Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 năm học 2013- 2014 môn: Ngữ Văn

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2022Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 năm học 2013- 2014 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 năm học 2013- 2014 môn: Ngữ Văn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 8 NĂM HỌC 2013- 2014
Đề chính thức
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề
(Đề có 01 trang)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định hoặc phương án đúng trong các câu dưới đây.
Câu 1: Trần Quốc Tuấn sáng tác ''Hịch tướng sĩ'' vào thời điểm nào:
A. Trước khi cuộc kháng chiến bắt đầu.	B. Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi.
C. Lúc cuộc kháng chiến sắp kết thúc.	D. Cuộc kháng chiến đang diễn ra ác liệt.
Câu 2: Các từ được gạch chân trong câu sau thuộc trường từ vựng nào ?
Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã , cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả.
A. Chỉ cảm giác của con người           B. Chỉ suy nghĩ của con người
C. Chỉ hành động của con người        D. Chỉ trạng thái, tâm trạng con người
Câu 3: Bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là bài văn như thế nào?
A. Miêu tả là chính, tự sự và biểu cảm là thứ yếu
B. Tự sự là chính, có đan xen miêu tả và biểu cảm
C. Biểu cảm là chính, có đan xen tự sự và miêu tả
D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm đều là các yếu tố chính
Câu 4: Nội dung chủ yếu của bài thơ “Đi đường”của tác giả Hồ Chí Minh là gì?
 A. Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời: Nếu biết vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thắng lợi sẽ đến.
 B. Miêu tả cảnh vật núi non hùng vĩ, trập trùng trên đường đi.
 C. Nói về việc đi đường vất vả, phải trèo đèo, vượt núi gian nan.
 D. Diễn tả niềm vui khi lên đỉnh cao chót vót, nhìn bao quát muôn trùng nước non.
Câu 5: Văn bản nào sau đây được xếp vào loại văn nghị luận? 
A. Bình Ngô đại cáo        B. Tôi đi học
C. Lão Hạc                     D. Tức nước vỡ bờ
Câu 6: Ba câu đầu bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của tác giả Hồ Chí Minh cho ta hiểu gì về người chiến sĩ cách mạng?
A. Đó là người yêu thiên nhiên đến say đắm.
B. Đó là người yêu tha thiết công việc cách mạng.
C. Đó là người làm chủ cuộc sống trong bất
 kỳ hoàn cảnh nào.
D. Đó là người sống hòa hợp tình cảm cách mạng với
 tình yêu thiên nhiên.
Câu 7: Lượt lời là gì? 
A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại 
B. Là lời nói của chủ thể nói năng trong các cuộc hội thoại 
C. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau 
D. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại đối thoại với nhau 
Câu 8: Đâu là phương tiện dùng để thực hiện hành động nói?
 A. Nét mặt B. Điệu bộ C. Cử chỉ D. Ngôn từ 
II. TỰ LUẬN : (8.0 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Hãy viết đoạn văn miêu tả cảnh quê hương em vào lúc bình minh (khoảng 6-8 câu), trong đó có sử dụng câu nghi vấn, câu cảm thán và câu trần thuật. Gạch chân và chỉ ra những câu đó.
Câu 2: (5 điểm) Nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp, là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay. 
	Em suy nghĩ gì về vấn đề trên? 
- Hết-
Họ và tên thí sinh:..........................................................
 Cán bộ coi kiểm tra không cần giải thích gì thêm./.
HƯỚNG DẪN CHẤM- BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2- LỚP 8 NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN: NGỮ VĂN
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0,25điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
B
A
A
C
C
D
II. TỰ LUẬN : (8.0 điểm)
Câu 1: (3 điểm) HS có thể có nhiều cách viết khác nhau, song phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Hình thức:
+ Viết đúng quy cách đoạn văn.
+ Có độ dài đủ như yêu cầu.
+ Không mắc lỗi diễn đạt.
- Nội dung:
Đoạn văn có nội dung miêu tả, ý tương đối trọn vẹn về cảnh quê hương vào buổi sáng sớm; có sử dụng hợp lí các câu nghi vấn, cảm thán và câu trần thuật.
- Cho điểm:
+ Điểm 3,0: Trình bày đầy đủ những yêu cầu về nội dung và hình thức như trên.
+ Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, song còn mắc một số lỗi như: nội dung chưa thật trọn vẹn, trình tự miêu tả chưa hợp lí, chưa sử dụng hợp lí các câu nêu trên.
+ Điểm 1,0: Viết được đoạn văn, song còn mắc nhiều lỗi như: chưa miêu tả nổi bật cảnh quê hương, còn những hình ảnh miêu tả chưa phù hợp, trình tự miêu tả chưa hợp lí, chưa sử dụng hợp lí các câu nêu trên hoặc thiếu kiểu câu theo yêu cầu.
+ Điểm 0: Bài không viết được gì.
Câu 4: (5 điểm)
 a.Yêu cầu về kĩ năng 
Nắm được phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận). 
 -Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.
 b. Yêu cầu về kiến thức
 - Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
 - Giải thích: Thế nào là nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp? Nêu biểu hiện....
 - Nguyên nhân: Tại sao nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp là nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay?
 - Phê phán: Những cách xử sự thiếu tế nhị, những việc làm thiếu suy nghĩ...
Lưu ý: học sinh cần có dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ. 
 - Nhận thức và hành động của bản thân.
 c. Cách cho điểm:
Điểm
Nội dung
5
Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.
4-4,5
Bài làm khá tốt. Giải thích, lập luận khá tốt vấn đề, có kết hợp yếu tố biểu cảm. Có liên hệ khá. Diễn đạt khá tốt. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3-3,5
Bài làm khá. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có kết hợp yếu tố biểu cảm. Có liên hệ bản thân. Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5
Bài làm trung bình. Giải thích được vấn đề. Có liên hệ bản thân. Lập luận đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2
Bài làm yếu. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
1
Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0
Bỏ giấy trắng.
(Đây là những gợi ý, giáo viên căn cứ bài viết cụ thể của học sinh để vận dụng cho phù hợp)
.... Hết....

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_ngu_van_8_ki_2_thanh_thuy_hay.doc