SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 5 trang) KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Ngày thi: 21/12/2016 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) 3 2 8 Mã đề 328 Họ tên :...................................................... Số báo danh : ............... Câu 1: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước A. Việt Nam, Lào, Campuchia, Philíppin, Malaixia. B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào, Philíppin, Xingapo. C. Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan. D. Inđônêxia, Xingapo, Việt Nam, Philíppin, Malaixia. Câu 2: Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Các nước Đông Nam Á đều phát triển mạnh về kinh tế. B. Các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập. C. Các nước Đông Nam Á đều gia nhập vào ASEAN. D. Các nước Đông Nam Á đều trở thành nước công nghiệp mới. Câu 3: Lĩnh vực đấu tranh mới của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là A. đấu tranh bạo lực. B. đấu tranh kinh tế. C. đấu tranh nghị trường. D. đấu tranh ngoại giao. Câu 4: Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 xuất hiện trong khoảng thời gian nào? A. Từ khi phát xít Nhật tiến hành đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. B. Từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. C. Trước khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. D. Từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Câu 5: Đặc điểm quan trọng nào đã đưa giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm lấy quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Bị ba tầng áp bức, bóc lột. B. Có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân. C. Kế thừa truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất của dân tộc. D. Sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin. Câu 6: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là gì? A. Chống phát xít, chống chiến tranh, đòi độc lập, dân chủ, hòa bình. B. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh. C. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phong kiến tay sai. D. Chống đế quốc, chống phát xít, chống chiến tranh. Câu 7: Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng ta xác định kẻ thù của cách mạng là A. bọn phản động thuộc địa và tay sai. B. bọn đế quốc, phát xít và tay sai. C. bọn thực dân và phong kiến. D. bọn phát xít Nhật và tay sai. Câu 8: Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1925 chủ yếu là A. đòi quyền lợi kinh tế. B. đòi quyền lợi chính trị. C. chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc. D. đòi quyền lợi kinh tế và chính trị. Câu 9: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là A. "Chống đế quốc" và "Chống phát xít". B. "Tự do dân chủ" và "Cơm áo hoà bình". C. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian" và "Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến". D. "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày". Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, để bù đắp những thiệt hại về kinh tế, thực dân Pháp đã thực hiện A. tăng cường buôn bán với các nước thuộc địa. B. tăng cường bóc lột nhân dân các nước thuộc địa. C. khuyến khích phát triển kinh tế ở các thuộc địa. D. tiến hành chương trình khai thác thuộc địa. Câu 11: Trong chiến lược toàn cầu, Mĩ đã tiến hành A. thông qua viện trợ kinh tế, khống chế, nô dịch các nước đồng minh. B. ngăn chặn sự cạnh tranh của các nước đồng minh. C. cạnh tranh quyết liệt đối với các nước đồng minh. D. đàn áp các nước đồng minh để độc quyền. Câu 12: Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1930 - 1931 là A. chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. B. chống đế quốc và phát xít Pháp - Nhật, đòi độc lập cho dân tộc. C. chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. D. chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. Câu 13: Hình thức đấu tranh nào không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 - 1939? A. Công khai hợp pháp. B. Đấu tranh nghị trường. C. Đấu tranh vũ trang. D. Đấu tranh báo chí. Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã thực sự trưởng thành và nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Tiếp thu tư tưởng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. B. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. C. Đấu tranh của công nhân nhà máy Ba Son (Sài Gòn). D. Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin. Câu 15: Năm 1948, ở khu vực Đông Bắc Á diễn ra biến động chính trị nào? A. Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên bùng nổ. B. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. C. Hai miền Triều Tiên ký Hiệp định đình chiến. D. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi. Câu 16: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh" vào năm nào? A. 1990. B. 1992. C. 1991. D. 1989. Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sản lượng công nghiệp của Mĩ đạt A. bằng 3 lần sản lượng của Anh, Pháp, cộng hòa liên bang Đức, Italia và Nhật cộng lại. B. hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới. C. bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, cộng hòa liên bang Đức, Italia và Nhật cộng lại. D. gấp 2 lần sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Câu 18: Tổ chức quốc tế nào ra đời tháng 3/1919 với mục đích thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới? A. Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa. B. Liên hợp quốc. C. Quốc tế cộng sản. D. Hội Quốc Liên. Câu 19: Trong các nguyên tắc sau đây nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. B. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết các dân tộc. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. D. Hợp tác có hiệu quả giữa các thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Câu 20: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân đội nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh? A. Quân đội Pháp. B. Quân đội Anh. C. Quân đội Liên Xô. D. Quân đội Mĩ. Câu 21: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để đặt ách thống trị ở các nước Mĩ Latinh, Mĩ đã thực hiện biện pháp nào? A. Xây dựng chế độ tự trị ở các nước Mĩ Latinh. B. Thực hiện chính sách viện trợ cho các nước Mĩ Latinh. C. Xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ. D. Xây dựng các căn cứ quân sự khắp các nước Mĩ Latinh. Câu 22: Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là A. thực dân Pháp. B. đế quốc, phát xít Pháp - Nhật. C. phát xít Nhật. D. đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai. Câu 23: Hãy chỉ ra chu trình tiến hành của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai? A. Từ nghiên cứu khoa học đến phát minh kĩ thuật và ứng dụng vào sản xuất. B. Từ nghiên cứu khoa học đến ứng dụng ngay vào sản xuất. C. Từ phát minh kĩ thuật đến ứng dụng trong sản xuất. D. Từ nghiên cứu khoa học đến phát minh kĩ thuật. Câu 24: Vì sao phong trào cách mạng 1930 - 1931, được đánh giá là "cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công"? A. Để lại nhiều bài học quí báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công - nông và Mặt trận Dân tộc thống nhất. B. Đảng Cộng sản Đông Dương giành được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn đế quốc và phong kiến tay sai. D. Quần chúng lao động tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi. Câu 25: Cơ quan nào của tổ chức Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới? A. Hội đồng Kinh tế và xã hội. B. Đại hội đồng. C. Ban Thư kí. D. Hội đồng Bảo an. Câu 26: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự. B. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục. C. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch. D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. Câu 27: Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc Chiến tranh lạnh là A. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới. B. các nước tăng cường sản xuất các loại vũ khí hủy diệt. C. các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang. D. hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu. Câu 28: Tình hình chung của các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. những quốc gia bị Mĩ bao vây và cấm vận về kinh tế. B. những quốc gia độc lập hoàn toàn. C. lệ thuộc vào Mỹ và thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. D. thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Câu 29: Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau "Chiến tranh lạnh" được điều chỉnh theo hướng A. mở rộng quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới. B. đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. C. tiếp tục quan hệ chặt chẽ với Mĩ. D. quan hệ ngoại giao với các nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa cũ. Câu 30: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam. B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng. C. Sự phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. D. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam. Câu 31: Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong A. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 14 đến 15/8/1945). B. Chỉ thị ‘Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. C. Nghị quyết của Đại hội Quốc dân Tân Trào. D. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941). Câu 32: Ấn Độ trở thành nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới là nhờ A. thực hiện cuộc "Cách mạng chất xám". B. thực hiện cuộc "Cách mạng khoa học - kĩ thuật". C. thực hiện cuộc "Cách mạng trắng". D. thực hiện cuộc "Cách mạng xanh". Câu 33: Phong trào “Vô sản hóa” năm 1928 của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên có tác dụng gì? A. Nâng cao ý thức cho giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân. B. Thúc đẩy phong trào nông dân và tiểu tư sản. C. Chuẩn bị trực tiếp về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Tăng cường số lượng công nhân vào nhà máy, xí nghiệp. Câu 34: Điểm mới của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) so với Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 là A. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương. B. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức. C. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến. D. thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc. Câu 35: Kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa được thông qua tại Hội nghị nào? A. Hội nghị Quốc dân Tân Trào từ ngày 16 đến 17/8/1945. B. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945. C. Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (tháng 5/1941). D. Hội nghị toàn quốc của Đảng từ ngày 14 đến 15/8/1945. Câu 36: Xu thế chung của quan hệ quốc tế ngày nay là gì? A. Hòa bình, hợp tác và phát triển. B. Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế. C. Đối đầu, giải quyết tranh chấp bằng chiến tranh. D. Cùng tồn tại, cùng phát triển. Câu 37: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là A. đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ. B. sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. C. thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. D. tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ. Câu 38: Thành tựu nào của Liên Xô được đánh giá : “mở đầu cho việc chinh phục vũ trụ của loài người”? A. Năm 1961, là nước đầu tiên phóng tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh Trái Đất. B. Thập kỉ 60, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới. C. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo Trái Đất. Câu 39: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam được Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định là A. thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để. B. làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản. C. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc và Việt gian. D. đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc. Câu 40: Để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành A. một cường quốc tài chính. B. một cường quốc quân sự. C. một cường quốc chính trị. D. một cường quốc công nghệ. ----- HẾT -----
Tài liệu đính kèm: