Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11 - Mã đề 196 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11 - Mã đề 196 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11 - Mã đề 196 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ 196
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút (35 câu trắc nghiệm)
Họ và tên thí sinh:....................................................Số báo danh:.........................................
Câu 1: Chính quyền được thành lập ở nước Nga sau cách mạng tháng Hai là
A. chính quyền Nga hoàng.
B. chính quyền của giai cấp công nhân và nông dân (chính quyền Xô viết).
C. chính quyền của giai cấp tư sản (Chính phủ lâm thời).
D. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
Câu 2: Cuối thế kỉ XIX, nước nào trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?
A. Xiêm.	B. Nhật Bản.	C. Xiêm, Nhật Bản.	D. Philippin.
Câu 3: Năm 1934, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là
A. Quốc vương.	B. Thủ tướng.	C. Tổng thống.	D. Quốc trưởng.
Câu 4: Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại ở Ấn Độ chủ trương dùng phương pháp đấu tranh nào?
A. Kết hợp phương pháp ôn hòa và bạo lực.	B. Phương pháp ôn hòa.
C. Phương pháp cải cách.	D. Phương pháp bạo lực.
Câu 5: Để khôi phục kinh tế, tháng 3 - 1921, Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định thực hiện
A. chính sách mới.	B. chính sách kinh tế mới.
C. kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.	D. kế hoạch 5 năm lần thứ hai.
Câu 6: Biện pháp mà các nước Mĩ, Anh, Pháp chọn để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 
(1929 - 1933) là
A. phát xít hóa bộ máy chính trị.
B. tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội.
C. đàn áp các cuộc biểu tình trong nước.
D. mở rộng quy mô sản xuất ở các nước thuộc địa.
Câu 7: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ bắt nguồn từ ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp.	B. Tài chính ngân hàng.
C. Nông nghiệp.	D. Thương mại.
Câu 8: Mục tiêu và đường lối cách mạng do Lê-nin đề ra trong Luận cương tháng tư năm 1917 là
A. đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù.
B. nêu cao khẩu hiệu chống chiến tranh đế quốc.
C. thực hiện chủ trương ủng hộ chính phủ lâm thời.
D. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 9: Cho các sự kiện:
	1. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.
	2. Mĩ tuyên chiến với Đức.
	3. Nước Nga xô viết kí riêng với Đức Hòa ước Bret Litốp, nước Nga rút khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian về diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
A. 2,3,1.	B. 3,2,1.	C. 3,1,2.	D. 2,1,3.
Câu 10: Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc ở Trung Quốc là
A. Khang Hữu Vi.	B. Hồng Tú Toàn.
C. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.	D. Tôn Trung Sơn.
Câu 11: Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào
A. cuối thế kỉ XIX.	B. đầu thế kỉ XX.	C. đầu thế kỉ XIX.	D. giữa thế kỉ XIX.
Câu 12: Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức đã sử dụng chiến thuật
A. kết hợp chiến tranh du kích và chiến tranh tổng lực.
B. chiến tranh du kích.
C. chiến tranh tổng lực.
D. chiến tranh chớp nhoáng.
Câu 13: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên lĩnh vực nào?
A. Quân sự.	B. Kinh tế.
C. Trên tất cả các lĩnh vực.	D. Chính trị.
Câu 14: Phong trào Duy tân (1898) ở Trung Quốc thất bại là do
A. bị liên quân 8 nước đế quốc đàn áp.
B. phong trào Duy Tân không được lòng dân.
C. triều đình không tiến hành các biện pháp canh tân, bảo vệ đất nước.
D. bị thế lực thủ cựu phản động của triều đình Mãn Thanh phá hoại.
Câu 15: Sự kiện quan trọng diễn ra ngày 25 – 10 – 1917 ở nước Nga là
A. Lê-nin quyết định khởi nghĩa vũ trang.
B. chiến hạm Rạng Đông nổ súng báo hiệu cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông.
C. Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt.
D. cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi.
Câu 16: Với Điều ước Tân Sửu (1901), Trung Quốc đã thực sự trở thành nước
A. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.	B. phong kiến độc lập.
C. thuộc địa.	D. quân chủ lập hiến.
Câu 17: Các nước thắng trận tổ chức Hội nghị ở Vécxai và Oasinhtơn nhằm mục đích gì?
A. Bàn việc hợp tác kinh tế sau chiến tranh.
B. Bàn việc hợp tác về quân sự sau chiến tranh.
C. Kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
D. Bàn việc giải quyết hậu quả chiến tranh.
Câu 18: Vào thế kỉ XVI - XVII, đa số các nước Mĩ Latinh là thuộc địa của
A. Mĩ.	B. Anh, Pháp.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.	D. Hà Lan.
Câu 19: Theo quy định của Hiến pháp năm 1889, Nhật Bản thiết lập
A. chế độ quân chủ lập hiến.	B. chế độ dân chủ tư sản.
C. chế độ cộng hòa.	D. chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 20: Để độc chiếm Lào, thực dân Pháp đã đàm phán với
A. Chính phủ Xiêm.	B. thực dân Anh.
C. triều đình Luông Pha-bang.	D. thực dân Tây Ban Nha.
Câu 21: Nhà tư tưởng nào không phải là đại diện cho trào lưu Triết học Ánh sáng Pháp thế kỉ XVII-XVIII?
A. Mông-te-xki-ơ.	B. Vôn-te.	C. Đi-đơ-rô.	D. Rút-xô.
Câu 22: Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh, chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước, chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.
C. chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.
D. chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược thuộc về phía Nga.
Câu 23: Vào giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin là thuộc địa của
A. Tây Ban Nha.	B. Tây Ban Nha, Mĩ.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.	D. Mĩ.
Câu 24: Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cuối thế kỉ XIX là
A. có thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới.
B. xuất hiện nhiều công ti độc quyền và đẩy mạnh việc xâm chiếm thị trường các nước.
C. tiến hành nhiều cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự và giáo dục.
D. tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, có ưu thế chính trị rất lớn.
Câu 25: Bản chất của đạo luật chia đôi xứ Ben-gan của thực dân Anh ở Ấn Độ là
A. chính sách chia để trị dựa theo tôn giáo.
B. chính sách chia để trị theo địa chính trị.
C. chính sách chia để trị dựa trên chế độ phân chia đẳng cấp.
D. chính sách đàn áp dân tộc.
Câu 26: Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang ở trong giai đoạn nào?
A. Bước đầu phát triển.	B. Phát triển thịnh đạt.
C. Mới hình thành.	D. Khủng hoảng, suy vong.
Câu 27: Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi (1917).
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918).
C. Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937).
D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời (1922).
Câu 28: Sau hai kế hoạch 5 năm (1928 - 1932 và 1933 - 1937), thành tựu quan trọng nhất mà nhân dân Liên Xô đạt được là
A. thành phần tư bản chủ nghĩa đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
B. hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
C. từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp.
D. cuộc cách mạng văn hóa được tiến hành sâu rộng trong toàn quốc.
Câu 29: Nội dung nào không đúng về phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương cuối thế kỷ XIX?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước và đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương.
B. Có chung kẻ thù xâm lược.
C. Phong trào đấu tranh còn mang tính chất tự phát, thiếu đường lối đúng đắn.
D. Phong trào thất bại do nhân dân ba nước Đông Dương chưa quyết tâm đánh giặc.
Câu 30: Điểm giống nhau trong các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (Thái bình Thiên quốc, Duy tân, Nghĩa Hòa đoàn, cách mạng Tân Hợi) là
A. đều chống lại triều đình phong kiến Mãn Thanh.
B. đều thể hiện tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân.
C. đều có sự hậu thuẫn của triều đình phong kiến.
D. đều do giai cấp tư sản lãnh đạo.
Câu 31: Ý nghĩa quốc tế của cuộc cách mạng tháng Mười Nga là
A. đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến, tư sản Nga, thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga.
C. đưa giai cấp công nhân, nhân dân lao động lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
D. làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ và để lại nhiều bài học cho phong trào cách mạng thế giới.
Câu 32: Thắng lợi của cách mạng Tân Hợi (1911) đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của
A. Lương Văn Can.	B. Phan Bội Châu.	C. Phan Châu Trinh.	D. Nguyễn Ái Quốc.
Câu 33: Nội dung nào không phải là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?
A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
C. Công nhân thất nghiệp.
D. Nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.
Câu 34: Thế kỉ XIX, tư tưởng duy tân, cải cách đất nước xuất hiện ở những nước nào ở châu Á?
A. Trung Quốc, Xiêm, Ấn Độ.	B. Việt Nam, Xiêm, Lào.
C. Việt Nam, Trung Quốc, Xiêm.	D. Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ.
Câu 35: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những nước ở châu Phi vẫn giữ được nền độc lập là
A. Ê-ti-ô-pi-a, Kê-ni-a.	B. Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a.
C. Li-bê-ri-a, Xu-đăng.	D. Xu-đăng, An-giê-ri.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 11_MA 196.doc