Đề kiểm tra học kì I Công nghệ lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thái Bình

docx 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Công nghệ lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Công nghệ lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thái Bình
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: CÔNG NGHỆ 9 ; Thời gian: 45phút 
 (Đề số 01)
I/ THIẾT LẬP MA TRẬN.
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Các KT/NL cần hướng tới
Cấp độ
thấp
Cấp độ
cao
1/ Giới thiệu về nghề điện – Dụng cụ, vật liệu dùng trong lắp đặt MĐTN
(30%)
1.Biết được nội dung lao động của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống. 
.
7.So sánh sự khác nhau cơ bản của các loại dây dẫn điện và dây cáp điện
- Kĩ năng so sánh các loại dây dẫn
Số câu hỏi
1 (C1)
1 (C2)
Số điểm
1 đ
1 đ
2/ Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện và nối dây dẫn điện (30%)
 2. Biết các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
- Biết qui trình chung nối dây dẫn điện.
- Nhận biết và rèn thói quen thực hành nối dây theo quy trình.
Số câu hỏi
1 (C3a,b)
Số điểm
2 đ
3/ Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện và lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang (40%)
3.Mô tả bảng điện nhánh của lớp học.
4. Sự khác nhau của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện. 
5.Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện..
6. - Vận dụng kiến thức nêu ra mối liên hệ giữa chiều dài dây dẫn, điện trở và sự hao tốn điện năng.
-Kĩ năng so sánh sự khác nhau sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện
Số câu hỏi
2(C4,C5)
1.5 (C6,C3c)
Số điểm
3đ
3 đ
Tổng số câu hỏi
1.5 câu
2 câu
1.5 câu
1 câu
Tổng số điểm
3đ 30%
3đ 30%
3đ 30% 
1đ 10%
 TTCM GVBM
 LÊ NGỌC CHÂU HUỲNH NGỌC ĐẸP 
II/ THIẾT LẬP CÂU HỎI:
Phòng GD & ĐT Châu Thành
Trường THCS Thái Bình
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN CÔNG NGHỆ 9 (ĐỀ 1)
Câu 1: (1đ) Nêu nội dung lao động của nghề điện dân dụng? 
Câu 2: (1đ) So sánh sự khác nhau cơ bản của dây cáp điện và dây dẫn điện? 
Câu 3: (3đ) a) Các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện là gì? 
 b) Nêu qui trình chung nối dây dẫn điện?
 c) Khi nối dây dẫn giữa các thiết bị điện ta cần đo khoảng cách giữa các thiết bị điện. Việc làm đó có ích gì? 
Câu 4: (1đ) Hãy mô tả cấu tạo của bảng điện nhánh của mạng điện lớp học của em hoặc nhà em.
Câu 5 : (2đ) Phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện. 
Câu 6: (2đ) Cho sơ đồ nguyên lí mạch điện của bảng điện như hình vẽ, hãy vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện?
 Thái Bình, ngày 2 tháng 12 năm 2016
TTCM GVBM
 LÊ NGỌC CHÂU HUỲNH NGỌC ĐẸP 
III/ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: (ĐỀ 1)
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
- Lắp đặt các thiết bị và đồ dùng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
- Bảo dưỡng,vận hành,sữa chữa khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện và của các thiết bị, đồ dùng điện.
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
2
- Khác nhau: 
	+ Dây dẫn điện có kích thước nhỏ, thường sử dụng để dẫn dòng điện một pha mạng điện trong nhà.
	+ Cáp điện: Thường có kích thước lớn. Với mạng điện trong nhà, cáp điện được dùng để lắp đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối gần nhất đến mạng điện trong nhà.
0.5đ
0.5đ
3
* Các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện: 
Dẫn điện tốt 
Có độ bền cơ học cao.
An toàn điện 
Đảm bảo về mặt mĩ thuật 
* Qui trình chung nối dây dẫn điện: 
- Bước 1: Bóc vỏ cách điện.
- Bước 2: Làm sạch lõi.
- Bước 3: Nối dây.
- Bước 4: Hàn mối nối.
- Bước 5: Cách điện mối nối.
* - Giúp tiết kiệm dây, tức là tiết kiệm chi phí mua vật liệu.
- Khi chiều dài dây dẫn tăng thì điện trở tăng làm hao phí điện năng
- Ngoài ra nếu lắp đặt dây không phù hợp sẽ không đảm bảo về mặt thẩm mỹ
1.0 đ
1.0 đ
đ
4
*Mô tả cấu tạo bảng điện nhánh nhà em hoặc lớp em (tùy HS chủ yếu công tắc, ổ cắm, cầu chì...)
đ
5
a) Sơ đồ nguyên lý : là sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp, sắp xếp của chúng trong thực tế. Dùng để làm cơ sở xây dựng sơ đồ lắp đặt. 
b) Sơ đồ lắp đặt : là sơ dồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử ( thiết bị điện, đồ dùng điện, , dây dẫn, . . . ) của mạch điện. 
đ
 1.0 đ
6
Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện cần:
Vẽ đúng bảng điện.
Vẽ đúng vị trí đèn, các điểm nối, dây nguồn, dây dẫn bảng điện.
Nối đúng dây dẫn 
0.5đ
1.0 đ
0.5đ
 Thái Bình, ngày 2 tháng 12 năm 2016
 TTCM GVBM
 LÊ NGỌC CHÂU HUỲNH NGỌC ĐẸP 
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: CÔNG NGHỆ 9 ; Thời gian: 45phút 
 (Đề số 02)
I/ THIẾT LẬP MA TRẬN.
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Các KT/NL cần hướng tới
Cấp độ
thấp
1/ Giới thiệu về nghề điện – Dụng cụ, vật liệu dùng trong lắp đặt MĐTN
1.Biết được vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống. 
2. Cấu tạo dây dẫn điện
Kĩ năng so sánh các loại dây dẫn
Kĩ năng so sánh các loại dây dẫn
Số câu hỏi
1 (C1, C2.a)
Số điểm
3đ
2/ Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện và nối dây dẫn điện 
Nhận biết và rèn thói quen thực hành nối dây theo quy trình.
KN nhận biết và rèn thói quen thực hành nối dây theo quy trình.
Số câu hỏi
Số điểm
3/ Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện và lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang 
3.Mô tả bảng điện nhánh của lớp học.
4. Sự khác nhau của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện. 
5.Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện..
6. Hiểu được những vấn đề khi sử dụng dây dẫn cần chú ý gì.
Kĩ năng so sánh sự khác nhau sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện
Kĩ năng so sánh sự khác nhau sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện
Số câu hỏi
2 (C3,C4)
2(C6,C2b)
Số điểm
3đ
3 đ
Tổng số câu hỏi
1.5 câu
2 câu
1.5 câu
1 câu
Tổng số điểm
3đ 30%
3đ 30%
3đ 30% 
1đ 10%
 Thái Bình, ngày 2 tháng 12 năm 2016
 TTCM GVBM
 LÊ NGỌC CHÂU HUỲNH NGỌC ĐẸP 
Phòng GD & ĐT Châu Thành
Trường THCS Thái Bình
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN CÔNG NGHỆ 9 (ĐỀ 2)
Câu 1 :(2đ) Trình bày vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống?
Câu 2: (2đ)
Nêu cấu tạo của dây dẫn điện? 
Trong quá trình sử dụng dây dẫn điện cần chú ý điều gì?
 Câu 3:(1đ) Hãy mô tả cấu tạo của bảng điện nhánh của mạng điện lớp học của em hoặc nhà em. 
Câu 4: (2đ) Nêu sự khác nhau cơ bản giữa sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt? 
Câu 5: (1đ)Trong quá trình nối dây dẫn điện, để tránh ô nhiễm môi trường thì em cần làm gì? 
Câu 6: (2đ) Cho sơ đồ nguyên lí mạch điện của bảng điện như hình vẽ, hãy vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện?
 TTCM GVBM
 LÊ NGỌC CHÂU HUỲNH NGỌC ĐẸP 
III/ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: (ĐỀ 2)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Câu 1 Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng ( mỗi ý 1đ)
Nghề điện dân dụng rất đa dạng, họat động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống, sinh họat và lao độïng sản xuất của các hộ tiêu thụ điện
Nghề điện góp pnần thúc đẩy nhanh quá trình CNH_ HDH đất nước
1.0 đ
1.0 đ
2
 Cấu tạo: Gồm 2 bộ phận chính: 
- Lõi: thường làm bằng đồng hoặc bằng nhôm. Gồm 1 sợi hoặc nhiều sợi bện lại với nhau.
- Vỏ: Gồm 1 hoặc nhiều lớp. Thường bằng cao su, chất cách địên tổng hợp.
Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý
- Thường xuyên kiểm tra lớp vỏ cách điện của dây dẫn để tránh xảy ra tai nạn điện .
- Khi sử dụng dây dẫn điện nối dài cần dùng phích cắm.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
3
*Mô tả cấu tạo bảng điện nhánh nhà em hoặc lớp em (tùy HS chủ yếu công tắc, ổ cắm, cầu chì...)
1.0 đ
4
a) Sơ đồ nguyên lý : là sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp, sắp xếp của chúng trong thực tế. Dùng để làm cơ sở xây dựng sơ đồ lắp đặt. 
b) Sơ đồ lắp đặt : là sơ dồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử ( thiết bị điện, đồ dùng điện, , dây dẫn, . . . ) của mạch điện. 
 1.0 đ
1.0 đ
5
 + Khi cắt dây dẫn em cắt vừa đủ chiều dài dây, không cắt dư vì phần vỏ dây địên dư thải ra ngoàii môi trường gây ô nhiễm .
 + Sau khi nối dây, thu gom , làm vệ sinh nơi TH sạnh sẽ. 
 0.5đ
0.5đ
6
Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện cần:
Vẽ đúng bảng điện.
Vẽ đúng vị trí đèn, các điểm nối, dây nguồn, dây dẫn bảng điện.
Nối đúng dây dẫn 
0.5đ
1.0 đ
0.5đ
 Thái Bình, ngày 2 tháng 12 năm 2016 
 TTCM GVBM
 LÊ NGỌC CHÂU HUỲNH NGỌC ĐẸP 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_cong_nghe_HKI_CO_MA_TRAN_DAP_AN.docx