Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề CD22 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Quảng Nam

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề CD22 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề CD22 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Quảng Nam
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017
QUẢNG NAM
Môn: GDCD - LỚP 12
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 3 trang)
Thời gian: 45 phút, không tính thời gian giao đề)
MÃ ĐỀ: CD022
 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 8 ĐIỂM)
Học sinh chọn câu trả lời đúng và tô vào ô tương ứng.
 Câu 1. Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về cơ hội học tập như nhau là nội dung bình đẳng về
	A. tôn giáo.	B. giáo dục.	C. chính trị.	D. kinh tế.
 Câu 2. Mọi thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động phải thông qua loại văn bản nào?
	A. Hợp đồng mua sức lao động.	B. Hợp đồng kinh doanh.
	C. Hợp đồng kinh tế.	D. Hợp đồng lao động.
 Câu 3. Khoản 2 điều 38 Hiến pháp 2013 quy định "Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng". Thể hiện cho hình thức thực hiện pháp luật nào?
	A. Tuân thủ pháp luật.	B. Sử dụng pháp luật.
	C. Thi hành pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật.
 Câu 4. Tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính do lỗi cố ý?
	A. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.	B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
	C. Từ đủ 18 tuổi Trở lên.	D. Từ đủ 18 tuổi đến dưới 20 tuổi.
 Câu 5. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được thể hiện nội dung nào dưới đây?
	A. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
	B. Chồng quyết định toàn bộ kinh tế gia đình.
	C. Người vợ quyết định moị việc trong gia đình.
	D. Vợ có quyền quyết định nuôi dậy con cái.
 Câu 6. Một trong những nguyên tắc hợp đồng lao động là
	A. tự do, tự nguyện, bình đẳng.
	B. tự do thực hiện hợp đồng lao động.
	C. do người lao động tự quyết định.
	D. do người sử dụng lao động quyết định.
 Câu 7. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình?
	A. Vi phạm pháp luật.	B. Thiếu suy nghĩ.
	C. Thiếu kế hoạch.	D. Không cẩn thận.
 Câu 8. Anh C đi xe máy không đi vào đường ngược chiều, có nghĩa anh C đã
	A. sử dụng pháp luật.	B. áp dụng pháp luật.
	C. tuân thủ pháp luật.	D. thi hành pháp luật.
 Câu 9. Sử dụng pháp luật là
	A. làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
	B. không làm những việc pháp luật quy định phải làm.
	C. làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
	D. không làm những điều mà pháp luật cấm.
 Câu 10. Để quản lí xã hội Nhà nước đã ban hành hệ thống quy tắc xử sự chung đó là
	A. đạo đức.	B. cơ chế.	C. pháp luật.	D. chính sách.
 Câu 11. Vi phạm hình sự là hành vi
	A. đe dọa toàn xã hội.	B. nguy hiểm cho xã hội.
	C. gây khó khăn cho xã hội.	D. cản trở sự phát triển của xã hội.
 Câu 12. Anh T, 22 tuổi có giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự nhưng trốn tránh không đi, trường hợp này anh T đã
	A. không tuân thủ pháp luật.	B. không thi hành pháp luật.
	C. không sử dụng pháp luật.	D. không áp dụng pháp luật.
 Câu 13. Pháp luật mang bản chất
	A. kinh tế.	B. chính trị.	C. giai cấp .	D. đạo đức.
 Câu 14. Anh A đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
	A. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.	B. Tính truyền thống.
	C. Tính quy phạm phổ biến.	D. Tính quyền lực bắt buộc chung.
 Câu 15. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ không bao gồm nội dung nào dưới đây?
	A. Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm.
	B. Bình đẳng về trách nhiệm xã hội.
	C. Bình đẳng về tiền lương, tiền thưởng.
	D. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
 Câu 16. Uỷ ban nhân dân xã làm giấy đăng ký kết hôn cho anh H. Uỷ ban nhân dân xã đã thực hiện hình thức pháp luật nào?
	A. Áp dụng pháp luật.	B. Tuân thủ pháp luật.
	C. Thi hành pháp luật.	D. Sử dụng pháp luật.
 Câu 17. Điều 8 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: "Không được phân biệt vì lí do Tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân...". điều này thể hiện quyền bình bẳng giữa
	A. các tầng lớp. B. các tôn giáo. C. các dân tộc. D. các giai cấp.
 Câu 18. Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới các
	A. quan hệ tài sản và quan hệ xã hội.
	B. quan hệ nhân thân và quan hệ gia đình.
	C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
	D. quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội.
 Câu 19. Công ty X đã xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong trường hợp này công ty X đã
	A. không thi hành pháp luật.	B. không áp dụng pháp luật.
	C. không tuân thủ pháp luật.	D. không sử dụng pháp luật.
 Câu 20. Khi làm hàng rào ông A đã lấn đất của nhà ông B, ông B không đồng ý và viết đơn khiếu nại. Ông B đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào?
	A. Thi hành pháp luật.	B. Áp dụng pháp luật.
	C. Sử dụng pháp luật.	D. Tuân thủ pháp luật.
 Câu 21. Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh?
	A. Thực hiện quyền, nghĩa vụ trong kinh doanh.
	B.Xúc tiến các hoạt động thương mại.
	C. Chủ động mở rộng kinh doanh.
	D. Tự lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
 Câu 22. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là thực hiện công dân bình đẳng về
	A. quyền và trách nhiệm.	B. trách nhiệm pháp lý.
	C. nghĩa vụ và trách nhiệm.	D. quyền và nghĩa vụ.
 Câu 23. Sau khi kết hôn, Anh T đã không cho chị H đi học tại chức. Anh T xâm phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
	A. tinh thần.	B. gia đình.	C. tình cảm.	D. nhân thân.
 Câu 24. Cảnh sát giao thông xử phạt anh B vượt đèn đỏ, gây va chạm với xe khác. Trường hợp này cảnh sát giao thông đã
	A. sử dụng pháp luật.	B. áp dụng pháp luật.
	C. thi hành pháp luật.	D. tuân thủ pháp luật.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: (1 điểm) Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, bản thân em đã làm gì để thực hiện tốt pháp luật?
Câu 2: (1điểm) Thế nào là vi phạm dân sự? Vi phạm dân sự có trách nhiệm pháp lí như thế nào?
 HẾT....

Tài liệu đính kèm:

  • docMÃ ĐỀ CD 22.doc