Đề kiểm tra học kì I lớp 12 – Chương trình chuẩn trường THPT Quang Trung

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1649Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I lớp 12 – Chương trình chuẩn trường THPT Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I lớp 12 – Chương trình chuẩn trường THPT Quang Trung
Trường THPT Quang Trung :	
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC Kè I 
LỚP 12 – CHƯƠNG TRèNH CHUẨN
THỜI GIAN: 90 PHÚT.
MỤC TIấU ĐỀ KIỂM TRA:
- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trỡnh mụn Ngữ văn lớp 12 sau khi học sinh kết thỳc học kỡ I. Cụ thể:
+ Biết huy động kiến thức văn học và hiểu biết về đời sống XH để làm bài văn NLXH
+ Nhớ được nội dung khỏi quỏt của một văn bản đó học.
+ Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đó học để hoàn thành một văn bản nghị luận văn học.
II. HèNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
	Hỡnh thức tự luận.
	Cỏch tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phỳt.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1.Văn học
Nờu được hoàn cảnh sỏng tỏc của văn bản Tuyờn ngụn Độc lập.
Hiểu được giỏ trị lịch sử,giỏ trị văn học của văn bản Tuyờn ngụn Độc lập.
1
0,5
1
1,5
20% = 2đ
2. NLXH
( cõu núi của Ban Dăc)
Viết bài vận dụng nghị luận xó hội về cõu núi của BD “Khi cụng nhận cỏi yếu của mỡnhhơn”
1
1
3đ
30% = 3đ
3. Làm văn
Tạo lập văn bản
Viết bài văn nghị luận phõn tớch một hỡnh tượng trong tỏc phẩm văn xuụi
1
7
50% = 5đ
1
0,5 = 5,0%
1
1,5 = 15,0%
1
3 = 30%
1
5 = 50,0%
10đ =
100,0%
IV. BIấN SOẠN ĐỀ:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC Kè I
Năm học 2010-2011
MễN : NGỮ VĂN; LỚP 12
Thời gian làm bài: 90 phỳt (khụng kể thời gian phỏt đề)
Câu 1. (2 điểm)
	Nêu tóm tắt giá trị lịch sử, giá trị văn học của bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2. (3 điểm)
	Nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của Ban-dắc: “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ”.
Câu 3. (5 điểm)
	Hình tượng sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
V.Hướng dẫn chấm, biểu điểm
Câu
Nội dung
Điểm
I
Giá trị lịch sử và giá trị văn học của Tuyên ngôn độc lập (2 điểm)
1.Giá trị lịch sử: (1điểm)
- Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng ấy.
- Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở Việt Nam và mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân làm chủ đất nước.
 2. Giá trị văn học: (1điểm)
- Tuyên ngôn độc lập là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập của dân tộc, gắn độc lập dân tộc với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, nhân đạo của người Việt Nam. 
- Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ; chứng cứ cụ thể, xác thực, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc.
0,5
0,5
0,5
0,5
II
Bày tỏ ý kiến về câu nói của Ban dắc (3 điểm)
1. Dẫn dắt, giới thiệu ngắn gọn vấn đề (0,5 điểm)
2.Giải thích ý kiến: “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ” (0,75)
 Vấn đề Ban dắc đưa ra thoạt tiên tưởng mâu thuẫn nhưng thực ra rất sâu sắc, thấm thía. Khi công nhận cái yếu của mình tức là con người đã có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện. Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành, “trở nên mạnh mẽ”. Nói cách khác một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cho con người trong cuộc sống là biết nhận thức đúng đắn về điểm yếu của bản thân và đủ dũng cảm, trung thực để công nhận điều này.
3. Bình luận (1điểm)
Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức, lối sống: (1điểm)
- Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách nghiêm túc, trung thực: trong cuộc sống không có ai hoàn thiện. Vậy khi công nhận cái yếu của mình chính là lúc con người hiểu đúng về bản thân, có cơ hội tự rèn luyện, sửa chữa và hoàn thiện. Trong quá trình nhận thức, rèn luyện con người sẽ tìm thấy nghị lực và sức mạnh.
- Vấn đề này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực, trong những hoàn cảnh khác nhau (học tập, tu dưỡng đạo đức, hoạt động kinh tế, chính trị...)
- Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực, biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan, đúng đắn, biết học tập, vươn lên.
- Đây không phải chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà có ý nghĩa với cả tập thể, quốc gia, dân tộc...
4. Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống... (0,75 điểm)
0,5
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
III
Hình tượng sông Đà (5 điểm)
1. Giới thiệu chung về tác phẩm và dẫn dắt vấn đề: (0,5 điểm)
- Tuỳ bút Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân, được in trong tập sông Đà (1960). ở thiên tuỳ bút này Nguyễn Tuân đã xây dựng được hai hình tượng đáng nhớ là con sông Đà và người lái đò. Trong đó, con sông Đà tạo ấn tượng đặc biệt cho độc giả...
2. Phân tích hình tượng sông Đà: (4 điểm)
a. Sông Đà hùng vĩ, hung bạo: (1,5 điểm)
- ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông (Đá bờ sông dựng vách thành, chẹt lòng sông như một cái yết hầu, đúng ngọ mới thấy mặt trời...)
- Ghềnh sông dài hàng cây số với sự hợp sức của gió, của sóng, của đá. Chúng phối hợp với nhau để tăng sức mạnh uy hiếp, đe doạ con người... Những cái hút nước khủng khiếp giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào... Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng ấy nó lôi tuột xuống...
- Thác nước sông Đà gầm réo dữ dội: “nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng...”
- đá sông Đà là những “thạch trận” đầy nguy hiểm. “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông”, hình thù kì quái “mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó...”. Đá cũng có tâm địa, hành vi, cá tính như người. Chúng bộc lộ hết mọi uy lực, mưu mẹo, phương thức để doạ dẫm, trổ tài với con người, lừa con người đưa con thuyền vào cạm bẫy...
b. Sông Đà thơ mộng, trữ tình (1,5 điểm)
- Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà một cách bao quát bằng câu văn đầy hình ảnh và nhịp điệu: Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân...Có thể coi đây là bức tranh tổng thể về sông Đà, lúc đầu chảy ngoằn nghèo giữa điệp trùng núi đá và đại ngàn Tây Bắc nhưng khi về dần đến miền trung du, sông Đà chảy êm ả, thẳng dòng.
- Tác giả nhìn ngắm sông Đà ở nhiều thời gian, không gian khác nhau. Nhà văn phát hiện một cách tinh tế màu sắc của dòng sông biến đổi theo từng mùa...Mỗi mùa, sông Đà đều có vẻ đẹp riêng...
- Tác giả đã dành những đoạn văn hay nhất tả cảnh ven sông Đà. Cảnh ven sông “lặng tờ”, bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương..., đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông
c. Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân khi khắc hoạ Sông Đà: (1điểm)
 sử dụng từ ngữ, hình ảnh, khả năng so sánh, liên tưởng độc đáo, bất ngờ, cách biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, kiểu câu... năng lực quan sát, tưởng tượng... Huy động kiến thức của nhiều ngành khoa học...
3. Kết luận chung
- Vẻ đẹp của sông Đà được tạo nên bởi những nét vừa dữ dội, hùng tráng vừa êm dịu, mượt mà...
- Nguyễn Tuân nhìn thiên nhiên và con người ở phương diện thẩm mỹ, tài hoa...
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
VI. XEM XẫT LẠI VIỆC BIấN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:

Tài liệu đính kèm:

  • docTrường THPT Quang Trung.doc