SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 5 trang) KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Ngày thi: 21/12/2016 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) 8 2 7 Mã đề 827 Họ tên :...................................................... Số báo danh : ............... Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh lạnh là gì? A. Sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. B. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của Mĩ và Liên Xô. C. Sự đối đầu giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô. D. Sự hình thành trật tự hai cực Ianta. Câu 2: Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 có tác động đến xã hội nước ta là A. đời sống của tất cả các giai cấp, tầng lớp bần cùng, đói khổ, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. B. lạm phát, đời sống nông dân điêu đứng. C. mâu thuẫn xã hội giữa thực dân Pháp với nông dân diễn ra gay gắt. D. nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm. Câu 3: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào, Philíppin, Xingapo. B. Inđônêxia, Xingapo, Việt Nam, Philíppin, Malaixia. C. Việt Nam, Lào, Campuchia, Philíppin, Malaixia. D. Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan. Câu 4: Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Bắc Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Anh. B. Liên Xô. C. Mĩ. D. Pháp. Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai? A. Kinh tế Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu và bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp. B. Nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển nhanh chóng. C. Việt Nam trở thành thị trường độc quyền của Pháp. D. Cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối. Câu 6: Để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành A. một cường quốc quân sự. B. một cường quốc tài chính. C. một cường quốc công nghệ. D. một cường quốc chính trị. Câu 7: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chính sách đối ngoại chủ yếu của Mỹ là A. trung lập, không can thiệp vào các sự kiện quốc tế. B. quan hệ bình đẳng với các nước tư bản chủ nghĩa. C. hòa bình, hợp tác với các nước trên thế giới. D. thực hiện chiến lược toàn cầu, âm mưu thống trị thế giới. Câu 8: Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ các ngành khoa học cơ bản. C. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn. Câu 9: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức A. nổi dậy của nông dân. B. bãi công của công nhân. C. đấu tranh vũ trang. D. đấu tranh chính trị. Câu 10: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh" vào năm nào? A. 1990. B. 1991. C. 1992. D. 1989. Câu 11: Cách mạng tháng Tám 1945 có tính chất A. khởi nghĩa vũ trang. B. khởi nghĩa từng phần. C. khởi nghĩa toàn phần. D. khởi nghĩa chính trị. Câu 12: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới đã xuất hiện trung tâm kinh tế - tài chính nào? A. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. B. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới. C. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Nhật Bản. D. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu. Câu 13: Đặc điểm quan trọng nào đã đưa giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm lấy quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Kế thừa truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất của dân tộc. B. Có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân. C. Sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin. D. Bị ba tầng áp bức, bóc lột. Câu 14: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. tự do và dân chủ. B. ruộng đất cho dân cày. C. đoàn kết với cách mạng thế giới. D. độc lập và tự do. Câu 15: Tại hội nghị Ianta (2/1945), các cường quốc đã thống nhất mục tiêu chung là A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới. B. phân chia phạm vi ảnh hưởng và khu vực đóng quân giữa ba cường quốc. C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. D. thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít. Câu 16: Hình thức đấu tranh được Đảng ta xác định trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là A. mít tinh, biểu tình, kết hợp khởi nghĩa vũ trang. B. kết hợp đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp, công khai và bí mật. C. bạo lực cách mạng, thành lập chính quyền kiểu mới. D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Câu 17: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực nào? A. Bắc Phi. B. Đông Phi. C. Tây Phi D. Nam Phi. Câu 18: Thành tựu nào của Liên Xô được đánh giá : “mở đầu cho việc chinh phục vũ trụ của loài người”? A. Năm 1961, là nước đầu tiên phóng tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh Trái Đất. B. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử. C. Thập kỉ 60, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới. D. Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo Trái Đất. Câu 19: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự. B. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch. C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục. D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. Câu 20: “Giữa thành một trận xông pha. Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng”. Hai câu thơ miêu tả phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh năm 1930. Cho biết phong trào diễn ra chủ yếu bằng phương pháp nào? A. Phương pháp bãi công chính trị. B. Phương pháp sử dụng lực lượng vũ trang. C. Phương pháp đấu tranh hòa bình. D. Phương pháp cách mạng bạo lực. Câu 21: Nguyên nhân thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là do A. vai trò của Quốc tế Cộng sản, sự hợp tác giữa các đại biểu. B. uy tín của Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu không có sự khác nhau về mặt ý thức hệ. C. Nguyễn Ái Quốc có uy tín trong phong trào công nhân quốc tế. D. phong trào cách mạng Việt Nam đang dâng cao, cần phải có tổ chức lãnh đạo. Câu 22: Việt Nam Giải phóng quân là sự thống nhất của A. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Ba Tơ. B. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn. C. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với Việt Nam Cứu quốc quân. D. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Thái Nguyên. Câu 23: Tại sao Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930? A. Do chủ nghĩa Mác - Lênin tác động mạnh vào ba tổ chức Cộng sản. B. Do sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản đối với giai cấp công nhân Việt Nam. C. Do ba tổ chức Cộng sản hoạt động riêng rẽ là trở ngại lớn cho cách mạng trong nước. D. Năm 1929, phong trào công nhân trên thế giới và trong nước phát triển. Câu 24: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Tây Âu nhanh chóng phục hồi do nguyên nhân khách quan nào? A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B. Sự viện trợ của Mĩ trong "Kế hoạch Mácsan". C. Tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu. D. Sự hợp tác có hiệu quả trong khối EU. Câu 25: Chiến lược kinh tế của nhóm các nước sáng lập ASEAN sau khi giành độc lập là gì? A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. B. Thực hiện "mở cửa" nền kinh tế. C. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. D. Thực hiện "đóng cửa" nền kinh tế. Câu 26: Sự sáng tạo của Đảng khi vạch ra đường lối chiến lược, sách lược trong thời kì 1939 - 1945 là A. đề cao vấn đề dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. B. lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân hóa cao độ kẻ thù. C. giải quyết cùng lúc hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. D. đề cao vấn đề giải quyết ruộng đất cho nông dân. Câu 27: Giai cấp nào có tinh thần triệt để cách mạng, nhanh chóng trở thành một động lực của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại? A. Giai cấp tiểu tư sản. B. Giai cấp công nhân. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp tư sản dân tộc. Câu 28: Hãy chỉ ra chu trình tiến hành của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai? A. Từ nghiên cứu khoa học đến ứng dụng ngay vào sản xuất. B. Từ nghiên cứu khoa học đến phát minh kĩ thuật và ứng dụng vào sản xuất. C. Từ nghiên cứu khoa học đến phát minh kĩ thuật. D. Từ phát minh kĩ thuật đến ứng dụng trong sản xuất. Câu 29: Phát biểu nào dưới đây đúng nhất về lí do phong trào dân chủ 1936 - 1939 được coi là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945? A. Phong trào đã sử dụng phương pháp đấu tranh hiệu quả. B. Phong trào đã để lại bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. C. Phong trào đã xác định đúng kẻ thù của cách mạng. D. Phong trào đã kết nối cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới. Câu 30: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 có điểm gì khác so với các phong trào đấu tranh trước đó? A. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Có sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới. C. Nổ ra đồng loạt khắp cả nước. D. Có sự tham gia của công nhân. Câu 31: Tổ chức quốc tế nào ra đời tháng 3/1919 với mục đích thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới? A. Hội Quốc Liên. B. Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa. C. Liên hợp quốc. D. Quốc tế cộng sản. Câu 32: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại là do nguyên nhân khách quan nào? A. Đế quốc Pháp còn mạnh. B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu. C. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động. D. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. Câu 33: Hiệp ước nào đã đánh dấu bước khởi sắc của tổ chức ASEAN? A. Tuyên bố Băng Cốc. B. Hiệp ước Phnôm Pênh. C. Hiệp định Viêng Chăn. D. Hiệp ước Bali. Câu 34: Yếu tố nào dưới đây có tác động làm cho Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra và giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu? A. Do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. B. Do lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị sẵn sàng. C. Do thời cơ khách quan thuận lợi. D. Do nhân dân ta vùng lên đấu tranh đồng loạt ở khắp các địa phương. Câu 35: Năm 1948, ở khu vực Đông Bắc Á diễn ra biến động chính trị nào? A. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. B. Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên bùng nổ. C. Hai miền Triều Tiên ký Hiệp định đình chiến. D. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi. Câu 36: Nguyên nhân nào thúc đẩy Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh? A. Liên Xô và Mĩ đã đạt được mục tiêu nên dừng Chiến tranh lạnh. B. Chấm dứt quan hệ đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ. C. Kinh tế của Liên Xô và Mĩ bị suy giảm trầm trọng. D. Chấm dứt tình trạng căng thẳng của thế giới. Câu 37: Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất được Đảng ta giải quyết như thế nào trong thời kì 1939 - 1945? A. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. B. Đặt nhiệm vụ cách mạng ruộng đất lên hàng đầu. C. Tiếp tục thực hiện đồng bộ hai nhiệm vụ. D. Tạm gác nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Câu 38: Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển? A. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. B. Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. C. Các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam. D. Các công ti năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt. Câu 39: Phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 mở đầu bằng sự kiện nào? A. Thành lập các ủy ban hành động ở nhiều địa phương. B. Đón phái viên của Chính phủ Pháp sang Đông Dương. C. Triệu tập Đông Dương đại hội. D. Vận động thành lập Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội. Câu 40: Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập Mặt trận nào? A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. ----- HẾT -----
Tài liệu đính kèm: