Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 152 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Kiên Giang

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 152 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 152 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Kiên Giang
SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 5 trang)
KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN LỊCH SỬ LỚP 12
Ngày thi: 21/12/2016
Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm)
1 5 2
Mã đề 152
Họ tên :...................................................... Số báo danh : ...............
Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi? 
	A. Năm 1994, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.
	B. Năm 1960, "Năm châu Phi" có 17 nước giành được độc lập.
	C. Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môzămbich và Ănggôla.
	D. Năm 1962, Angiêri giành được độc lập.
Câu 2: “Chiến lược toàn cầu” do Tổng thống Mĩ nào đề ra?
	A. Giônxơn.	B. Aixenhao.	C. Kennơđi.	D. Truman.
Câu 3: Những nước nào tham gia Hội nghị Ianta?
	A. Anh, Mĩ, Liên Xô.	B. Anh, Pháp, Mĩ.
	C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.	D. Anh, Pháp, Đức.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
	A. Sự phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
	B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.
	C. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam.
	D. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.
Câu 5: Sự sáng tạo của Đảng khi vạch ra đường lối chiến lược, sách lược trong thời kì 1939 - 1945 là
	A. đề cao vấn đề dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
	B. đề cao vấn đề giải quyết ruộng đất cho nông dân.
	C. lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân hóa cao độ kẻ thù.
	D. giải quyết cùng lúc hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
Câu 6: Hiệp ước nào đã đánh dấu bước khởi sắc của tổ chức ASEAN?
	A. Tuyên bố Băng Cốc.	B. Hiệp ước Bali.
	C. Hiệp định Viêng Chăn.	D. Hiệp ước Phnôm Pênh.
Câu 7: Nội dung nào không phải ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931? 
	A. Quần chúng nhân dân chống lại cuộc khủng bố và thủ đoạn thâm độc của kẻ thù.
	B. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
	C. Khối liên minh công - nông hình thành, công nhân và nông dân đoàn kết đấu tranh.
	D. Đảng Cộng sản Đông Dương được Quốc tế Cộng sản công nhận là một phân bộ độc lập.
Câu 8: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại là do nguyên nhân khách quan nào?
	A. Đế quốc Pháp còn mạnh.
	B. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động.
	C. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.
	D. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
Câu 9: Chiến lược kinh tế của nhóm các nước sáng lập ASEAN sau khi giành độc lập là gì?
	A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.	B. Thực hiện "mở cửa" nền kinh tế.
	C. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.	D. Thực hiện "đóng cửa" nền kinh tế.
Câu 10: Cơ quan nào của tổ chức Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới? 
	A. Hội đồng Bảo an.	B. Hội đồng Kinh tế và xã hội.
	C. Ban Thư kí.	D. Đại hội đồng.
Câu 11: Yếu tố nào dưới đây có tác động làm cho Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra và giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu?
	A. Do lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị sẵn sàng.
	B. Do thời cơ khách quan thuận lợi.
	C. Do nhân dân ta vùng lên đấu tranh đồng loạt ở khắp các địa phương.
	D. Do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Câu 12: So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương chính trị tháng 10/1930 có sự khác biệt về
	A. nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng.
	B. con đường phát triển của cách mạng Việt Nam.
	C. phương pháp và hình thức cách mạng.
	D. mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Câu 13: Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 có tác động đến xã hội nước ta là
	A. lạm phát, đời sống nông dân điêu đứng.
	B. mâu thuẫn xã hội giữa thực dân Pháp với nông dân diễn ra gay gắt.
	C. đời sống của tất cả các giai cấp, tầng lớp bần cùng, đói khổ, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
	D. nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm.
Câu 14: Lĩnh vực đấu tranh mới của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là
	A. đấu tranh nghị trường.	B. đấu tranh bạo lực.
	C. đấu tranh kinh tế.	D. đấu tranh ngoại giao.
Câu 15: Vì sao phong trào cách mạng 1930 - 1931, được đánh giá là "cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công"?
	A. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn đế quốc và phong kiến tay sai.
	B. Quần chúng lao động tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi.
	C. Để lại nhiều bài học quí báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công - nông và Mặt trận Dân tộc thống nhất.
	D. Đảng Cộng sản Đông Dương giành được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Câu 16: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản?
	A. Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.
	B. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.
	C. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.
	D. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945?
	A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và phong kiến, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
	B. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
	C. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
	D. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Câu 18: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là "Năm châu Phi", vì: 
	A. hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã.
	B. chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi.
	C. có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. 
	D. tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập.
Câu 19: Trong chiến lược toàn cầu, Mĩ đã tiến hành
	A. đàn áp các nước đồng minh để độc quyền.
	B. cạnh tranh quyết liệt đối với các nước đồng minh.
	C. ngăn chặn sự cạnh tranh của các nước đồng minh.
	D. thông qua viện trợ kinh tế, khống chế, nô dịch các nước đồng minh.
Câu 20: Hình thức đấu tranh được Đảng ta xác định trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là
	A. bạo lực cách mạng, thành lập chính quyền kiểu mới.
	B. mít tinh, biểu tình, kết hợp khởi nghĩa vũ trang.
	C. kết hợp đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp, công khai và bí mật.
	D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Câu 21: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, để bù đắp những thiệt hại về kinh tế, thực dân Pháp đã thực hiện
	A. tăng cường bóc lột nhân dân các nước thuộc địa.
	B. khuyến khích phát triển kinh tế ở các thuộc địa.
	C. tiến hành chương trình khai thác thuộc địa.
	D. tăng cường buôn bán với các nước thuộc địa.
Câu 22: Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập Mặt trận nào?
	A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
	B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
	C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
	D. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
Câu 23: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của 
	A. sự phát triển nhanh chóng quan hệ thương mại quốc tế.
	B. cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
	C. sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại quốc tế.
	D. sự ra đời của các công ti xuyên quốc gia.
Câu 24: Trong các yếu tố thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đâu là yếu tố khác biệt so với các Đảng Cộng sản khác trên thế giới?
	A. Phong trào nông dân.	B. Phong trào yêu nước.
	C. Phong trào công nhân.	D. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 25: Quốc gia trong tổ chức ASEAN đã trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á là
	A. Brunây.	B. Malaixia.	C. Thái Lan.	D. Xingapo.
Câu 26: Ngày 9/3/1945, ở Đông Dương diễn ra sự kiện nào?
	A. Nhật nhảy vào Đông Dương.	B. Nhật đảo chính Pháp.
	C. Vua Bảo Đại thoái vị.	D. Nhật đầu hàng Đồng minh.
Câu 27: Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, sự kiện nào chứng tỏ quan hệ quốc tế bắt đầu chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hoà hoãn?
	A. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
	B. Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM).
	C. Những cuộc gặp gỡ thương lượng giữa Liên Xô và Mĩ.
	D. 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki.
Câu 28: Đến nửa đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu trên thế giới là
	A. Liên Xô và Đức.	B. Nhật Bản và Liên Xô.
	C. Mĩ và Nhật Bản.	D. Mĩ và Liên Xô.
Câu 29: Trong Cách mạng tháng Tám 1945, thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa gì?
	A. Là những thắng lợi điển hình trong Cách mạng tháng Tám 1945.
	B. Đánh dấu cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong cả nước.
	C. Đánh dấu cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa.
	D. Ảnh hưởng lớn và quyết định đối với thắng lợi của các địa phương khác.
Câu 30: Nguyên nhân nào thúc đẩy Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh?
	A. Liên Xô và Mĩ đã đạt được mục tiêu nên dừng Chiến tranh lạnh.
	B. Chấm dứt quan hệ đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
	C. Kinh tế của Liên Xô và Mĩ bị suy giảm trầm trọng.
	D. Chấm dứt tình trạng căng thẳng của thế giới.
Câu 31: Nội dung nào sau đây không có trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
	A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
	B. Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ti thành những tập đoàn lớn. 
	C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
	D. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước đang phát triển.
Câu 32: Liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu là
	A. Liên minh châu Âu (EU).	B. tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
	C. tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).	D. tổ chức Liên hợp quốc (UN).
Câu 33: Tổ chức quốc tế nào ra đời tháng 3/1919 với mục đích thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới?
	A. Hội Quốc Liên.	B. Quốc tế cộng sản.
	C. Liên hợp quốc.	D. Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
Câu 34: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp khó khăn nào lớn nhất?
	A. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm.
	B. Sự tàn phá nặng nề của cuộc chiến tranh.
	C. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
	D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Câu 35: Tây Âu đã trở thành một trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào
	A. thập niên 50.	B. thập niên 60.	C. thập niên 80.	D. thập niên 70.
Câu 36: Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN như thế nào?
	A. Hợp tác song phương.	B. Đối thoại, hợp tác cùng có lợi.
	C. Đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.	D. Đối đầu căng thẳng do vấn đề Campuchia.
Câu 37: Năm 1948, ở khu vực Đông Bắc Á diễn ra biến động chính trị nào?
	A. Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên bùng nổ. 
	B. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
	C. Hai miền Triều Tiên ký Hiệp định đình chiến.
	D. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi.
Câu 38: Phát biểu nào dưới đây đúng nhất về lí do phong trào dân chủ 1936 - 1939 được coi là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945?
	A. Phong trào đã xác định đúng kẻ thù của cách mạng.
	B. Phong trào đã sử dụng phương pháp đấu tranh hiệu quả.
	C. Phong trào đã kết nối cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
	D. Phong trào đã để lại bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 39: Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển?
	A. Các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam.
	B. Các công ti năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt.
	C. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
	D. Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. 
Câu 40: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?
	A. Cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối.
	B. Nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển nhanh chóng.
	C. Việt Nam trở thành thị trường độc quyền của Pháp.
	D. Kinh tế Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu và bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp.
----- HẾT -----

Tài liệu đính kèm:

  • docde 152.doc