SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2016-2017 NGUYỄN QUANG DIÊU MÔN THI: ĐỊA LÝ 12 Giáo viên: Võ Thị Như Khoa Điện thoại: 0907241884 THỜI GIAN: 50 PHÚT Câu 1. Đặc điểm không đúng với vị trí địa lý nước ta là: A. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. nằm ở phần đông bán đảo Đông Dương. C. trong khu vực phát triển kinh tế sôi động của thế giới. D. nằm ở trung tâm các vành đai động đất và sóng thần trên thế giới. Câu 2. Trên đất liền, lãnh thổ nước ta tiếp giáp với các quốc gia: A. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma. B. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. C. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia D.Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma Câu 3. Lãnh thổ Việt Nam nằm chủ yếu trong khu vực khí hậu: A. cận nhiệt gió mùa. B. nhiệt đới gió mùa. C. ôn đới gió mùa. D. tiếp giáp lãnh hải. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng nội thủy của nước ta? A. Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. B. Là cơ cở để tính chiều rộng lãnh hải của nước ta. C. Được tính từ đường cơ sở ra 12 hải lí D. Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. Câu 5. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng loại hình giao thông vận tải A.Đường ô và đường sắt B.Đường biển và đường sắt C.Đường hàng không và đường biển D.Đường ô tô và đường biển. Câu 6. Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình ở vùng: A.Tây Bắc và Đông Bắc. B.Đông Bắc và Nam Trường Sơn. C.Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. D.Tây Bắc và bắc Trường Sơn. Câu 7. Có các ngọn núi cao nằm trên biên giới Việt-Lào là: a. Khoan La San; b. Pha Luông; c. Phu Hoạt; d. Rào cỏ. Thứ tự lần lượt các ngọn núi trên từ Bắc vào Nam: a-c-d-b B. a-b-c-d C. a-b-a-d D. a-c-b-d Câu 8. Hướng núi Tây Bắc- Đông Nam ở nước ta điển hình ở vùng: A.Tây Bắc và Đông Bắc. B.Đông Bắc và Nam Trường Sơn. C.Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. D.Tây Bắc và bắc Trường Sơn. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? A.Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao. B.Hướng núi tây bắc-đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế. C.Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau. D.Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 10. Địa hình vùng núi Nam Trường Sơn không có những đặc điểm nào sau đây? A.Khối núi Kom tum và cực Nam Trung Bộ được nâng cao. B.Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông-Tây. C.Các cao nguyên badan Plâyku, Mơ Nông, Di Linh khá bằng phẳng. D.Đỉnh Ngọc Linh là đỉnh cao nhất của vùng. Câu 11. Đỉnh núi cao nhất nước ta thuộc dãy: Trường Sơn Bắc. B. Hoàng Liên Sơn. C. Trường Sơn Nam. D. Đông Triều. Câu 12. Yếu tố quyết định tình phân bậc của địa hình Việt Nam là: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Sự xuất hiện từ khá sớm của con người. C.Tác động của vận động Tân kiến tạo. D.Vị trí địa lí giáp với biến Đông. Câu 13. Theo quốc lộ 1A, đi từ Bắc vào Nam sẽ lần lượt đi qua các đèo : A. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả B. đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả C. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông D. đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Cù Mông,đèo Cả Câu 14. Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình của nước ta tập trung chủ yếu ở: A. Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ Câu 15. Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta là: A. Nam Côn Sơn và Cửu Long. B. Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng. C. Nam Côn Sơn và Sông Hồng. D. Thổ Chu - Mã Lai và Cửu Long. Câu 16. Quá trình địa mạo chi phối đặc trưng địa hình vùng bờ biển nước ta là: A. xâm thực. B. tích tụ. C. mài mòn. D. xâm thực-bồi tụ. Câu 17. Vai trò của biển đến khí hậu nước ta trong mùa đông là: A. làm giảm nền nhiệt độ. B. mang mưa đến cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ. C. tăng độ ẩm. D. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô. Câu 18. Loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của biển Đông là: A. vàng B. sa khoáng C. titan D. dầu mỏ, khí đốt Câu 19. Hướng gió chính gây mưa cho Đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hè là : A.tây nam. B.đông nam. C.đông bắc. D.tây bắc. Câu 20. Lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta dao động trong khoảng : A.500 - 1000mm. B.1500 - 2000mm. C.2500 - 3000mm. D.3000 - 4000mm. Câu 21. Đặc trưng nổi bật thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là : A.lạnh và ẩm. B.lạnh, khô và trời quang mây. C.nóng và khô. D.lạnh, trời âm u nhiều mây. Câu 22. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện: A.làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh. B.bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu. C.tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô. D.tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc. Câu 23 . Nguyên nhân chủ yếu làm cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là : A.nước ta nằm trong vành đai nội chí tuyến. B.nước ta nằm gần trung tâm của gió mùa mùa đông. C.địa hình có dạng địa hình cánh cung đón gió. D.Địa hình có hướng Tây Bắc- Đông Nam Câu 24. Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do : A.gió mùa mùa đông bị suy yếu. B.gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta. C.ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ. D.khối khí lạnh di chuyển qua biển. Câu 25. Rừng xavan cây bụi gai hạn nhiệt đới khô chủ yếu ờ vùng: A. sơn nguyên Đồng Văn. B. khu vực Quảng Bình – Quảng Trị. C. khu vực Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 26. Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên của nước ta là: A. 2 miền. B. 3 miền. C. 4 miền. D. 5 miền. Câu 27. Sự phân hóa thiên nhiên giữa 2 cùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do: A. tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. B. độ cao địa hình. C. thảm thực vật. D. ảnh hưởng của Biển Đông. Câu 28. Trên đai cao á nhiệt đới và ôn đới chủ yếu là các nhóm đất: A. đất feralit có mùn và đất mùn alit. B. nhóm đất xám va đất feralit nâu đỏ. C. nhóm đất đen. D. đất feralit có mùn và nhóm đất đen Câu 29. Thảm thực vật rừng VIệt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì: A.Địa hình đồi núi chiếm ưu thế lại phân hóa phức tạp B.Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu C.Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất D.Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật Câu 30. Dạng thời tiết đặc biệt thường xuất hiện vào mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là: A. sương mù, sương muối và mưa phùn. B. mưa tuyết và mưa rào. C. mưa đá và dông. D. Hạn hán và lốc tố. Câu 31. “ Rừng tràm chim” là kiểu rừng: A.Nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá B.Thưa nhiệt đới khô lá rụng C.Lá rộng thường xanh ngập mặn D.Á nhiết đới lá rộng Câu 32. Loài có số lượng suy giảm nhanh chóng nhất ở nước ta hiện nay là: A. thú B. chim C. bò sát lưỡng cư D. cá Câu 33. Mục tiêu ban hành “sách đỏ Việt Nam” là: A.đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước B. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng C. bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm D. kiểm kê các loài động, thực vật ở Việt Nam Câu 34. Nhận định nào sau đây không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta? A.Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng chiếm khoảng 28% diện tích đất tự nhiên. B. Diện tích đất hoang, đồi núi trọc của nước ta ngày càng giảm mạnh. C.Diện tích đất đai bị suy thoái ở nước ta vẫn còn một bộ phận diện tích lớn. D. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng ở nước ta ngày càng giảm. Câu 35. Dựa vào bảng số liệu dưới đây về diện tích rừng của nước ta qua các năm (triệu ha) Năm 1943 1983 1999 2014 Tổng diện tích rừng 14,3 7,2 10,9 12,9 Rừng tự nhiên 14,3 6,8 9,4 10,0 Rừng trồng 0,0 0,4 1,5 2,9 Nhận định nào sau đây đúng với bảng số liệu trên: A.Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn B.Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng cũng được phục hồi C.Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng chưa phục hồi hoàn toàn D.Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng Câu 36. Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là: A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. B. chuyển đổi cơ cấu cây trồng và gia súc. C. phát triển các cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. D. khai hoang mở rộng diện tích. Câu 37. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam? A.Mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI. B.Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc. C.70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng VIII, IX, X. D.Trung bình mỗi năm có 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta. Câu 38. Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do: A. mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. được sự điều tiết hợp lí của các hồ nước. C. nguồn nước ngầm phong phú. D. có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông. Câu 39. Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là: A.Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 40. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân là: A.Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn B.Xây dựng hồ chứa nước C.Di dân những vùng thường xuyên diễn ra lũ quét D.Quy hoạch các điểm dân cư ở vùng cao SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ XUẤT THI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2016-2017 NGUYỄN QUANG DIÊU MÔN THI: ĐỊA LÝ 12 HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT Câu 1: D. ( vì nước ta nằm liền kề các vành đai động đất và sóng thần trên thế giới.) Câu 2: C. (Atlats trang 4-5) Câu 3. Lãnh thổ Việt Nam nằm chủ yếu trong khu vực khí hậu: B. nhiệt đới gió mùa. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng nội thủy của nước ta? C. Được tính từ đường cơ sở ra 12 hải lí ( ý này là vùng lãnh hải) Câu 5. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng loại hình giao thông vận tải C.Đường hàng không và đường biển (vì nước ta nằm trên ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế) Câu 6 B.Đông Bắc và Nam Trường Sơn. Câu 7. B. (a. Khoan La San; b. Pha Luông c. Phu Hoạt; d. Rào cỏ) Atlats trang 6-7 Câu 8. D.Tây Bắc và bắc Trường Sơn. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? A.Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Câu 10. Địa hình vùng núi Nam Trường Sơn không có những đặc điểm nào sau đây? C.Các cao nguyên badan Plâyku, Mơ Nông, Di Linh khá bằng phẳng. Câu 11. Đỉnh núi cao nhất nước ta thuộc dãy: B. Hoàng Liên Sơn. ( Atlats trang 13) Câu 12. Yếu tố quyết định tình phân bậc của địa hình Việt Nam là: C.Tác động của vận động Tân kiến tạo.(Địa hình được trẻ lại, phân bậc) Câu 13. Theo quốc lộ 1A, đi từ Bắc vào Nam sẽ lần lượt đi qua các đèo : A. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả ( At lát trang 13,14) Câu 14. Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình của nước ta tập trung chủ yếu ở: D. Nam Bộ ( Rừng U Minh thuộc Bán đảo Cà Mau) Câu 15. Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta là: A. Nam Côn Sơn và Cửu Long. ( SGK – tài nguyên thiên nhiên vùng biển) Câu 16. Quá trình địa mạo chi phối đặc trưng địa hình vùng bờ biển nước ta là: D. xâm thực-bồi tụ. ( địa hình caxto, bờ biển mài mòn, vũng vình đầm phá→xâm thực do nước chảy, tam giác châu→bồi tụ) Câu 17. Vai trò của biển đến khí hậu nước ta trong mùa đông là: D. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô.( làm tăng độ ẩm các khối không khí qua biển) Câu 18. Loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của biển Đông là: D. dầu mỏ, khí đốt Câu 19. Hướng gió chính gây mưa cho Đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hè là : B.đông nam. (Atlats trang 9) Câu 20. Lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta dao động trong khoảng : B.1500 - 2000mm. ( SGK- bài 9) Câu 21. Đặc trưng nổi bật thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là : B.lạnh, khô và trời quang mây. ( gió mùa Đông Bắc ) Câu 22. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện: C.tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.( do mưa nhiều trên vùng nham thạch dễ hòa tan, rửa trôi) Câu 23 . Nguyên nhân chủ yếu làm cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là : C.địa hình có dạng địa hình cánh cung đón gió. Câu 24. Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do : D.khối khí lạnh di chuyển qua biển. Câu 25. Rừng xavan cây bụi gai hạn nhiệt đới khô chủ yếu ờ vùng: C. khu vực Nam Trung Bộ (Atlats trang 12) Câu 26. Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên của nước ta là: B. 3 miền. (Atlat trang 13) Câu 27. Sự phân hóa thiên nhiên giữa 2 cùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do: A. tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. ( các cánh cung Đông Bắc→gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh→Đông Bắc có mùa đông đến sớm, dãy Hoàng Liên sơn→gió mùa Đông Bắc suy yếu ở vùng Tây Bắc) Câu 28. Trên đai cao á nhiệt đới và ôn đới chủ yếu là các nhóm đất: A. đất feralit có mùn và đất mùn alit. (SGK- thiên nhiên phân hóa đai cao) Câu 29. Thảm thực vật rừng VIệt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì: B.Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu (phân hóa khí hậu→phân hóa sinh vật) Câu 30. Dạng thời tiết đặc biệt thường xuất hiện vào mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là: A. sương mù, sương muối và mưa phùn ( do có mùa đông lạnh, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm) Câu 31. “ Rừng tràm chim” là kiểu rừng: C.Lá rộng thường xanh ngập mặn ( thuộc miền khí hậu phía Nam) Câu 32. Loài có số lượng suy giảm nhanh chóng nhất ở nước ta hiện nay là: A. thú ( bảng số liệu 14.2- SGK) Câu 33. Mục tiêu ban hành “sách đỏ Việt Nam” là: B. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng (Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên bà môi trường) Câu 34. Nhận định nào sau đây không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta? C.Diện tích đất đai bị suy thoái ở nước ta vẫn còn một bộ phận diện tích lớn. Câu 35. C.Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng chưa phục hồi hoàn toàn ( tăng 1983-2014, nhưng năm 2014 chưa bằng năm 1943, hiện nay rừng nước ta 70 % rừng nghèo và rừng phục hồi)) Câu 36. Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là: A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ Câu 37. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam? D.Trung bình mỗi năm có 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta. ( trung bình mỗi năm3- 4 cơn bão đổ bộ vào đất liền) Câu 38. Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do: D. có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông. ( gió mùa đông bắc thổi lệch về phía Đông) Câu 39. Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là: D. Đồng bằng sông Cửu Long.( địa hình thấp, trũng) Câu 40. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân là: A.Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn (Rừng đầu nguồn giúp đều hòa chế độ nước sông)
Tài liệu đính kèm: