Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Bình Phước

docx 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Bình Phước
NHÓM 3
(Thống Nhất, Bù Đăng, Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh, Đăng Hà, Võ Thị Sáu)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 12
Năm 2016-2017
I.MỤC TIÊU:
 Sau khi học xong chương trình địa lí kì 1 lớp 12, học sinh đạt được:
Kiến thức:
- Trình bày được vi trí địa lí, giới hạ, phjam vi lãnh thổ Việt Nam
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội
-Phân tích được thành phần tự nhiên để thấy được các đặc điểm cơ bản của tự nhiên nước ta 
- Phân tích và giải thích được đặc điểm cảnh quan ba miền tự nhiên nước ta
- Biết được sự suy thoái của tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và đất, một số biện pháp bảo vệ tài nguyên , môi trường
- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra 
- Biết được chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường của Việt Nam
2. Kĩ năng: 
- Xác định dược vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á và thế giới
- Sử dụng các bản đồ địa lí tự nhiên ( Đất, khí hậu, động vật ) trong atlats địa lí Việt Nam để trình bày các đặc điểm noior bật về địa hình, khí hậu sông ngòi, xác định, ghi đúng được trên bản đồ các dãy núi, cao nguyên
- Sử dụng bản đồ nêu các đặc điểm của ba miền tự nhiên về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất sinh vật.
- Phân tích bảng số liệu về khí hậu của một số địa điểm ( Hà Nội, HUế, TP Hồ Chí Minh). Các bảng số liệu về sự biến độngcủa tài nguyên rừng và da dạng sinh học ở nước ta, bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số Việt Nam
- Sử dụng bản đồ phân bố dan cư, dân tộc trong Atlats để nhậ biết và trình bày dặc điểm phân bố dân cư
3.Thái độ, hành vi:
+ Có tinh thần yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
+ Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí
+ Có ya thức bảo vệ môi trường
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
+ Đề kiểm tra kết hợp 2 hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận
III.CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÍ, LỚP 12
Thời gian: 45 phút
+ Tự luận(30%): 3 điểm, số câu 1
+ Trắc nghiệm( 70%): 7 điểm, số câu 28 câu
+ Nội dung: từ bài 2 đến bài 16( trừ bài giảm tải)
+ Mức độ nhận thức đối với trắc nghiệm khách quan: Biết 37,5 % , thông hiểu: 17,5%, Vận dụng thấp: 1,25%, vận dụng cao: 0,25%
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Chủ đề
Nội dung/bài
Mức độ nhận thức
Điểm, số câu hàng ngang
Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Bài 2. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Phân tích dược ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội
Xác định được ở mức độ đơn giản về mối quan hệ giữa vị trí điạ lí với các thành phần tự nhiên khác
Số câu: 4
Điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 4
Số điểm: 1
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm:0,25 
Số câu: 4
Điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
Bài 6-7. Đất nước nhiều đồi núi
Trình bày đắc điểm chung của địa hình Việt Nam
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Phân tích các thành phần tự nhiên để thấy đặc điểm của các khu vực địa hình
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Xác định trên bản đồ ( atlat) các cao nguyên
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 4
Điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Bài 8. Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc của biển
 Nêu ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
2 câu
Số câu: 2
Điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5,5%
Bài 9-10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Nêu nguyên nhân, biểu hiện tính chất nhiệt đới.
câu: 2
Số điểm: 0,5
Phân tích tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua các thành phần tự nhiên
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
2 câu
Phân tích bảng số liệu về lượng mua , lượng bốc hơi và cân bằng ẩm ở một số địa điểm
Giải thích bảng số liệu
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
1 câu
Số câu: 5
Điểm: 1.25
Tỉ lệ: 12,5%
Bài 11-12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Nêu được đặc điểm cảnh quan của các miền tự nhiên
Đặc điểm thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc- Nam
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
2 câu
Phân tích được đặc điểm tự nhiên của các miền tự nhiên
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
1 câu
Sử dụng bản đồ thực, động vật 
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
1 câu
Số câu: 4
Điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 15
Điểm: 3,75
Tỉ lệ: 37,5%
Số câu: 15
Số điểm: 3,75
Số câu: 9
Số điểm: 2,25
Số câu: 4
Số điểm:1 
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 15
Điểm: 3,75
Tỉ lệ: 37,5%
Sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Biết được sự suy thoái của đa dạng sinh học
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
2 câu
Phân tích biểu đồ vè sự biến động của tài nguyên rừng 
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
1 câu
Số câu: 3
Điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5%
Bài 15. Bảo vệ môi trường. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra
câu: 2
Số điểm: 0,5
Hiểu được nguyên nhân dẫn thiên tai
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 3
Điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5%
Số câu: 6
Điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 6
Số điểm: 1,5
Số câu: 4
Số điểm: 1,0
Số câu: 1
Số điểm: 0,25 
Số câu: 1
Số điểm: 0,25 
Số câu: 6
Điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Địa lý dân cư
Bài 16. Đặc điểm dân số. Sự phân bố dân cư
Trình bày được một số đặc điểm dan cư nước ta
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Phân tích phân bố dân cư của nước ta
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
1 câu
Sử dụng bản đồ phân bố dân cư dân tộc ( atlat) địa lí Việt Nam để nhận biết đặc điểm phân bố dân cư
Số điểm: 0,25
1 câu
Số câu: 3
Điểm:0,75
Tỉ lệ:7,5%
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 3
Điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5%
Tổng số câu: 28
Tổng số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
Số câu: 28
Số điểm: 7
Số câu: 15
Điểm: 3.75
Tỉ lệ: 37,5%
Số câu: 7
Điểm: 1,75
Tỉ lệ: 17,5%
Số câu: 5
Điểm: 1,25
Tỉ lệ: 1,25%
Số câu: 1
Điểm: 0,25
Tỉ lệ:2,5 5%
SỞ GD & ĐT BÌNH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 
 NĂM HỌC 2016 – 2017
(Đề gồm trang	)	(Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề)
Họ và tên.................................................... Lớp số báo danh.
PHẦN I TRÁC NGHIỆM : (7 điểm )
Câu 1: Hệ tọa độ địa lí trên đất liền điểm cực Nam của nước ta là 
A. 8°34'B. B. 8°36'B. C.8°37'B. D. 8°38'B.
Câu 2. Trên đất liền, lãnh thổ nước ta tiếp giáp với các quốc gia nào?
A. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma. 
B. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. 
D.Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma.
Câu 3. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông nam Á sẽ được phát huy tốt nếu biết kết hợp xây dựng loại hình giao thông vận tải
A. đường ô và đường sắt.
B. đường biển và đường sắt.
C. đường ô tô và đường biển.
D. đường hàng không và đường biển.
Câu 4: Đường bờ biển nước ta dài 3260km, chạy từ
A. Quảng Ninh đến Kiên Giang.	 B. Móng Cái đến Hà Tiên.
C. Móng Cái đến Kiên Giang.	 D. Quảng Ninh đến Hà Tiên
Câu 5: Hướng vòng cung là hướng chính của
A. Vùng núi Đông Bắc. B. Các hệ thống sông lớn.
C. Dãy Hoàng Liên sơn. D. Vùng núi Bắc Trường Sơn.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng ?
A. rộng 15 000 km² B. có các bậc ruộng cao bạc màu.
C. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. D. bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông.
Câu 7. Dựa vào át lát Việt Nam trang 6,7. Hãy xác định dãy núi Hoành Sơn thuộc vùng núi nào?
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam
Câu 8: Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta có diện tích là
A. 405 nghìn ha B. 435 nghìn ha C. 445 nghìn ha D. 450 nghìn ha
Câu 9. Vai trò của biển đến khí hậu nước ta trong mùa đông là
A. tăng độ ẩm.
B. làm giảm nền nhiệt độ. 
C. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô.
D. mang mưa lớn đến cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 10: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí nước ta nằm trong 
A. cận xích đạo. 	 B. vùng nội chí tuyến .
C. tiếp giáp với biển Đông. D. gần trung tâm gió mùa Châu Á.
Câu 11: Loại đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm là
 Đất Mặn. B. Đất feralit. C. Đất cát. D. Đất phù sa.
Câu 12. Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do
A. gió mùa mùa đông bị suy yếu. 
B. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ. 
C. khối khí lạnh di chuyển qua biển.
D.gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.
Câu 13: Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là : A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B. Rừng gió mùa thường xanh. 
C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển
Câu 14: cho bảng số liệu
LƯỢNG MƯA, KHẲ NĂNNG BỐC HƠI VÀ CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Hà Nội
1676
989
Huế
2868
1000
TPHCM
1931
1686
 Cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh lần lượt là:
	A. (-)2665; (-)3868; (-)3671	B. (+)2665; (+)3868; (+)3671
	C. (+)687; (+)1868; (+)245.	D. (-)678; (-)1868; (-)245
 Câu 15 : Huế có lượng mưa nhiều nhất là do
A. Có mùa Đông Bắc. 
B.Ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam
C. Ảnh hưởng của gió mùa Đông 
 D.Dãy bạch Mã chắn gió, và có dải hội tụ đi qua 
 Câu 16: Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc: 
A. Cận xích đạo gió mùa. 	
 B. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. 
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có muà đông lạnh. 
D. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh mùa đông lạnh.
Câu 17: Khoáng sản có nhiều ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. Than đá và Apatit.	B. Dầu khí và bôxit 
C. Chì và khí tự nhiên.	D. Vật liệu xây dựng và quặng sắt
Câu 18.:Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có khí hậu 
A. Ôn Đới. B. Cận Xích đạo. 
C. Cận xích đạo gió mùa. D. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
 Câu 19. Nếu trên đỉnh núi Phanxipăng(3143m) có nhiệt độ là 2,0oC, thì theo quy luật đai cao( xuống thấp 1000m nhiệt độ tăng 10oC), nhiệt độ ở chân núi này sẽ là
	A. 31.42oC.	B. 33,43oC.	C. 34,40oC.	D. 35,50oC.
Câu 20. Dựa vào Atlat trang 12 thứ tự từ Bắc xuống Nam là các vườn quốc gia
A. Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể
B. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên.
C. Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Ba Bể.
.D. Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể, Bạch Mã.
Câu 21. Cho biểu đồ sau: Diện tích rừng và độ che phủ rừng qua các năm của nước ta. 
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là không đúng
	A. Tiện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu ha, tăng không liên tục.
	B. Độ che phủ rừng của nước ta tăng 18,4% và tăng liên tục.
	C. Độ che phủ rừng của nước ta tăng liên tục.
	D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn tổng diện tích rừng.
Câu 22: Mùa bão ở nước ta từ tháng
A. 5 – 10. B. 6 – 11. C. 7 – 12. D. 8 – 12
Câu 23: Tại sao lũ ở miền trung lại lên nhanh hơn các vùng khác?
 A. Có nhiều sông dài 
 B. Địa hình cao hai đầu 
 C. Địa hình ven biển bằng phẳng
 D. Địa hình núi ăn sát biển,sông vừa ngắn lại dốc 
Câu 24. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam?
A.Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc.
B.Mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI.
C.70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng VIII, IX, X.
D.Trung bình mỗi năm có 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta.
Câu 25. Lượng nước thiếu hụt vào cuối mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. nguồn nước ngầm phong phú.
C. được sự điều tiết hợp lí của các hồ nước.
	 D. có hiện tượng mưa phùn 
Câu 26: Hai quốc gia nào ở Đông Nam Á có dân số đông hơn dân số nước ta ? 
A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.
 C. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma
Câu 27: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, xác định vùng có mật độ dân số thấp nhất là
 A. Tây Nguyên. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Cực Nam Trung Bộ
Câu 28. Cho bảng số liệu 
CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN THỜI KÌ 1990 – 2010
	( Đơn vị %)
Năm
Thành Thị
Nông thôn
1990
19,5
80,5
1995
20,7
79,3
2000
24,1
75,9
2005
27,1
72,9
2008
29,0
71,0
2010
30,5
69,5
Hãy xác định biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta trong thời kì 1990 – 2010
A. Đường B. Kết hợp C. Cột D. Miền
.
PHẦN II: TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
 So sánh đặc điểm địa hình và khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KT_45_PHUT_DIA_LI_12.docx