Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11 - Mã đề 930 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11 - Mã đề 930 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11 - Mã đề 930 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
Mã đề thi: 930
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút (35 câu trắc nghiệm)
Họ và tên thí sinh:.... Số báo danh:
Câu 1: Chính quyền được thành lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
B. nền quân chủ của quý tộc phong kiến.
C. chính quyền của giai cấp tư sản.
D. nền chuyên chính của giai cấp vô sản.
Câu 2: Nước Đức chọn giải pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là
A. giữ nguyên chính quyền hiện tại.	B. tổ chức tổng tuyển cử tự do.
C. phát xít hóa bộ máy chính quyền.	D. nhờ sự giúp đỡ của các nước đế quốc khác.
Câu 3: Nước cuối cùng ở Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp nửa cuối thế kỉ XIX là
A. Việt Nam.	B. Lào.
C. Việt Nam và Campuchia.	D. Campuchia.
Câu 4: Chính sách kinh tế mới do Lê - nin khởi xướng vào
A. tháng 3 – 1921.	B. tháng 12 – 1919.	C. tháng 10 – 1920.	D. tháng 12 – 1922.
Câu 5: Thông qua hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, các nước tư bản thắng trận
A. giành được ưu thế về quân sự.
B. giành nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận.
C. giành ưu thế ngoại giao và vị thế trên trường quốc tế.
D. giành ưu thế về chính trị.
Câu 6: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bùng nổ vào 
A. tháng 9 - 1929.	B. tháng 10 - 1929.	C. tháng 11 - 1929.	D. tháng 12 - 1929.
Câu 7: Tôn Trung Sơn là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng
A. vô sản.	B. phong kiến.	C. dân chủ tư sản.	D. trung lập.
Câu 8: Nhà soạn nhạc thiên tài Bét - tô - ven là người nước nào?
A. Đức.	B. Anh.	C. Pháp.	D. Italia.
Câu 9: Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ la tinh đứng trước thách thức
A. các nước thực dân phương Tây tìm cách quay trở lại.
B. nạn đói hoành hành.
C. hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh.
D. Mĩ tìm mọi cách bành trướng xâm lược các nước trong khu vực.
Câu 10: Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh thế giới thứ nhất vào thời gian
A. tháng 10 - 1918.	B. tháng 9 - 1918.	C. tháng 12 - 1918.	D. tháng 11 - 1918.
Câu 11: Mở đầu chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Đức tập trung binh lực ở
A. phía tây châu Âu.	B. bán đảo Ban – căng.	C. phía nam châu Âu.	D. phía đông châu Âu.
Câu 12: Nguyên nhân dẫn đến chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản bị sụp đổ là do
A. thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.
B. các nước phương Tây tấn công quân sự đánh bại Nhật Bản.
C. chế độ Mạc phủ suy yếu tự sụp đổ.
D. phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX.
Câu 13: Hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai - 1917 ở Nga là
A. vũ trang tự vệ.
B. chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
C. khởi nghĩa từng phần.
D. biểu tình thị uy.
Câu 14: Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ vào 
A. tháng 4 – 1917.	B. đêm 25 – 10 – 1917.	C. đêm 24 – 10 – 1917.	D. sáng 26 – 10 – 1917.
Câu 15: Cuộc vận động Duy tân năm Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc do ai khởi xướng?
A. Viên Thế Khải.	B. Hồng Tú Toàn.
C. Tôn Trung Sơn.	D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.
Câu 16: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là phong trào đấu tranh của giai cấp nào?
A. Công nhân.	B. Tư sản.	C. Địa chủ phong kiến.	D. Nông dân.
Câu 17: Các nước phương Tây hoàn thành việc xâm lược châu Phi vào 
A. đầu thế kỉ XX.	B. cuối thế kỉ XIX.	C. giữa thế kỉ XIX.	D. cuối thế kỉ XVIII.
Câu 18: Đảng Quốc đại là chính đảng của
A. giai cấp tư sản Ấn Độ.	B. giai cấp tiểu tư sản Ấn Độ.
C. giai cấp công nhân Ấn Độ.	D. giai cấp nông dân Ấn Độ.
Câu 19: Sự kiện nào đánh dấu Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia diễn ra mạnh mẽ.
B. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của phong kiến Xiêm.
C. Pháp gây áp lực buộc vua Nô – rô - đôm chấp nhận quyền bảo hộ.
D. Pháp buộc vua Nô – rô - đôm kí Hiệp ước 1884.
Câu 20: Đầu thế kỉ XIX, Nhật Bản dưới sự thống trị của chế độ nào?
A. Tướng quân.
B. Nhật hoàng.
C. Mạc phủ.
D. Sôgun.
Câu 21: Các nước Anh, Pháp, Mĩ chọn giải pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là
A. cải cách kinh tế - xã hội.
B. tăng cường mở rộng thuộc địa.
C. ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng để thu lợi nhuận cao.
D. nhờ sự giúp đỡ bên ngoài.
Câu 22: Tính chất của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.	B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.
C. cuộc nội chiến.	D. cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Câu 23: Các nước thực dân phương Tây sau khi hoàn thành xâm lược châu Phi đã
A. xây dựng nhiều khu công nghiệp, bến cảng.	B. đầu tư vào châu Phi.
C. xây dựng châu Phi thành các căn cứ quân sự.	D. thực hiện chế độ cai trị hà khắc.
Câu 24: Học thuyết nào của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Đấu tranh bạo động.	B. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
C. Tam dân.	D. Bất bạo động.
Câu 25: Tính chất của phong trào dân tộc 1905 – 1908 ở Ấn Độ là
A. cuộc cách mạng tư sản.	B. cuộc đấu tranh mang đậm ý thức dân tộc.
C. cuộc nội chiến.	D. cuộc cách mạng văn hóa.
Câu 26: Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện Chính sách kinh tế ở Nga là
A. tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển tự do.
B. tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
C. giai đoạn đầu, cho phép tư bản trong nước lũng đoạn, chi phối nền kinh tế.
D. hạn chế tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga.
Câu 27: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản mang tính chất là
A. cuộc cách mạng vô sản.	B. cuộc cách mạng tư sản.
C. cuộc cách mạng văn hóa.	D. cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 28: Đến đầu thế kỉ XX, Vương quốc Xiêm là
A. thuộc địa của Pháp.
B. thuộc địa của Anh.
C. thuộc địa của Hà Lan.
D. nước giữ được độc lập song chịu lệ thuộc vào Anh, Pháp về chính trị và kinh tế.
Câu 29: Các nước thắng trận tổ chức Hội nghị ở Vécxai và Oasinhtơn nhằm mục đích gì?
A. Hợp tác về quân sự.
B. Kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
C. Hợp tác kinh tế.
D. Bàn giải quyết hậu quả chiến tranh.
Câu 30: Nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX cầu viện sự giúp đỡ của Nhật Bản là
A. Nguyễn Ái Quốc.	B. Huỳnh Thúc Kháng.	C. Phan Châu Trinh.	D. Phan Bội Châu.
Câu 31: Năm 1917, Mĩ vin vào cớ nào để tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đức kí hòa ước với Nga.
B. Mĩ muốn “đục nước béo cò”.
C. Vin cớ tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do thương mại trên biển.
D. Đức thất bại ở chiến trường Tây Âu.
Câu 32: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia trong đấu tranh chống Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX là
A. khởi nghĩa của người Khơ – me.	B. khởi nghĩa của người Chăm.
C. khởi nghĩa của Hoàng thân Si vô tha.	D. khởi nghĩa của A - cha Xoa và Pu - côm - bô.
Câu 33: Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là 
A. cách mạng văn hoá.	B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.	D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
Câu 34: Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là
A. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. nước Nga có điều kiện giúp đỡ ta về vật chất và tinh thần.
C. để lại bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.
D. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam.
Câu 35: Sự kiện nào đánh dấu Lào thực sự trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Pháp đưa quân vào Lào.
B. Pháp gây sức ép với triều đình Luông Phabang.
C. Pháp đàm phán buộc Xiêm kí Hiệp ước 1893.
D. Pháp cử đoàn thám hiểm xâm nhập Lào.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 11_MA 930.doc