Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cự Thắng

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cự Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cự Thắng
PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS CỰ THẮNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 9
Năm học: 2016 – 2017
THIẾT LẬP MA TRẬN
Tên chủ đề
Số câu
Số điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Liên Xô, châu Phi, châu Á, Đông Nam Á
Số câu
1
1
1
1
2
Số điểm
0,5
1
4
0,5
5
Số câu
1
1
Số điểm
0,5
05
Số câu
1
1
Số điểm
0,5
0,5
Số câu
1
1
Số điểm
0,5
0,5
Nhật Bản
Số câu
1
1
Số điểm
3
3
Tổng
Số câu
4
1
1
1
Số điểm
3 (30%)
4 (40%)
2 (20%)
1 (10%)
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA
I. Trắc ngiệm: Mối câu 0,5 điểm.
Câu 1: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào?
A. 1945 B. Năm 1947 C. Năm 1949 D. Năm 1951
Câu 2: “ Năm châu Phi” (1960) là tên gọi của sự kiện nào sau đây?
A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao tả độc lập.
B. Châu Phi là nơi có phong trào giải phóng dân tộc phất triển sớm nhất, mạnh nhất.
C. Có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
D. Châu Phi là “lục địa mới trỗi dậy”.
Câu 3: Vì sao bước sang thế kỉ XX châu Á được mệnh danh là “ Châu Á thức tỉnh”?
A. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
B. Vì nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến.
C. Vì tất cả các nước châu Á đều giành được độc lập.
D. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế.
Câu 4: Hiệp ước Ba-li (2/1976) đã nêu rõ nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN đó là:
A. Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C. Hợp tác phát triển có kết quả.
D. Tất cả các nguyên tắc trên.
Câu 5 (1 điểm): Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa?
Câu 6 (4 điểm): Hãy so sánh đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 7 (3 điểm):
a. Những biểu hiện về sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản từ năm 1950 đến những năm 60 của thế kỉ XX.
b. Phân tích một nguyên nhân cơ bản có tính chất nội tại của sự phát triển đó.
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5điểm.
Câu
1
2
3
4
Phương án đúng
C
C
A
D
II. Tự luận:
Câu
Đáp án
Điểm
5
* Ý nghĩa lịch sử:
- Kết thúc 100 năm ách nô dịch của đế quốc và hàng
nghìn năm chế độ PK.
- Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập tự do.
- Hệ thống CNXH được nối liền từ Âu sang Á.
0,5
0,25
0,25
6
Tiêu chí so sánh
Châu Phi
Châu Á
Tổ chức lãnh đạo
- Thông qua tổ chức thống nhất châu Phi.
- Lãnh đạo phong trào hầu hết thuộc về chính đảng hoặc tổ chức chính trị của giai cấp tư sản
- Thông qua chính đảng của giai cấp vô sản hoặc vô sản ở từng nước.
- Lãnh đạo phong trào hầu hết chính đảng của giai cấp tư sản hoặc vô sản.
Hình thức đấu tranh
- Chủ yếu là đấu tranh chính trị hợp pháp
- Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
Mức độ giành độc lập
- Các nước giành được độc lập ở mức độ khác nhau.
- Các nước giành được độc lập ở mức độ đồng đều.
Sự phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập
- Không đồng đều sau khi giành độc lập.Hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn.
- Sự phát triển nhanh chóng sau khi giành độc lập.
1
1
1
1
7
a. Những biểu hiện của sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản:
- Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD.
- Về công nghiệp: trong những năm 1950, 1960 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%.
- Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phất triển.
b. Một nguyên nhân có tính chất nội tại của sự phát triển thần kì đó là con người Nhật Bản.
- Từ những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã hội, con người Nhật Bản được hình thành với những giá trị truyền thống được đề cao. Con người Nhật Bản cần cù và yêu thiên nhiên. Họ biết tìm ra cái hay của người khác để học hỏi và tận dụng nó để phục vụ mình. Người Nhật Bản có tính kỉ luật và có ý thức rõ ràng về nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với đất nước. Họ luôn trung thành với những bậc quyền uy và luôn giữ trọn chữ tín. Biết chịu đựng và giữ phép lịch sự, biết tiết kiệm, biết lo xa.
0,5
0,5
1
1
GV ra đề
Nguyễn Thị Thúy Vân

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_HK_I_mon_Lich_Su_9_co_ma_tran.doc