SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC MÃ ĐỀ: 708 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút; 35 câu trắc nghiệm Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Câu 1: Đại dương và lục địa có biên độ nhiệt độ khác nhau như thế nào? A. Đại dương lớn hơn, lục địa nhỏ hơn. B. Đại dương nhỏ hơn, lục địa lớn hơn. C. Đại dương bằng 00C và lục địa bằng 10C. D. Đại dương và lục địa đều lớn. Câu 2: Xác định vị trí của vòng đai nóng. A. Giữa hai vĩ tuyến 100B và 100N. B. Vùng chí tuyến. C. Giữa hai vĩ tuyến 500B và 500N. D. Giữa hai vĩ tuyến 300B và 300N. Câu 3: Trong tác động của nội lực, vận động theo phương nằm ngang gây nên những hiện tượng cơ bản nào? A. Nâng lên, hạ xuống. B. Uốn nếp, biển thoái. C. Biển tiến, biển thoái. D. Uốn nếp, đứt gãy. Câu 4: Sự phân bố các vòng đai nhiệt đới, các đai khí áp, các đới gió và các đới khí hậu trên Trái Đất là biểu hiện của quy luật nào? A. Quy luật phi địa đới. B. Quy luật tuần hoàn. C. Quy luật địa đới. D. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. Câu 5: Tỉ suất sinh thô là gì? A. Là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình của một số năm. B. Là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm và số trẻ em nơi khác đến nhập cư so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. C. Là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. D. Là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong nhiều năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Câu 6: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện A. các hiện tượng phân bố, phân tán lẻ tẻ trong không gian. B. sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng kinh tế xã hội. C. đường đi, hướng di chuyển của cơn bão, hệ thống các nhà máy. D. xác định khu vực có nền kinh tế phát triển, tình hình chính trị các nước. Câu 7: Phía tây đường đổi ngày là ngày 31/12/2015 thì phía đông đường đổi ngày là ngày nào? A. 30/12/2015. B. 1/1/2015. C. 31/12/2015. D. 30/12/2016. Câu 8: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có A. toàn bộ động vật sống trên Trái Đất. B. toàn bộ khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng của Trái Đất. C. toàn bộ thực vật sống trên Trái Đất. D. toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất. Câu 9: Khối khí chí tuyến rất nóng kí hiệu là gì? A. A. B. P. C. T. D. E. Câu 10: Các đối tượng địa lí như các loại khoáng sản, các trung tâm công nghiệp, các nhà máy thuỷ điện, các hải cảng thường được biểu hiện bằng phương pháp nào trên bản đồ? A. Phương pháp chấm điểm. B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động. C. Phương pháp bản đồ, biểu đồ. D. Phương pháp kí hiệu. Câu 11: Nhóm đất feralit đỏ vàng phổ biến ở vùng nào? A. Ôn đới. B. Nhiệt đới lục địa. C. Nhiệt đới gió mùa. D. Cận cực. Câu 12: Những nhân tố chính nào có ảnh hưởng đến chế độ nước sông? A. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa thế, thực vật, hồ đầm. B. Chế độ mưa, băng tuyết, địa thế, thực vật, hoạt động tự quay của Trái Đất . C. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, sấm sét, núi, hồ. D. Chế độ mưa, băng tuyết, địa thế, thực vật và mây. Câu 13: Thứ tự ba hành tinh trong Hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời trở ra là A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất. B. Kim tinh, Thuỷ tinh,Trái Đất. C. Thuỷ tinh, Hỏa tinh, Trái Đất. D. Thuỷ tinh, Mộc tinh, Trái Đất. Câu 14: Sự khác nhau cơ bản của gió biển và gió đất là A. gió biển thổi từ biển vào đất liền vào ban ngày, gió đất thổi từ đất ra biển vào ban đêm. B. gió biển thổi từ biển vào đất liền vào ban ngày, gió đất thổi từ đất ra biển vào ban ngày. C. gió biển thổi từ biển vào đất liền vào ban đêm, gió đất thổi từ đất ra biển vào ban đêm. D. gió biển thổi từ biển vào đất liền vào ban đêm, gió đất thổi từ đất ra biển vào ban ngày. Câu 15: Ngoại lực bao gồm những quá trình nào? A. Nâng lên, hạ xuống, uốn nếp, đứt gãy. B. Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. C. Phong hóa, bóc mòn, bồi tụ, núi lửa. D. Động đất, xói mòn, sạt lở, rửa trôi. Câu 16: Có bao nhiêu kiểu tháp dân số cơ bản? A. Hai. B. Bốn. C. Năm. D. Ba. Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng? A. Châu Á chiếm khoảng 60 % dân số thế giới. B. Châu Phi chiếm khoảng 60 % dân số thế giới. C. Châu Mĩ chiếm khoảng 60 % dân số thế giới. D. Châu Âu có mức gia tăng tự nhiên dân số cao nhất. Câu 18: Vùng vĩ độ có nhiệt độ trung bình cao nhất ở bán cầu Bắc là A. 200B B. 600B C. 400B D. 00B Câu 19: Vũ Trụ là A. khoảng không gian vô tận có chứa Hệ Mặt Trời. B. khoảng không gian vô tận có chứa các thiên thể. C. khoảng không gian vô tận có chứa các hành tinh. D. khoảng không gian vô tận có chứa các thiên hà. Câu 20: Trên Trái Đất bao gồm những đai khí áp nào? A. Áp cao xích đạo, áp thấp chí tuyến, áp cao ôn đới, áp thấp cực. B. Áp thấp xích đạo, áp cao chí tuyến, áp thấp ôn đới, áp cao cực. C. Áp thấp xích đạo, áp thấp chí tuyến, áp thấp ôn đới, áp cao cực. D. Áp thấp xích đạo, áp cao chí tuyến, áp cao ôn đới, áp cao cực. Câu 21: Ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là gì? A. Thấy được sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ, toàn bộ điều kiện địa lí của lãnh thổ trước khi sử dụng chúng. B. Cho thấy sự quan trọng của việc phân bố các đối tượng địa lí theo vĩ độ. C. Thấy được sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn bộ điều kiện địa lí của các khu vực lãnh thổ xung quanh trước khi sử dụng chúng. D. Cho thấy sự thay đổi của các thành phần tự nhiên theo kinh độ. Câu 22: Quá trình các tác nhân ngoại lực làm chuyển rời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó là quá trình A. phong hóa. B. bóc mòn. C. vận chuyển. D. bồi tụ. Câu 23: Lớp vỏ Trái Đất được chia thành mấy bộ phận? A. Ba. B. Bốn. C. Năm. D. Hai. Câu 24: Các nhân tố hình thành đất là A. đá mẹ, địa hình, sinh vật, thời gian, con người, núi lửa. B. đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người. C. đá mẹ, khí hậu, địa hình, thời gian, con người, sông ngòi. D. đá mẹ, sinh vật, địa hình, thời gian, con người, biển. Câu 25: Khi chuyển động quanh Mặt Trời, ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất là do A. Trái Đất một nửa được chiếu sáng, một nửa bị che tối. B. Trái Đất hình cầu. C. trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương. D. quỹ đạo quay của Trái Đất là hình elip. Câu 26: Nguyên nhân hình thành khí áp là gì? A. Không khí nở ra vào mùa hè. B. Sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. C. Ảnh hưởng của quá trình nội lực. D. Ảnh hưởng của biển. Câu 27: Vì sao khu vực xích đạo có lượng mưa lớn? A. Do khu vực xích đạo là vùng áp cao, có dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, bề mặt chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo. B. Do khu vực xích đạo là vùng áp cao, có dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, bề mặt chủ yếu là lục địa và rừng xích đạo. C. Do khu vực xích đạo là vùng áp thấp, có dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, bề mặt chủ yếu là đại dương và rừng cận nhiệt gió mùa. D. Do khu vực xích đạo là vùng áp thấp, có dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, bề mặt chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo. Câu 28: Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới? A. Vì nước ta có địa hình đa dạng. B. Vì nước ta giáp biển. C. Vì nước ta thuộc vùng nội chí tuyến. D. Vì nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa. Câu 29: Bảng số liệu: Mật độ dân số một số khu vực năm 2005 (đơn vị: người/km2) Khu vực Đông Á Đông Nam Á Tây Á Trung – Nam Á Mật độ 131 124 45 143 Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện mật độ dân số một số khu vực trên. A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ miền. Câu 30: Nếu ở Việt Nam (Múi giờ +7) là 5h sáng ngày 31/12/2016 thì cùng thời điểm đó ở Xanphranxico (Múi giờ -8) là bao nhiêu giờ (Theo giờ GMT)? A. 20h ngày 31/12/2016. B. 14h ngày 30/12/2016. C. 10h ngày 30/12/2016. D. 10h ngày 01/01/2017. Câu 31: Tại sao miền có frông thường mưa nhiều? A. Vì có áp thấp tác động lên bề mặt Trái Đất. B. Vì có gió mạnh mang nhiều hơi nước. C. Do sự tranh chấp giữa khối khí nóng và lạnh tạo ra sự nhiễu loạn không khí. D. Vì có sự cung cấp hơi ẩm từ biển và lục địa. Câu 32: Bảng số liệu: Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế nước Anh, năm 2011 (đại điện nhóm nước phát triển) Khu vực Khu vực I Khu vực II Khu vực III Tỉ lệ (%) 1,5 18,8 79,7 Nhận xét và giải thích đúng về cơ cấu trên lao động theo khu vực kinh tế của nước Anh, năm 2011. A. Cơ cấu lao động không đều: tỉ trọng khu vực I rất nhỏ vì áp dụng các tiến bộ sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp; Tỉ trọng khu vực II rất lớn vì sự phát triển của ngành kinh tế nói chung, lĩnh vực công nghiệp nói riêng và sự đa dạng các ngành nghề của lĩnh vực công nghiệp. B. Cơ cấu lao động không đều: tỉ trọng khu vực I lớn vì áp dụng các tiến bộ sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp; Tỉ trọng khu vực III rất lớn vì sự phát triển của ngành kinh tế nói chung, lĩnh vực dịch vụ nói riêng và sự đa dạng các ngành nghề của lĩnh vực dịch vụ. C. Cơ cấu lao động không đều: tỉ trọng khu vực I rất nhỏ vì áp dụng các tiến bộ sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp; Tỉ trọng khu vực III rất lớn vì sự phát triển của ngành kinh tế nói chung, lĩnh vực dịch vụ nói riêng và sự đa dạng các ngành nghề của lĩnh vực dịch vụ. D. Cơ cấu lao động không đều: tỉ trọng khu vực I rất nhỏ vì ngành nông nghiệp kém phát triển; Tỉ trọng khu vực III rất lớn vì sự phát triển của ngành kinh tế nói chung, lĩnh vực dịch vụ nói riêng và sự đa dạng các ngành nghề của lĩnh vực dịch vụ. Câu 33: Cho biểu đồ lượng mưa các tháng của Hà Nội (Việt Nam). Nhận xét nào sau đây đúng về biểu đồ trên? A. Lượng mưa trung bình năm thấp nhưng phân hóa rõ rệt theo thời gian. B. Nhiệt độ trung bình năm khá cao và phân hóa rõ rệt theo thời gian. C. Lượng mưa trung bình năm khá cao và tương đối đều theo thời gian. D. Lượng mưa trung bình năm khá cao nhưng phân hóa rõ rệt theo thời gian. Câu 34: Vì sao giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên? A. Bởi chúng đều nóng nhưng có chế độ gió khác nhau. B. Bởi chúng không gặp nhau vì khoảng cách xa nhau. C. Bởi chúng đều nóng và cùng một chế độ gió. D. Bởi chúng nằm trên một bán cầu, có chế độ nhiệt khác nhau. Câu 35: Vì sao gió fơn lại có đặc điểm khô và nóng ở sườn khuất gió? A. Do gió có nhiều hơi nước. B. Do gió hoạt động ở vùng áp thấp. C. Do gió thổi từ lục địa khô nóng. D. Do gió vượt núi, sang sườn bên kia hơi nước giảm, nhiệt độ tăng. -------------- HẾT ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Tài liệu đính kèm: