PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS VĨNH TRỊ NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN : GDCD 8 THỜI GIAN: 45 PHÚT( Không kể viết đề ) Câu 1: Lẽ phải là gì?Tôn trọng lẽ phải là gì? (3 điểm) Câu 2: Em hãy nêu ít nhất 4 ví dụ biểu hiện lao động tự giác, sáng tạo. (2điểm) Câu 3: Thế nào là pháp luật và kỉ luật ? Theo em để rèn luyện tính kỉ luật thì học sinh phải làm gì ? (3 điểm) Câu 4: (2 điểm) Tình huống: “ Hoa và Lan trên đường đi học về thì gặp bạn Hồng lớp trưởng đang phụ mẹ dọn rau ra bán thì hai bạn bỉu môi và cười. Hoa: Ê Lan con nhỏ Hồng đang bán rau kìa nhìn tội nghiệp quá! Lan: Ừ, lại chọc nó cho nó quê đi. Lan và Hoa lại chỗ Hồng và nói: Hoa: Chào cô lớp trưởng đáng mến của tôi sao lại ngồi đây bán rau nhỉ, không ngại à! Lan: Mình mà như bạn là mình ngại lắm đó. Hồng im lặng không nói một lời nào.” Theo em hành động của Lan và Hoa thể hiện điều gì? Qua tình huống, em rút ra được bài học gì cho bản thân? ........................................................................................................................................................................... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I GDCD 8. NĂM HỌC 2015 - 2016 Câu 1: Tôn trọng lẽ phải là gì ? (3đ) + Lẻ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội (1,5 đ) + Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc làm sai trái(1,5 đ) Câu 2 : ( 2 điểm) HS nêu ít nhất 4 ví dụ biểu hiện – mỗi biểu hiện đúng đạt 0,5 điểm - Tự giác học bài, làm bài tập. - Thực hiện tốt nội qui của lớp, trường. - Có kế hoạch rèn luyện bản thân. - Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động. ....... ( Nếu học sinh nêu ý khác đúng vẫn đạt điểm) Câu 3: Thế nào là pháp luật và kỉ luật?(2đ) Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục thuyết phục, cưỡng chế. (1đ) Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. (1đ) * Theo em để rèn luyện tính kỉ luật thì học sinh phải làm gì?(1đ) - Biết tự kiềm chế, kiên trì vượt khó, nổ lực hàng ngày (0,5đ) - Thực hiện tốt những nội quy, quy định của trường lớp đề ra (0,5đ) ( Nếu học sinh nêu ý khác đúng vẫn đạt điểm) Câu 4: 2,0 điểm - Theo em hành động của Lan và Hoa thể hiện sự không tôn trọng người khác. (0,5 đ) Lan và Hoa không tôn trọng bạn Hồng và công việc bán rau của mẹ con bạn Hồng, như vậy là không tôn trọng mẹ của bạn Hồng . (0.5đ) - Trong cuộc sống chúng ta cần phải tôn trọng mọi người dù họ làm nghề gì đi nữa nhưng đó là lao động chân chính, mình cần phải tôn trọng họ. (1đ) ( Nếu học sinh nêu ý khác đúng vẫn đạt điểm) PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – KHỐI 8 TRƯỜNG THCS VĨNH BÌNH NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: GDCD Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) Đề: Câu 1: Tục ngữ: “Nói phải củ cải cũng nghe”. Câu tục ngữ trên nói về đức tính nào? Trình bày khái niệm về đức tính đó? (2 điểm) Câu 2: Em hãy nêu biểu hiện của tôn trọng người khác ? (2 điểm) Câu 3: Kỉ luật là gì ? Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Quan niệm đó là đúng hay sai? Tại sao? (3 điểm) Câu 4: Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Hãy nêu 3 biểu hiện thể hiện lao động tự giác và sáng tạo trong xã hội mà em biết? (3 điểm) -----HẾT------ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: ( 2 điểm) - Câu tục ngữ, ca dao trên nói về “ Tôn trọng lẽ phải” (0.5 điểm) - Tôn trọng lẽ phải : Là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; (0.5 điểm) biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; (0.5 điểm)không chấp nhận và không làm những việc làm sai trái(0.5 điểm) Câu 2: Biểu hiện của tôn trọng người khác: - Cư xử lễ phép, lịch sự với người khác, biết lắng nghe ý kiến người khác; (0.5 điểm) - Biết thừa nhận và học hỏi điểm mạnh của người khác; (0.5 điểm) - Không xâm phạm tài sản, thư từ, nhận kí, sự riêng tư của người khác; (0.5 điểm) - Tôn trọng sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác(0.5 điểm) Câu 3: - Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng( một tập thể) (0.5 điểm) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. (0.5 điểm) - Quan niệm đó sai (0.5 điểm) pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật(0.5 điểm) - Vì đó là những qui định nhằm tạo ra sự thống nhất trong hoạt động (0.5 điểm) tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội(0.5 điểm) Câu 4: - Lao động tự giác và sáng tạo là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài; (0.5 điểm) luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. (1 điểm) - 3 biểu hiện thể hiện lao động tự giác và sáng tạo: (Mỗi ý 0.5 điểm) + Tự giác học tập, làm bài tập. + Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường. + Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động... (Học sinh nêu biểu hiện khác đúng vẫn đạt điểm) PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I: 2015-2016 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN MÔN GDCD - KHỐI 8 ----o0o---- Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) ĐỀ: Câu 1: Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” nói lên đức tính gì? Em hãy cho biết biểu hiện và ý nghĩa của đức tính đó? (3 điểm) Câu 2: Hãy cho biết pháp luật, kỉ luật là gì?(2điểm) Câu 3: Trong giờ kiểm tra Loan thấy Bích dở tài liệu ra xem Loan không nhắc nhở bạn vì sợ bạn giận sẽ không chơi với mình nữa. Theo em bạn Loan có đúng không? Việc làm của Loan nói lên đức tính gì?Nếu em là bạn Loan em sẽ làm như thế nào? (3điểm) Câu 4: : Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Quan niệm đó là đúng hay sai? Tại sao? (2điểm) **HẾT** HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 ( 3điểm) Câu tục ngữ nói lên đức tính tôn trọng người khác(0,5đ) * Biểu hiện: (mỗi ý đúng 0,5đ, nếu HS nêu ý khác đúng vẫn cho điểm) - Biết lắng nghe, biết cư xử lễ phép, lịch sự với người khác - Thừa nhận và học hỏi điểm mạnh của người khác - Tôn trọng sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác, - Không xâm phạm thư từ nhật kí riêng tư của người khác *Ý nghĩa: Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại(0,5đ) Mọi người biết tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp(0,5đ) Câu 2 ( 2 điểm) - Pháp luật là những quy tắc xử sự chung ,có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, (0,5đ)được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục ,cưỡng chế (0,5đ) - Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng( một tập thể) (0.5đ) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. (0.5đ) Câu 3 ( 3điểm) - Theo em bạn Loan làm vậy là sai (0,5đ)là không tôn trọng lẽ phải, vi phạm kỉ luật (0.5đ) - Nếu em là Loan em sẽ nhắc nhở và khuyên bạn không nên làm như vậy vì làm như vậy là vi phạm nội quy nhà trường, lừa dối thầy cô giáo. Nếu bạn không nghe em sẽ báo cho thầy cô biết (2đ) Câu 4: 2điểm Quan niệm đó sai (0,5đ) pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật(0,5đ) vì đó là những qui định nhằm tạo ra sự thống nhất trong hoạt động (0,5đ) tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội(0,5đ) **HẾT** TRƯỜNG THCS HƯNG ĐIỀN A KIỂM TRA HKI GDCD 8 NĂM HỌC 2015-2016 Câu 1. Trình bày ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải? Sưu tầm 2 câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về tôn trọng lẽ phải? (2 điểm) Câu 2. Tôn trọng người khác có những biểu hiện nào? (1 điểm) Câu 3. Khái niệm pháp luật? (1 điểm) * Bài tập: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Vì sao? (1,5 điểm) Câu 4. Ca dao: “Bạn bè là nghĩa tương thân, Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau. Bạn bè là nghĩa trước sau, Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai”. - Từ ca dao trên, em hãy nêu biểu hiện cơ bản của tình bạn trong sáng, lành mạnh (1 điểm). * Tình huống: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn mình: “Có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống”. (1 điểm) Câu 5. Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? (1 điểm) * Bài tập: Có quan điểm cho rằng: “chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có”. - Em có đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao? (1,5 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. * Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. (1 điểm) Giúp con người có cách cư xử phù hợp. Góp phần xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển. * Hai câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về tôn trọng lẽ phải. (1 điểm) - Làm người phải đắn phải đo Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu. - Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn. (HS trình bày những câu khác đúng vẫn cho điểm) Câu 2. Biểu hiện của tôn trọng người khác. (1 điểm) - Biết lắng nghe, cư xử lễ phép, lịch sự với người khác; biết thừa nhận và học hỏi các điểm mạnh của người khác; không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác; tôn trọng những sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác; Câu 3. Khái niệm pháp luật. (1 điểm) - Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắc buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. * Bài tập: Không. Vì: bản nội quy nhà trường là kỉ luật, ban hành cho học sinh thực hiện, không áp dụng cho toàn xã hội. (1,5 điểm) (HS giải thích ý tương tự đúng vẫn chấm điểm). Câu 4. Biểu hiện cơ bản của tình bạn trong sáng, lành mạnh. (1 điểm). - Phù hợp nhau về quan niệm sống, bình đẳng và tôn trọng nhau, chân thành, tin cậy, có trách nhiệm, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, * Tình huống: Em sẽ an ủi, động viên, chia sẻ nỗi buồn với bạn,.(1 điểm) (HS trình bày ý khác đúng vẫn chấm điểm). Câu 5. Lao động tự giác, sáng tạo. (1 điểm) - Là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài; luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lựơng, hiệu quả lao động. * Bài tập: Không. Vì:.. (Chấm theo phát triển năng lực học sinh). (1,5 điểm) PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – KHỐI 8 TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH TRUNG NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: GDCD Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) ĐỀ Câu 1: Câu tục ngữ “Áo rách cốt cách người thương” nói lên đức tính gì? Em hãy nêu biểu hiện của đức tính ấy ? (2 điểm) Đề chưa phù hợp với đáp án (câu tục ngữ trên không nói lên đức tính tôn trọng người khác) Câu 2: Học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Vì sao? Nêu 3 biểu hiện chấp hành kỉ luật, pháp luật. (3 điểm) Câu 3: Hiện nay vẫn có một số người còn xem thường lẽ phải, em hãy nêu những ví dụ không tôn trọng lẽ phải ? ( tìm ít nhất 6 ví dụ) (3 điểm) Câu 4: Em hãy nêu ít nhất 4 ví dụ biểu hiện lao động tự giác, sáng tạo. (2 điểm) **HẾT** HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 ( 2 điểm) - Câu tục ngữ nói lên đức tính tôn trọng người khác. - Biết lắng nghe, biết cư xử lễ phép, lịch sự với người khác, thừa nhận và học hỏi điểm mạnh của người khác, tôn trọng sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác, tôn trọng những sở thích thói quen, bản sắc riêng của người khác. Đề chưa phù hợp Câu 2 ( 3 điểm) - Học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật (0,5đ) - Vì : + Học sinh rất cần có tính kỉ luật và mỗi cá nhân học sinh thực hiện tốt kỉ luật thì nội qui nhà trường sẽ được thực hiện tốt, học sinh sẽ trở thành người tốt, có ích cho xã hội(0,5đ) + Học sinh biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần làm cho xã hội ổn định, bình yên, (0,5đ) Biểu hiện: + Đi học đúng giờ(0,5đ) + Không vượt đèn đỏ. (0,5đ) + Không chạy xe hàng 2 hàng 3.(0,5đ) ( Nếu học sinh nêu ý khác đúng vẫn đạt điểm) Câu 3 ( 3 điểm) + Vi phạm nội qui trường học +Vi phạm nội qui cơ quan +Làm trái qui định pháp luật, +Không dám đấu tranh chống những biểu hiện sai trái. + Gió chiều nào theo chiều ấy + Không dám đưa ra kiến của mình ( Nếu học sinh nêu ý khác đúng vẫn đạt điểm) Câu 4 : ( 2 điểm) HS nêu ít nhất 4 ví dụ biểu hiện – mỗi biểu hiện đúng đạt 0,5 điểm - Tự giác học bài, làm bài tập. - Thực hiện tốt nội qui của lớp, trường. - Có kế hoạch rèn luyện bản thân. - Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động. - Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm... ( Nếu học sinh nêu ý khác đúng vẫn đạt điểm) **HẾT** PGD& ĐT VĨNH HƯNG TRƯỜNG THCS THÁI TRỊ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN : GDCD 8 Thời Gian : 45 Phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3 điểm) -Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Khi tôn trọng lẽ phải sẽ giúp gì cho chúng ta ? Tình huống: Trên đường đi học về, Tâm nói với Trung: Nhóc mai hai đứa mình qua nhà bà Hải hái đủ đủ. Nó chín nhiều quá nhưng bà ấy không có nhà. Trung nói: không được dù bà không có nhà nhưng đó là của nhà Bà. Bà chưa cho chúng ta không được tự vào lấy đấy là hành vi sai trái. -Sai gì mà sai, Bà không có nhà chẳng có ai lấy mình không lấy thì nó cũng rơi hư mất chứ gì . Tâm nói. Nghe Tâm nói thế Trung cũng suy nghĩ không biết nên làm gì. Câu hỏi: Hãy giúp bạn Trung nghĩ cách ứng xử phù hợp nhất cho tình huống này? Câu 2: (4 điểm) “..Ngày 20/10/2015 Tòa án nhân dân huyện K. A, tỉnh HP mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án giết người, cướp tài sản tại huyện do bị cáo là Nguyễn Văn Bảy cùng đồng bọn và nạn nhân là Nguyễn Văn Út. Sự việc diễn ra như sau : Vào ngày 10/12/2014, gia đình Bảy mở tiệc tân gia nhà, thuê nhạc sống và hát và nhậu từ 9 giờ sáng đến 23g20 ngày 11/12/2014 mà vẫn chưa nghỉ. Út qua nhà Bảy nhắc nhở thì bị Bảy cùng anh em trong gia đình Bảy đánh Út. Khi thấy Út ngã xuống thì Bảy thấy điện thoại của Út rơi ra ngoài. Bảy lấy đưa cho con cất, và sai em của bảy khiêng nạn nhân Út bỏ ngoài cổng, rồi quay vào nhậu và hát tiếp. Sáng ngày hôm sau người qua đường phát hiện nạn nhân Út đã tử vong, trên cơ thể có nhiều vết thương......” Trích báo Pháp Luật và đời sống.... Câu hỏi: Em có nhận xét gì về các hành vi của Bảy và gia đình Bảy? Nêu là Bảy và gia đình Bảy trong tình huống này em sẽ làm gì? ( Học sinh dựa vào kiến thức bài Tôn trọng người khác và Pháp luật và kỉ luật ) Câu 3:(3 điểm) Có ý kiến cho rằng : “Tính tự giác là phấm chất đạo đức có thể rèn luyện được , còn Tự giác là phẩm chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có” Câu hỏi: Em có đồng tình với quan điểm trên hay không? Vì sao? Những biểu hiện nào cho thấy chúng ta là người lao động tự giác và sáng tạo? --- Hết--- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN GDCD 8 Câu 1( 3 điểm ) * Tôn trọng lẽ phải (1 điểm): Là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm theo những việc sai trái. * Ý nghĩa ( 1điểm):-Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp; - Làm lành mạnh, tốt đẹp các mối quan hệ xã hội ;góp phân thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển . * Tình huống (1 điểm): ( HS trình bày ý tương tự vẫn chấm) Không vào vườn hái đu đủ . Nhắc nhở bạn làm vậy là vi phạm pháp luật, không đúng .... Câu 2: ( 4 điểm) ( HS trình bày ý tương tự vẫn chấm) 1.Nhận xét hành vi của Bảy và giai đình (2 điểm ) - Không tôn trọng người khác: bật nhạc quá 10 giờ tối, xúc phạm thân thể người anh Út. - Vi phạm pháp luật: Đánh người, gấy rối trật tự công cộng, cướp tài sản người bị hại... - Vi phạm qui ước nơi cộng đồng dân cư: Gây rối trật tự công cộng... 2. Xử lí tình huống: HS xử lí theo nhận thức của cá nhân (2 điểm) - Nếu là Bảy: sẽ xin lỗi hàng xóm, tắt nhạc... 1 đ - Là người thân của Bảy: Sẽ tắt nhạc, can ngăn,.....1 đ Câu 3: ( 3 điểm) HS trình bày ý tương đương vẫn chấm. 1.( 1 đ)Chấm theo sự hiểu biết của học sinh . - Ý kiến trên là sai ( 0,5 đ) vì cả 2 phẩm chất này đều có thể rèn luyện được trong cuộc sống(0,5 đ). 2. Biểu hiện( 2 điểm)HS nêu 1 ý 0,5 đ - Tự giác học bài, làm bài. - Đổi mới phương pháp học tập . - Luôn suy nghĩ tìm ra những cách giải bài tập, những cách lập luận, giải quyết vấn đề khác nhau . - Biết nhìn nhận, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau . - Biết đưa ra quan điểm, ý kiến riêng của bản thân . --- Hết--- PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC: 2015-2016 MÔN: GDCD 8 Ngày kiểm tra: 24/12/2015 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 ( 3,0 điểm) “ Bạn bè là nghĩa tương thân, Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau.” Câu ca dao trên nói lên mỗi con người cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nào trong cuộc sống? Em hãy nêu những biểu hiện cơ bản của tình cảm tốt đẹp ấy. Câu 2 ( 3,0 điểm) Tình huống: Đầu giờ học, các bạn tổ trưởng báo cáo với cô giáo về việc chuẩn bị bài của lớp. Tú – tổ trưởng tổ 1 báo cáo: - Thưa cô, tổ em làm bài đầy đủ nhưng có một số bạn trong lớp đến giờ truy bài mới làm ạ. - Những bạn nào vậy? - cô giáo hỏi. - Thưa cô, là bạn Minh, Hạnh, Thi ạ. - Cảm ơn em. “ Bạn bè mà nó lại báo cáo với cô thế thì chết à?” Hải nói nhỏ. a. Trong tình huống ấy, em sẽ nói gì với Hải? b. Hành vi của Tú thể hiện phẩm chất nào em đã học? Ý nghĩa của phẩm chất ấy trong cuộc sống. Câu 3 ( 1,5điểm) Lao động tự giác, sáng tạo giúp con người học tập mau tiến bộ, nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Em hãy nêu một số biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động? Câu 4 (2,5 điểm) “ Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học.” a. Theo em, hành vi đó đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu là bạn bè, em sẽ khuyên các bạn có hành vi ấy như thế nào? HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD 8 HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC: 2015-2016 Câu 1: (3 điểm) * Mỗi người cần xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. (0,5 điểm) * Biểu hiện cơ bản của tình bạn trong sáng, lành mạnh: - Phù hợp nhau về quan niệm sống, (0,5 điểm) - Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, (0,5 điểm) - Chân thành, tin cậy, có trách nhiệm, (0,5 điểm) - Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau, (0,5 điểm) - Giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn. (0,5 điểm) Câu 2: (3 điểm) a. Ứng xử: hs tự nêu, qua đó nổi bật: bạn Hải nói như vậy là sai, các bạn Minh, Hạnh, Thi đã vi phạm nội quy nhà trường... (1điểm) b. * Phẩm chất: Tôn trọng lẽ phải (0,5 điểm) *Ý nghĩa: - Giúp con người có cách cư xử phù hợp. (0,5 điểm) - Góp phần xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp. (0,5 điểm) - Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển. (0,5 điểm) Câu 3: (1,5 điểm) Biểu hiện: hs tự nêu những biểu hiện cụ thể trong cuộc sống, mỗi biểu hiện đạt 0,5 điểm.( 3 biểu hiện/1,5 điểm) Gợi ý: - Tự giác học bài, làm bài. - Đổi mới phương pháp học tập. - Tự giặt đồ, nấu cơm phụ giúp cha mẹ - Biết thừa nhận, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. - Biết đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của bản thân. Câu 4: (2,5 điểm) a. * Hành vi đó là sai. (0,5 điểm) * Vì: hs tự lí giải, qua đó thấy được các bạn không tôn trọng thầy cô, vi phạm nội quy nhà trường(1 điểm) b. Ứng xử: tùy theo cách ứng xử của hs, qua đó thể hiện là học sinh, trong giờ học cần nghiêm túc lắng nghe thầy cô giảng bài, vừa tôn trọng thầy cô, vừa tiếp thu kiến thức.(1 điểm) ( HS trình bày ý tương tự vẫn chấm) PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – KHỐI 8 TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH TÂY NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: GDCD Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) ĐỀ: Câu 1: (2 điểm) Trong cuộc sống của chúng ta muôn màu muôn vẻ nó tạo nên nhiều mối quan hệ phức tạp, nếu mỗi con người chúng ta ai cũng có cách cư xử đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải thì sẽ góp phần làm cho các mối quan
Tài liệu đính kèm: