Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10 - Mã đề 264 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10 - Mã đề 264 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10 - Mã đề 264 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ 264
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút (35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:................................................................................................... SBD: ......................... 
Câu 1: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ trong xã hội nguyên thủy là
A. cung tên.	B. lửa.
C. đồ trang sức.	D. rìu đá.
Câu 2: Dưới thời nhà Đường, con đường mới được thiết lập và mở rộng là
A. con đường xuyên Á. B. con đường tơ lụa. C. con đường gốm sứ. D. con đường Bắc Kinh.
Câu 3: Thể chế dân chủ cổ đại ở các quốc gia cổ đại phương Tây phát triển cao nhất ở
A. At-tich.	B. Rô-ma.	C. Pi-rê.	D. A-ten.
Câu 4: Ở các quốc gia cổ đại phương Tây, quyền lực xã hội nằm trong tay tầng lớp nào?
A. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn	B. Quý tộc, tăng lữ
C. Vua chuyên chế, quan lại	D. Quan lại, quý tộc
Câu 5: Nông nô trong xã hội phong kiến Tây Âu có nguồn gốc là
A. thợ thủ công và nông dân.	B. nông dân và nô lệ.
C. nô lệ và thợ thủ công.	D. bình dân và nô lệ.
Câu 6: Vì sao các thị quốc Địa Trung Hải trở nên rất giàu có?
A. Do buôn bán nô lệ. 	 
B. Do giàu tài nguyên khoáng sản.
C. Do giao thông thuận lợi. 
D. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển buôn bán.
Câu 7: Tại sao dưới thời nhà Đường kinh tế nông nghiệp phát triển?
A. Do áp dụng kỹ thuật canh tác mới.	B. Do xác định đúng thời vụ.
C. Do giảm tô thuế, sưu dịch.	D. Do thực hiện chính sách quân điền.
Câu 8: Vị vua nào được nhân dân Ấn Độ coi là “Đấng chí tôn”?
A. A-sô-ca	B. Bim-bi-sa-ra	C. Gia-han-ghi-a	D. A-cơ-ba
Câu 9: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc đạt tới đỉnh cao dưới thời
A. nhà Minh.	B. nhà Đường.	C. nhà Tần.	D. nhà Tống.
Câu 10: Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. nông dân công xã.	B. tăng lữ.	C. quý tộc.	D. nô lệ.
Câu 11: Tại sao nông dân ở các quốc gia cổ đại phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn?
A. Do chống giặc ngoại xâm	B. Do nhu cầu của công tác trị thủy
C. Do khai phá đất đai	D. Do sản xuất thủ công nghiệp
Câu 12: Bộ máy chính quyền ở Ấn Độ dưới thời vua A-cơ-ba được xây dựng như thế nào?
A. Dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.
B. Chủ yếu do người gốc Trung Á Hồi giáo nắm giữ.
C. Chủ yếu do người gốc Ấn Độ Hồi giáo nắm giữ.
D. Chủ yếu do người gốc Ấn Độ giáo nắm giữ.
Câu 13: Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương Tây thể hiện rõ nhất ở việc
A. công dân được biểu quyết.	B. không chấp nhận có vua.
C. công dân được phát biểu.	D. bầu cử hội đồng.
Câu 14: Thời kỳ cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ là
A. Mô-gôn.	B. Đê-li.	C. Hác-sa.	D. Gúp-ta.
Câu 15: Quốc gia A-út-thay-a và Su-khô-thay-a sau này hợp nhất thành quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á?
A. Mi-an-ma	B. Thái Lan	C. Lào	D. Cam-pu-chia
Câu 16: Tổ chức hợp quần xã hội đầu tiên của người nguyên thủy là
A. bộ lạc. B. thị tộc. C. gia đình phụ hệ.	 D. bầy người nguyên thủy.
Câu 17: Đứng đầu giai cấp thống trị trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. vua chuyên chế.	B. quan lại.	C. tăng lữ.	D. quý tộc.
Câu 18: Thể chế chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Tây là
A. dân chủ cổ đại B. quân chủ lập hiến. C. quân chủ chuyên chế. D. dân chủ tư sản.
Câu 19: Trong thị quốc Địa Trung Hải cư dân sống tập trung ở
A. vùng ven biển.	B. nông thôn.	C. ven sông lớn.	D. thành thị.
Câu 20: Chức quan mới được đặt dưới thời nhà Đường là
A. Tể tướng.	B. Thái úy.	C. Tiết độ sứ.	D. Thượng thư.
Câu 21: Khi người Giec-man tràn vào đế quốc Rô-ma, họ đã từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy và tiếp thu tôn giáo nào?
A. Hồi giáo	B. Hin đu giáo	C. Ki tô giáo	D. Phật giáo
Câu 22: Quá trình phong kiến hóa ở châu Âu được diễn ra rõ nét nhất ở vương quốc nào?
A. Đông-gốt	B. Phơ-răng	C. Ăng-glô xắc-xông	D. Tây-gốt
Câu 23: Thiên văn học và Lịch pháp ra đời sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông do
A. nhu cầu trị thủy.	B. nhu cầu đo đạc ruộng đất.
C. nhu cầu xây dựng.	D. nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Câu 24: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á khi mới hình thành trong khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ X có đặc trưng là
A. nhỏ hẹp thường gọi là các thị quốc.
B. lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, là quốc gia phong kiến “dân tộc”.
C. hình thành ở khu vực ven biển, có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế hàng hóa.
D. rộng lớn, bao gồm nhiều tộc người.
Câu 25: Đế quốc Rôma hoàn toàn bị diệt vong vào thời gian nào?
A. Năm 73.	B. Năm 476.	C. Năm 478	D. Năm 579.
Câu 26: Tác phẩm nào dưới đây bị chính quyền phong kiến Trung Quốc đương thời cấm lưu truyền?
A. Hồng lâu mộng B. Tây du kí C. Thủy hử	 D. Tam quốc diễn nghĩa
Câu 27: Tại sao từ thế kỷ III đế quốc Rôma dần lâm vào khủng hoảng?
A. Do bị người Giec-man xâm chiếm. 
B. Do tình trạng chia rẽ, cát cứ.
C. Do hình thức bóc lột chiếm hữu nô lệ không còn phù hợp. 
D. Do các cuộc đấu tranh của nô lệ.
Câu 28: Điểm giống nhau của vương triều Hồi giáo Mô-gôn và vương triều Hồi giáo Đê-li là
A. khuyến khích phát triển văn hóa, nghệ thuật.	B. thống nhất hệ thống đo lường.
C. do người Hồi giáo gốc Trung Á lập ra.	D. xây dựng một chính quyền mạnh mẽ.
Câu 29: Thế kỉ nào đánh dấu mốc quan trọng trong phát triển lịch sử khu vực Đông Nam Á?
A. Thế kỉ X.	B. Thế kỉ VII	C. Thế kỉ XIII.	D. Thế kỉ XV.
Câu 30: Nhân tố cuối cùng dẫn tới sự suy vong của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là
A. chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu. 
B. nền kinh tế suy thoái.
C. mâu thuẫn xã hội gay gắt. 
D. sự thâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Câu 31: Nguyên nhân quan trọng nhất trong quá trình tiến hóa từ Vượn cổ thành người là
A. đột biến gen.	B. lao động.	C. di truyền.	D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 32: Nhân tố quyết định ở các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành thị quốc là
A. địa hình chia cắt. B. kinh tế chủ yếu là nghề buôn và nghề thủ công.
C. lãnh thổ không rộng. D. dân cư tập trung không đông đúc.
Câu 33: Thách thức to lớn nhất đối với Ấn Độ dưới thời kỳ Vương triều Mô-gôn là
A. kinh tế khủng hoảng. B. mâu thuẫn xã hội gay gắt.
C. sự xâm nhập của chủ nghĩa Tư bản phương Tây. D. tình trạng chia rẽ, cát cứ.
Câu 34: Khi nhận ruộng đất dưới thời Đường người nông dân phải thực hiện nghĩa vụ thuế “dung”. Đó là thuế gì?
A. Thuế thân	B. Thuế hộ khẩu	C. Thuế muối	D. Thuế ruộng
Câu 35: Vì sao nông dân công xã là lực lượng có vai trò quan trọng trong xã hội cổ đại phương Đông?
A. Vì họ đóng nhiều thuế nhất.	B. Vì họ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
C. Vì họ có vai trò to lớn trong sản xuất.	D. Vì họ là lực lượng đông đảo nhất.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 10_MA 264.doc