Trường THTH Sài Gòn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LÝ KHỐI 11 Thời gian 45 phút Câu 1. Điều kiện để có dòng điện? Nêu hai tác dụng của dòng điện? Câu 2. a. Viết biểu thức tính suất điện động của nguồn điện b. Một pin Lơ-clăng-sê sinh ra công 0,27 kJ khi dịch chuyển một lượng điện tích 180C ở bên trong giữa hai cực của pin. Tính suất điện động của pin. Câu 3. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là 0,5 A. Tính số electron chạy qua tiết diện thẳng của dây tóc đèn trong 1 phút. Biết e = - 1,6.10 C. Câu 4. Khi cho một dòng điện không đổi có cường độ I1 = 3A chạy qua một vật dẫn có điện trở R1 thì trong thời gian t nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn là Q1. Nếu cho dòng điệnkhông đổi có cường độ I2 chạy qua một vật dẫn có điện trở R2 = 0,5 R1 cũng trong thời gian t như trên thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn là Q2 = 2 Q1. Tính I2. Câu 5. Viết biểu thức tính công suất tỏa nhiệt ở vật dẫn R khi dòng điện chạy qua vật dẫn có cường độ I ? Nêu đơn vị đo của từng đại lượng trong công thức? Câu 6. Một mạch điện có điện trở R = 30Ω được duy trì dòng điện dưới một hiệu điện thế không đổi U = 60V. Tính lượng điện năng tiêu thụ của mạch điện sau 1 tháng ( 30 ngày), và tính số tiền điện phải trả sau 1 tháng, biết (1kw.h) giá 1.600 đ. Câu 7. Một nguồn điện có suất điện động E = 50 V và điện trở trong r, mạch ngoài là điện trở R = 23 Ω. Biết cường độ dòng điện chạy qua R là 2A. Tính điện trở trong của nguồn điện và hiệu suất của nguồn điện. Câu 8. Nguồn điện có suất điện động E = 24V, điện trở trong r = 6Ω được dùng để thắp sáng các bóng đèn giống nhau loại (6V – 3W). Biết các bóng đèn ở mạch ngoài được mắc thành n hàng song song, mỗi hàng có m bóng đèn nối tiếp. Có những cách mắc cách nào để các đèn sáng bình thường? Câu 9. Hạt tải điện trong chất điện phân là gì? So sánh tính dẫn điện của chất điện phân với tính dẫn điện của kim loại? Câu 10. Một bình điện phân có cực dương bằng Ag, đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 1A. Cho A = 108, n = 1, F = 96500C/mol. Tính khối lượng bạc bám vào Ca tốt của bình điện phân sau 1 giò 40 phút? Hết HƯỚNG DẪN CHẤM LÝ KHỐI 11 Câu Hướng dẫn giải Điểm 1 ( 1 điểm) + ĐK có dòng điện: Có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn + Nêu được 2 trong các tác dụng: Nhiệt, từ, sinh lý 0,25+0,25 0,25+0,25 2 ( 1 điểm) + Biểu Thức: ε = A/q + Đổi đơn vị A = 0,27 kJ = 270 J + Sử dụng công thức trên thay số đúng ε = 1,5 (V) 0,25 0,25 0,25+0,25 3 ( 1 điểm) + Số electron di chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong 1 giây n = I/e = 3,125.1020 + Số electron di chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong 1 phút: N = n.t = 187,5. 1020 0,25+0,25 0,25+0,25 4 ( 1 điểm) Q1 = I12 R1 t; Q2 = I22 R2t Q2 = 2 Q1 suy ra I2 = 2I1 = 6 (A) 0,25+025 0,25+0,25 5 ( 1 điểm) + Công suất tỏa nhiệt ở vật dẫn( viết đúng 1 trong 3 công thức) + Nêu đúng 3 đơn vị 0,25 0,75 6 ( 1 điểm) + Công suất tiêu thụ của mạch: P = UI = 120W = 0,12kW. + Thời gian sử dụng điện năng: t = 30.24 = 720h + Điện năng tiêu thụ: A = Pt = 86,4 kw.h + Tiền điện: T = 86,4. 1600 = 138.240 đ 0,25 0,25 0,25 0,25 7 ( 1 điểm) + Sử dụng : E = I ( R +r) tính được r = 2Ω + Hiệu suất của nguồn điện: H% = R.100%/(R + r ) = 92% 0,25+0,25 0,25+0,25 8 ( 1 điểm) + Điện trở và dòng định mức của đèn: Rđ = 12 Ω, Iđ = 0,5A + Đèn sáng bình thường Dòng mạch chính: I = 0,5n Hiệu điện thế mạch ngoài: UN = 3N (1) Lại có: UN = E – I r = 24 – 3n (2) Suy ra: n = (24 - 6m)/3. ĐK: m;n > 0; m < 4 Lập bảng: m: 1 2 3, vậy C1: 6 hàng, mỗi hang 1 bóng. n : 6 4 2, C2: 4 hàng,mỗi hang 2 bóng nt N: 6 8 6, C3: 2 hàng, mỗi hang 3 bóng nt. 0,25 0,25 0,25 0,25 9. ( 1 điểm) + Hạt tải điện trong chất điện phân: ion dương, ion âm + Mật độ ion trong chất điện phân nhỏ hơn mật độ electron của kim loại, nêm chất điện phân dẫn điện yếu hơn kim loại 0,25+025 0,25+0,25 10 + t = 6000s + Áp dụng công thức: m = 1FAn.It + Thay số đúng 0,25 0,25 0,5 Chú ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. Thiếu đơn vị trừ 0,25 điểm, trừ không quá 0,5 điểm cho mỗi bài.
Tài liệu đính kèm: