêu đúng khái niệm theo SGK trang 108, Ngữ văn 8 ( 0.5 đ) ; Cho VD đúng (0.5 đ).
-Mức chưa đầy đủ : Chỉ đúng khái niệm hoặc ví dụ ( 0.5 đ).
-Mức không tính điểm : Có câu trả lời không chính xác hoặc không có câu trả lời.
Câu 2: ( 1.5 đ)
 -Mức đầy đủ : 
 + Hình thức : Thể hiện đúng hình thức, cách trình bày đoạn văn. ( 0.5 đ)
 + Nội dung : - Nêu được tác dụng ( 0.5 đ)
	 - Nêu lên các trường hợp sử dụng ( 0.5 đ)
-Mức chưa đầy đủ : học sinh biết viết đoạn văn nhưng cả hình thức lẫn nội dung chưa đảm bảo và đầy đủ theo yêu cầu trên, tùy mức độ làm bài của học sinh, GV linh động ghi điểm.
-Mức không tính điểm : lạc đề, sai kiến thức, không viết được bài.
 Câu 3:
-Mức đầy đủ : 
 + Hình thức : Có bố cục 3 phần theo phương thức văn tự sự, lời văn trong sáng, có sự kết hợp với các yếu tố khác như miêu tả, biểu cảm. ( 1 đ).
 + Nội dung : Câu chuyện về việc không sử dụng nói giảm nói tránh gây phiền toái cho người khác.
	( Nói việc gì, với ai trong trường hợp nào? Sử dụng từ ngữ nào? Câu nào? Lí do nói ra? Vì sao nhận ra điều ấy ? Cảm xúc, suy nghĩ) ( 3 điểm).
-Mức chưa đầy đủ : Học sinh biết viết bài văn tự sự nhưng cả hình thức lẫn nội dung chưa đảm bảo và đầy đủ theo yêu cầu trên, tùy mức độ làm bài của học sinh, GV linh động ghi điểm.
-Mức không tính điểm : Lạc đề, sai kiến thức, không viết được bài.
******************

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_HK1_VAN_8_14_15.doc