Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 209 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 209 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 209 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa
TR.THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA
TỔ ĐỊA - SỬ -GDCD
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN ĐỊA LÝ 12
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 209
Họvà tên :.............................................................SBD: ......................... Lớp:............
Câu 1: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN thường được gọi là :
A. AFAT	B. AFFA	C. AFTA	D. AFAF
Câu 2: Địa hình nước ta có đặc điểm chung:
A. Địa hình của vùng khí hậu cận nhiệt đới.
B. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
C. Hướng nghiêng địa hình Tây Nam.
D. Địa hình chủ yếu là đồng bằng.
Câu 3: Gió phơn Tây Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực :
A. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và phần Nam khu vực Tây Bắc.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 4: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư,...là vùng:
A. Lãnh hải.	B. Thềm lục địa.
C. Tiếp giáp lãnh hải.	D. Vùng đặc quyền về kinh tế.
Câu 5: Khoáng sản có nguồn gốc nội sinh tập trung ở:
A. Khu vực đồi núi	B. Đồng bằng ven biển miền trung
C. Đồng bằng Sông Hồng	D. Khu vực đồng bằng
Câu 6: Năm 2015 dân số nước ta là 91.713,3 nghìn người , diện tích của nước ta là 331,212 km2 . Mật độ dân số nước ta là:
A. 277 người/km2	.B. 288 người/km2.	C. 267 người/km2.	D. 299 người/km2.
Câu 7: Vùng bển thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là :
A. Nam Trung Bộ	B. Bắc Trung Bộ
C. Bắc Bộ	D. Nam Bộ
Câu 8: Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi phía Bắc vào thời gian :
A. Từ tháng 7 đến tháng 11.	B. Từ tháng 4 đến tháng 8.
C. Từ tháng 5 đến tháng 9.	D. Từ tháng 6 đến tháng 10.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat trang 4-5, Cho biết Việt Nam có đường biên giới cả trên đât liền và trên biển với quốc gia nào?
A. Trung Quốc,Lào,Campuchia	B. Trung Quốc,Campuchia
C. Lào,Campuchia, Mianma	D. Lào,Campuchia
Câu 10: Để thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, cần quan tâm trước hết đến:
A. Các vùng nông thôn và các bộ phận của dân cư.
B. Vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, biên giới hải đảo.
C. Tất cả các câu trên.
D. Các vùng nông nghiệp lúa nước độc canh, năng suất thấp.
Câu 11: Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là :
A. Sông Hồng và sông Cả.	B. Sông Đà và Sông Mã.
C. Sông Hồng và sông Đà.	D. Sông Hồng và sông Mã.
Câu 12: Nguyên nhân khiến đất Feralit có màu đỏ vàng do :
A. Sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3).
B. Sự tích tụ ôxit nhôm ( Al2O3).
C. Sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca+ , K , M+.
D. Sự tích tụ ôxit sắt ( Fe2O3).
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng ven biển:
A. Ven biển thường là dải cồn cát, đầm phá.	B. Bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ.
C. Được bồi đắp phù sa sông là chủ yếu.	D. Hẹp ngang.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat trang 4-5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc,không có tỉnh nào sau đây?
A. Hà Giang	B. Tuyên Quang	C. Cao Bằng	D. Lạng Sơn
Câu 15: Cho bảng số liệu: Dân số Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 
Năm
2011
2012
2013
2014
2015
Dân số (nghìn người)
87.860,4
88.809,3
89.759,5
90.728,9
91.731,3
 Biểu đồ thích hợp thể hiện sự gia tăng dân số của nước ta là?
A. Cột.	B. Cột chồng.	C. Đường.	D. Miền
Câu 16: Dựa vào bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta qua một số năm.(Đơn vị : triệu ha)
Năm
1943
1975
1983
1990
1999
2003
Tổng diện tích rừng
14,3
9,6
7,2
9,2
10,9
12,1
Rừng tự nhiên
14,3
9,5
6,8
8,4
9,4
10,0
Rừng trồng
0,0
0,1
0,4
0,8
1,5
2,1
	Nhận định đúng nhất là :
A. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.
C. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
D. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn
Câu 17: Công cuộc đổi mới của nước ta từ năm 1986 là :
A. Đổi mới chính trị	B. Đổi mới công nghiệp
C. Đổi mới nông nghiệp	D. Đổi mới toàn diện về kinh tế- xã hội
Câu 18: Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của:
A. Đồng bằng Sông Cửu Long	B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng ven biển miền trung	D. Câu B + C đúng
Câu 19: So với miền Bắc, ở miền Trung lũ quét thường xảy ra :
A. Trễ hơn.	B. Ít hơn.	C. Sớm hơn.	D. Nhiều hơn.
Câu 20: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của đai nhiệt đới gió mùa chân núi?
A. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình trên 250C.
B. Rừng kém phát triển, đơn giản về thành phần loài.
C. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
D. Độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô đến ẩm ướt.
Câu 21: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :
A. Trên cả nước.	B. Nam Bộ.
C. Tây Nguyên và Nam Bộ.	D. Phía Nam đèo Hải Vân.
Câu 22: Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh là ở:
A. Đồng bằng ven biển miền trung	B. Đồng bằng Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long	D. Đồng bằng Sông Hồng
Câu 23: Biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là :
A. Trồng mới 5 triệu ha rừng cho đến năm 2010.
B. Giao đất giao rừng cho nông dân.
C. Cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ.
D. Nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến.
Câu 24: Nằm ở cực tây của 4 cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy :
A. Đông Triều.	B. Ngân Sơn.	C. Sông Gâm.	D. Bắc Sơn
Câu 25: Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ :
A. Sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975.
B. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.
C. Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998.
D. Sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981.
Câu 26: Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía :
A. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Ma-lai-xi-a.
B. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.
C. Phía đông Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam.
D. Phía đông Việt Nam và tây Phi-líp-pin.
Câu 27: Tài nguyên rừng Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng thể hiện ở :
A. Diện tích đồi núi trọc tăng lên.
B. Độ che phủ rừng giảm.
C. Diện tích rừng suy giảm,chất lượng rừng suy thoái.
D. Mất dần nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Câu 28: Đất đai ở ĐB ven biển miền trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa, do:
A. Đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
B. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
C. Trong sự hình thành đồng bằng , biển đóng vai trò chủ yếu.
D. Các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa.
Câu 29: Nhìn vào Atlat ĐLVN trang 9. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc nước ta là:
A. Hoạt động của gió mùa Tây Nam thồi từ nửa cầu Nam lên.
B. Hoạt động của gió mùa Tây Nam xuất phát vịnh Tây Ben gan và dải hội tụ nhiệt đới.
C. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
D. Hoạt động của gió mùa Tây Nam thổi từ nửa cầu Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 30: Điểm cực Đông của Việt Nam có tọa độ đặt tại:
A. 8034’B tỉnh Cà Mau	B. 109024’Đ tỉnh Khánh Hoà.
C. 23023’B tỉnh Hà Giang	D. 102009’Đ tỉnh Điện Biên
Câu 31: Cho bảng số liệu: tình hình dân số việt nam (đơn vị: triệu người)
Năm 
1995
1999
2001
2003
2006
Tổng số dân
72,0
76,6
78,7
80,9
84,2
Số dân thành thị
14,9
18,1
19,5
20,9
23,2
Số dân nông thôn
57,1
58,5
59,2
60,0
61,0
 Biểu đồ thể hiện tình hình dân số việt nam qua các năm là :
A. Đường.	B. Cột chồng.	C. Cột.	D. Miền
Câu 32: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.	B. Cận xích đạo gió mùa.
C. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.	D. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Câu 33: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện ở :
A. Lượng mưa từ 1000-1500mm/năm và độ ẩm trên 90%.
B. Lượng mưa từ 1500-2000mm/năm và độ ẩm trên 80%.
C. Lượng mưa từ 1800-2000mm/năm và độ ẩm từ 60- 80%.
D. Lượng mưa từ 2000-2500mm/năm và độ ẩm từ 60- 80%.
Câu 34: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ từ năm nào :
A. 1991	B. 2000	C. 1986	D. 1995
Câu 35: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta:
A. Nhiệt đới khô hạn.	B. Nhiệt đới gió mùa.
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa.	D. Nhiệt đới ẩm.
Câu 36: Cho bảng số liệu :
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
Diện tích ( nghìn ha)
Sản lượng lúa ( nghìn tấn)
Vùng
2005
2014
2005
2014
Đồng bằng sông Hồng
1186,1
1122,7
6398,4
7175,2
Đồng bằng sông Cửu Long
3826,3
4249,5
19298,5
25475,0
Cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và 2014 ?
A. Diện tích ở đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
B. Sản lượng ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn đồng bằng sông Hồng.
C. Diện tích giảm,sản lượng tăng ở đồng bằng sông Hồng.
D. Diện tích tăng,sản lượng tăng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 37: Diện tích vùng biển nước ta rộng lớn, gồm mấy bộ phận?
A. 4	B. 6	C. 5	D. 3
Câu 38: Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là :
A. Nước ta là nước nhiều đồi núi.
B. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.
C. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.
Câu 39: Dãy Bạch Mã là ranh giới của các tỉnh và thành phố nào :
A. Quảng Nam - Đà Nẵng	B. Hà Tĩnh - Quảng Bình
C. Quảng Nam - Quảng Ngãi	D. Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng
Câu 40: Địa hình thấp và hẹp ngang nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi :
A. Đông Bắc	B. Tây Bắc	C. Trường Sơn Nam	D. Trường Sơn Bắc
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_1_dia_ly_12.doc