Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
ĐỀ THI HỌC KÌ I - 2016
MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 12
Thời gian làm bài: 50 phút 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
(Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam)
Họ tên thí sinh:.....................................................................Số báo danh: .............................
Câu 1: Ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ năm 1999 đến nay là
A. Việt Nam, Thái Lan, Mianma	B. Việt Nam, Hoa Kì, Thái Lan
C. Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ	D. Việt Nam, Ấn Độ, Hoa Kì
Câu 2: Loại cây nào không thuộc nhóm cây công nghiệp lâu năm?
A. Cao su	B. Chè	C. Thuốc lá	D. Dừa
Câu 3: Biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng lương thực của nước ta trong thời gian qua là
A. mở rộng diện tích	B. thâm canh, tăng vụ
C. đẩy mạnh trồng hoa màu	D. phát triển mô hình VAC
Câu 4: Trong 4 ngư trường trọng điểm, ngư trường xa bờ nhất là:
A. Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa	B. Ninh Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu
C. Vịnh Bắc Bộ	D. Cà Mau – Kiên Giang
Câu 5: Đến nay, nước ta có mấy thành phố trực thuộc Trung ương?
A. 6.	B. 3	C. 5.	D. 4.
Câu 6: Dựa vào Atlat địa lí, tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là
A. An giang	B. Đồng tháp	C. Cà mau	D. Bạc liêu
Câu 7: Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện
A. cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
B. sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
C. tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
D. quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
Câu 8: Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến:
A. Việc phát triển giáo dục và y tế
B. Nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
C. Vấn đề giải quyết việc làm
D. Khai thác tài nguyên, sử dụng lao động.
Câu 9: Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Tây Nguyên và Đông nam bộ
B. Tây nguyên và Nam trung bộ
C. Đông nam bộ và trung du miền núi Bắc bộ.
D. Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu long
Câu 10: Điều kiện nào cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
B. Dân cư và nguồn lao động
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật nông nghiệp
D. Thị trường
Câu 11: Dựa vào Atlat địa lí, tỉnh có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn thứ 2 của nước ta là
A. Bình Phước	B. Bình Dương	C. Lâm Đồng	D. Đắc Lắc
Câu 12: Ý nghĩa quan trọng nhất trong việc sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là
A. đảm bảo an ninh quốc phòng	B. cải thiện cơ cấu bữa ăn
C. đảm bảo lương thực cho nhân dân	D. cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
Câu 13: Quá trình đô thị hóa nảy sinh hậu quả
A. Nếp sống văn hóa bị mai một.	B. Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt
C. Tình trạng đói nghèo gia tăng.	D. Môi trường bị ô nhiễm
Câu 14: Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới là
A. phát triển chăn nuôi	B. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
C. tăng sản lượng lương thực	D. phát triển cây con đặc sản
Câu 15: Dựa vào các tiêu chí( số dân, chức năng, mật độ dân số) đô thị nước ta được phân thành
A. 4 loại.	B. 5 loại.	C. 7 loại	D. 6 loại.
Câu 16: Cho bảng số liệu sau:
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta giai đoạn 1979 – 2006 (‰)
Năm
1979
1989
1999
2006
Tỉ suất sinh
32.2
31.3
23.6
19.0
Tỉ suất tử
7.2
8.4
7.3
5.0
 Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi tỉ suất sinh và tỉ suất tử từ năm 1979 – 2006 là:
A. Biểu đồ đường	B. Biểu đồ kết hợp	C. Biểu đồ tròn	D. Biểu đồ cột
Câu 17: Dựa vào Atlat địa lí, vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực đạt trên 90% là
A. Đồng bằng Sông Cửu Long	B. Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ	D. Bắc Trung Bộ
Câu 18: Nguyên nhân lớn nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm là do thực hiện:
A. Việc giáo dục dân số
B. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
C. Pháp lệnh dân số
D. Công tác kế hoạch hóa gia đình
Câu 19: Nguyên nhân giúp cho ngành chăn nuôi ngày càng phát triển là do
A. ngành công nghiệp chế biến phát triển	B. nguồn thức ăn được đảm bảo
C. dịch vụ chăn nuôi phát triển	D. thị trường tiêu thụ mở rộng
Câu 20: Yếu tố quan trọng nhất để phát triển chăn nuôi là
A. thức ăn	B. cơ sở vật chất kĩ thuật
C. giống gia súc, gia cầm	D. lao động có kinh nghiệm
Câu 21: Trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, số vùng nông nghiệp ở nước ta hiện nay là:
A. 5	B. 6	C. 7	D. 8
Câu 22: Cả Tây nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều phát triển cây chè do có điều kiện:
A. Khí hậu có sự phân hoá theo đai cao	B. Địa hình nhiều đồi núi, cao nguyên
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa	D. Đất feralit
Câu 23: Thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương?
A. Đà Nẵng
B. Cần Thơ
C. Thanh Hóa.
D. Hải Phòng
Câu 24: Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng hàng năm dân số vẫn tăng lên khoảng 
1 triệu người là do:
A. Cấu trúc dân số trẻ.	B. Qui mô dân số lớn.
C. Chính sách dân số chưa hợp lí.	D. Tỉ lệ gia tăng còn quá cao.
Câu 25: Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần mật độ dân số của Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố:
A. Tính chất của nền kinh tế.	B. Điều kiện tự nhiên.
C. Lịch sử khai thác lãnh thổ.	D. Trình độ phát triển kinh tế.
Câu 26: Việc đòi hỏi áp dụng các biện pháp canh tác khác nhau giữa các vùng là do
A. Đặc điểm của khí hậu	B. Trình độ thâm canh khác nhau
C. Mạng lưới thuỷ lợi	D. Sự phân hoá của địa hình, đất trồng
Câu 27: Dựa vào Atlat địa lí, ta thấy: vùng trồng chè lớn nhất cả nước là
A. Bắc Trung bộ	B. Đông Nam bộ
C. Trung du và miền núi Bắc bộ	D. Tây nguyên
Câu 28: Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số đến chất lượng cuộc sống của mỗi người dân là làm:
A. Giảm GDP bình quân đầu người.	B. Cạn kiệt tài nguyên
C. Giảm tốc độ phát triển kinh tế	D. Ô nhiễm môi trường
Câu 29: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển nuôi tôm nước lợ dựa vào điều kiện:
A. Có nhiều đầm phá	B. Có ngư trường lớn
C. Có nhiều sông ngòi kênh rạch	D. Có nhiều cánh rừng ngập mặn
Câu 30: Điều kiện nào sau đây không ảnh hưởng đến ngành đánh bắt thuỷ sản?
A. Lao động có nhiều kinh nghiệm đánh bắt
B. Tàu thuyền , ngư cụ đổi mới
C. Thị trường mở rộng
D. Dịch vụ giống thuỷ sản tốt hơn
Câu 31: Trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tính đến năm 2006, số dân nước ta đứng thứ :
A. 12.	B. 10.	C. 11.	D. 13
Câu 32: Dựa Atlat địa lí, đô thị loại 2 là thành phố :
A. Cần Thơ
B. Nam Định
C. Hải Phòng
D. Hải Dương.
Câu 33: Đặc tính nào sau đây không đúng hoàn toàn với lao động nước ta?
 A. Có kinh nghiệm sản xuất phong phú
 B. Có thể tiếp thu, khoa học kĩ thuật nhanh
 C. Có ý thức kỉ luật cao
D. Cần cù, sáng tạo
Câu 34: Dựa vào Atlat địa lí,vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp đạt trên 50% so với tổng diện tích gieo trồng là
A. Trung du miền núi Bắc bộ.	C. Tây nguyên
B. Bắc Trung bộ	D. Nam Trung bộ
Câu 35: Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động
A. xuất khẩu	B. vận tải và chế biến, bảo quản nông sản
C. áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất	D. quảng bá thương hiệu nông sản
Câu 36: Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là :
A. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.	B. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
C. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.	D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
Câu 37: Dựa vào Atlat địa lí,ta thấy: tính đến năm 2007, tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng đánh bắt là
A. Cà mau	B. Kiên giang
C. Bà rịa – Vũng tàu	D. Bình thuận
Câu 38: Nông nghiệp cổ truyền không mang đặc điểm
A. sản xuất nhỏ, mang tính tự cung tự cấp	B. phục vụ nhu cầu tại chỗ
C. kĩ thuật canh tác lạc hậu	D. sản xuất mang tính chuyên môn hoá
Câu 39: Đặc điểm nào không đúng với đô thị hóa ở nước ta
A. Trình độ đô thị hoá thấp
B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
C. Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm
D. Dân số thành thị tăng nhanh
Câu 40: Cơ cấu mùa vụ của nước ta đã có những thay đổi là do
A. đưa các giống cây ngắn ngày, cho thu hoạch trước mùa bão lũ vào nông nghiệp
B. sự phân hoá khí hậu giữa các vùng
C. sự khác biệt về hệ thống canh tác giữa các vùng
D. phát triển thuỷ lợi
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_lan_1_2017.doc