Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 6, 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Trừ Văn Thố

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 6, 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Trừ Văn Thố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 6, 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Trừ Văn Thố
TRƯỜNG THCS TRỪ VĂN THỐ KIỂM TRA CL HỌC KÌ I/ 2015-2016
	 MÔN THI: LỊCH SỬ 6
	 THỜI GIAN: 60 Phút ( không kể thời gian phát đề)
Đề:
A/ TRẮC NGHIỆM: ( 3đ)
Khoanh tròn đáp án đúng: ( Câu 1 đến câu 10)
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương đông được hình thành ở những nơi nào?
	a/ Lưu vực các con sông lớn	b/ Các vùng núi cao
	c/ Vùng bán đảo	c/ Vùng thảo nguyên
Câu 2: Các quốc gia cổ đại phương tây được hình thành ở những nơi nào?
	a/ Lưu vực các con sông lớn	b/ Các vùng núi cao
	c/ Vùng bán đảo	c/ Vùng thảo nguyên
Câu 3: Vào thời cổ đại, ở Trung Quốc Vua còn được gọi là gì?
	a/ Pha-ra-ôn	b/ En-sin	c/ Thái Hoàng	d/ Thiên tử
Câu 4: Về chữ viết, người cổ đại Phương Đông đã sáng tạo ra loại chữ gì?
	a/ Chữ quốc ngữ	b/ Chữ tượng hình	c/ Chữ La tinh	d/ Chữ nôm
Câu 5: Kinh tế chính của người nguyên thủy ở nước ta là ngành gì?
	a/ Nông nghiệp	b/ Công nghiệp	c/ Thủ công nghiệp	d/ Ngoại thương
Câu 6: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
	a/ Thế kỉ V TCN	b/ Thế kỉ VII TCN
	c/ Thế kỉ IX TCN	d/ Thế kỉ XI TCN
Câu 7: Kinh đô của nước Văn Lang ở đâu?
	a/ Bạch Hạc	b/ Phong khê	c/ Hạ Long	d/ Hoa Lộc
Câu 8: Cây lương thực chính của người dân văn lang là gì?
	a/ Ngô	b/ Lúa	c/ Dâu	d/ Khoai
Câu 9: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai?
	a/ Lạc Hầu	b/ Lạc tướng	c/ Hùng Vương	d/ An Dương Vương
Câu 10: Thời nguyên thủy, cây lúa được trồng ở những khu vực nào?
	a/ Ven sông, ven biển	b/ Vùng thung lũng
	c/ Ven suối	d/ Cả 3 ý trên.
Câu 11: Hãy điền những từ còn thiếu vào chỗ ( .) để hoàn thành câu danh ngôn sau:
	“ Các  đã có công dựng nước
	Bác cháu ta phải  giữ lấy nước”.
B/ TỰ LUẬN: ( 7đ)
Câu 1: Em hãy điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? ( 3đ)
Câu 2: Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu trên đất nước ta và trong điều kiện nào? Theo em, sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào? ( 2đ)
Câu 3: Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần của nhân dân Tây Âu và lạc Việt? ( 2đ) 
TRƯỜNG THCS TRỪ VĂN THỐ	 KIỂM TRA HỌC KÌ I/ 2015-2016
 MÔN: LỊCH SỬ 7
 	 THỜI GIAN: 60 PHÚT	
ĐỀ:
A. TRẮC NGHIỆM (3đ) Khoanh tròn trước đáp án đúng
Câu 1: Kinh đô của nước ta thời Ngô là:
a. Mê Linh	b. Hoa Lư	c. Cổ Loa	d. Lam Sơn	
Câu 2: Anh hùng dẹp loạn 12 sứ quân là:
a. Trần Lãm	b. Dương Tam Kha	c. Ngô Quyền	d. Đinh Bộ Lĩnh
Câu 3: Nhà Đinh được thành lập vào năm nào?
a. Năm 986	b. Năm 988	c. Năm 968	d. Năm 982	
Câu 4: Dưới thời tiền Lê cả nước được chia thành 
a. 10 đạo	b. 10 lộ	c. 12 đạo	d. 12 lộ, phủ
Câu 5: Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?
a. Năm 1008	b. Năm 1009	c. Năm 1010	d. Năm 1011
Câu 6: Bộ luật thành văn đầu tiên của nhà Lý ra đời vào năm:
a. Năm 1142	b. Năm 1042	c. Năm 1242	d. Năm 1402
Câu 7: Tên gọi Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
Rồng bay lên, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc.
Sự trường tồn của đất nước
Sự giàu có của quốc gia.
Sự vui vẻ, no ấm
Câu 8: Để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp, nhà Lý ban hành
a. Luật khuyến khích nuôi trâu bò	b. Lệnh cấm giết hại trâu bò
c. Luật hỗ trợ tư vấn nuôi trâu bò	d. tất cả các ý trên.
Câu 9: Nhà Trần được thành lập vào năm:
a. Năm 1226	b. Năm 1225	c. Năm 1236	d. Năm 1206
Câu 10: Bộ luật được ban hành dưới thời Trần có tên gọi là:
a. Quốc triều hình luật	b. Hình thư
c. Quốc triều chính biên toát yếu	d. Quốc âm thi tập
Câu 11: Quân Mông cổ xâm lược Đại Việt năm 1258 nhằm mục đích gì?
Cướp bóc, vơ vét của cải	
Bắt thợ thủ công giỏi sang Mông Cổ
Sáp nhập Đại Việt vào lãnh thổ Mông Cổ
Chiếm Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp để tấn công, tiêu diệt Nam Tống.
Câu 12: Hịch Tướng sĩ là tác phẩm của ai?
a. Trần Quốc Tuấn	b. Trần Quang Khải	c. Lý Thường Kiệt	 d. Lê Hoàn
B. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1: Trình bày diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 của nhà Trần (2đ)
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông nguyên (2đ)
Câu 3: Em hãy điểm lại một vài nét về tình hình kinh tế nước ta dưới thời Trần? (3đ)
TRƯỜNG THCS TRỪ VĂN THỐ	KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKI/2015-2016
	 MÔN THI: LỊCH SỬ 8
 	 THỜI GIAN: 60 Phút( không kể thời gian phát đề)	 
Đề:
A/ TRẮC NGHIỆM: ( 3đ) Khoanh tròn đáp án đúng: ( Câu 1 đến câu 6)
Câu 1: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, ở vùng Đông Nam Á những nước nào là thuộc địa của Anh?
	a/ Mã Lai, Miến Điện	b/ Việt Nam, Cam-pu-chia
	c/ In-đô-nê-xi-a, Mã Lai	d/ Mã Lai, Lào
Câu 2: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, ở vùng Đông Nam Á những nước nào là thuộc địa của Pháp?
	a/ Mã Lai, Miến Điện, Sin- ga-po	b/ Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào
	c/ In-đô-nê-xi-a, Mã Lai, Lào	d/ Mã Lai, Lào, Bru-nây
Câu 3: Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện cải cách trên những lĩnh vực nào?
	a/ Kinh tế, chính trị, văn hóa	b/ Kinh tế, chính trị, xã hội
	c/ Văn hóa, giáo dục, quân sự	d/ Cả 2 ý b và c.
Câu 4: Vì sao nói cuộc duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
	a/ Do giai cấp tư sản lãnh đạo	
b/ Lật đổ chế độ phong kiến
	c/ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
	d/ Xóa bỏ chế độ nông nô
Câu 5:Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau, đó là?
	a/ Khối NATO và khối SEV	b/ Khối liên minh và khối hiệp ước
	c/ Khối SEATO và khối ASEAN	d/ Khối các nước G7 và khối EU
Câu 6: Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914- 1918 được gọi là chiến tranh thế giới?
	a/ Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc
	b/ Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng
	c/ Chiến tranh có 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia.
	d/ Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản?
Câu 7: Viết vào chỗ trống những từ thích hợp, những dữ liệu cần thiết về chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918):
	a/ Số người chết 
	b/ Số người bị thương 
	c/ Số tiến chi phí cho chiến tranh ..
	d/ Phe thất bại 
	e/ Tính chất chiến tranh .
	f/ Sự kiện nổi bật nhất trong thời gian chiến tranh 
B/ TỰ LUẬN ( 7đ)
Câu 1: Trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử của CM tháng mười Nga năm 1917? (3đ)
Câu 2: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 Mĩ đã thực hiện biện pháp gì? Nêu nội dung và tác dụng của các biện pháp đó? ( 2đ)
Câu 3: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau? Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai? ( 2đ)
 ĐÁP ÁN SỬ 6
A/ TRẮC NGHIỆM
1. a	2. c	3. d	4.b	5. a	6. b	7. a
8. b	9. c	10. d
11. 	“ Các vua Hùng đã có công dựng nước
	Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
B/ TỰ LUẬN
Câu 1: Những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:
* Đời sống vật chất:
 + Cây lúa trở thành cây lương thực chính, ngoài ra cư dân còn trồng khoai, đậu, bí bầu
 + Nghề chăn nuôi, đánh cá và các nghề thủ công như làm gốm, dệt vải  đều được chuyên môn hóa.
 + Nghề luyện kim đạt trình độkĩ thuật cao.Cư dân bắt đầu biết rèn sắt.
 + Họ ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa 
 + Làng chạ gồm vài chục gia đình sống ven đồi, ven sông, ven biển.
 + Họ đi lại bằng thuyền
 + Trang phục: Nam đóng khố, nữ mặc váy.
* Đời sống tinh thần:
 + Xã hội thời văn Lang chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc.
 + Họ thường tổ chức lễ hội vui chơi: đua thuyền, đấu vật.
 + Tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng tự nhiên.
Câu 2: 
* Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu trên đất nước ta và trong điều kiện nào: (1đ)
 + Ở các di chỉ Phùng Nguyên – Hoa Lộc, các nhà khảo cổ đã phát hiên ra hàng loạt lưỡi cuốc đá, tìm thấy gạo cháy, vết thóc bên cạnh các bình, vò nung  chứng tỏ nghề nông trồng lúa nước trên đất nước ta đã ra đời. 
 + Cây lúa dần trở thành cây lương thực chính của con người. Được trồng ở các thung lũng, ven suối.
* Ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước: (1đ)
 Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn. cuộc sống trở nên ổn định, phát triển hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần của nhân dân Tây Âu và lạc Việt:
 + Năm 218 TCN, nhà Tần đánh xướng phương nam để mở rộng bờ cõi. ( 0,5đ)
 + Sau 4 năm, quân Tần kéo đến vùng bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt và Tây Âu cùng sinh sống. ( 0,5đ)
 + Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người Việt không chịu đầu hàng, họ tôn người kiệt tuấn là Thục Phán lên làm tướng chỉ huy cuộc kháng chiến. ( 0,5đ)
 + Năm 214 TCN, người Việt đại phá quân Tần, giết được hiệu úy Đồ Thư. Kháng chiến thắng lợi vẻ vang. ( 0,5đ)
 ĐÁP ÁN sư 7
A. TRẮC NGHIỆM ( mỗi ý đúng 0,25đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
b
d
c
a
b
b
a
b
a
a
d
A
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: 
a/ Diễn biến : (1,5đ)
- Tháng 1/1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến sang nước ta. 
- Quân ta do Trần Quốc Tuấn chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp.
- Giặc đến, ta rút về Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống”, rồi rút về Thiên Trường.
- Quân Nguyên tuy chiếm được thành nhưng chỉ dám đóng quân ở phía Bắc sông Nhị.
- Toa Đô từ Cham –pa đánh ra NGhệ An.Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt lực lượng của ta
- Tháng 5/1285, lợi dụng thời cơ, nhà Trần mở cuộc phản công đánh bại giặc ở Tây Kết Hàm Tử, Chương Dương  và giải phóng Thăng Long.
b/ Kết quả : (0,5đ)
- Đánh tan 50 vạn quân Nguyên
- Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan trốn về nước.
- Ta giành được thắng lợi, đất nước ta sạch bóng quân thù
Câu 2: 
a/ Nguyên nhân thắng lợi : (1đ)
- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia.
- Sự chuẩn bị chu đáo tiềm lực vế mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
- Do sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Trần và các tướng lĩnh với những chiến lược, chiến thuât đúng đắn, sáng tạo .
b/ Ý nghĩa lịch sử : (1đ)
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế quốc Mông Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc, xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học quý báu trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.	
Câu 3: Tình hình kinh tế sau chiến tranh :
a/ Nông nghiệp : (1đ)
- Công cuộc khai hoang, thành lập làng xã mới được mở rộng.
- Đê điều được củng cố .
- Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang.
- Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc, vương hầu.
b/ Thủ công nghiệp : (1đ)
- TCN do nhà nước trực tiếp quản lí, rất phát triên và mở rộng nhiều ngành nghề: làm gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí,đóng thuyền,.
- TCN trong nhân dân : làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy
c/ Thương nghiệp : (1đ)
- Chợ mọc lên khắp nơi-> xuất hiện một số thương nhân tập trung ở thành thị, thương cảng.
- Nhiều trung tâm kinh tế mở ra trong cả nước như : Thăng Long, 
- Bến Vân Đồn là nơi giao lưu buôn bán sầm uất nhất 
 ĐÁP ÁN SỬ 8
A/ TRẮC NGHIỆM:
1/ a	2/b	3/ d	4/ c	5/ b	6/ c
7/ a: 10 triệu người	b/ Hơn 20 triệu người
 c/ 85 tỉ đôla	d/ Phe Liên minh
 e/ Chiến tranh đế quốc phi nghĩa	f/ Cách mạng tháng 10 Nga thành công năm 1917.
B/ TỰ LUẬN:
Câu 1: 
* Diễn biến cách mạng tháng mười Nga năm 1917: (1đ)
 - Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp cả nước.Lê Nin về nước trực tiếp chỉ huy cuộc cách mạng.
 - Đêm 24/10, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố.
 - Đêm 25/10 cung điện mùa đông, nơi ẩn náu cuối cùng của chính phủ lâm thời bị đánh chiếm. 
 - Chính phủ lâm thời thư sản bị sụp đổ
* Ý nghĩa lịch sử:
 - Đối với nước Nga: (1đ)
 + Cách mạng tháng 10 đã làm thay đổi vận mệnh nước Nga.
 + Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền.
 + Xây dựng chế độ xã hội mới – Chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn.
 - Đối với thế giới: (1đ)
 + Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới.
 + Cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Câu 2:
* Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 Mĩ đã thực hiện biện pháp:
Tổng thống Mĩ Ru- dơ- ven đã đưa ra chính sách kinh tế mới. ( 0,5đ)
* Nêu nội dung: Bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát cùa nhà nước. (1đ)
 * Tác dụng: Các biện pháp của chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng. (0,5đ)
Câu 3: 
* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau
 + Giống nhau: Cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. (0,5đ)
 + Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới (0,5đ)
* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
 + Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước Phát xít Đức – Italia – Nhật Bản. (0,25đ)
 + Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người. ( 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ). (0,5đ)
 + Chiến tranh kết thúc đã dẫn đên những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. (0,25đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docSu_678_HKI_15_16.doc