TRUNG TÂM GDTX LÂM ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 ĐỀ 132 – 40 câu trắc nghiệm Thời gian làm bài: 50 phút Họ và tên:................................................................................................ Lớp:..................................................................Số báo danh........................................ Cho: C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23, Ag = 108, K = 39, Ca = 40, N = 14, Cl = 35,5, Cu = 64, Zn = 65, Fe = 56, Mg = 24, Al = 27, Br = 80. Câu 1: Polivinyl clorua có công thức là A. (-CH2-CHCl-)2. B. (-CH2-CHBr-)n. C. (-CH2-CH2-)n. D. (-CH2-CHF-)n. Câu 2: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là: A. stiren. B. isopren. C. propen. D. toluen. Câu 3: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là: A. β-aminoaxit. B. α-aminoaxit. C. axit cacboxylic. D. este. Câu 4: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 336000. Hệ số polime hoá của PE là: A. 17.000 B. 13.000 C. 15.000 D. 12.000 Câu 5: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là: A. Saccarozo B. Xenlulozo C. Tinh bột D. Glucozo Câu 6: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại: A. Cu. B. Zn. C. Sn. D. Pb. Câu 7: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của X là: A. C2H4O2 B. C5H10O2 C. C4H8O2 D. C3H6O2 Câu 9: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng A. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. B. H2N-(CH2)5-COOH. C. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH. D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. Câu 10: Mùi tanh của cá chủ yếu do hỗn hợp một số amin tạo nên ( nhiều nhất là trimetyl amin). Do vậy, khi chế biến cá, muốn khử mùi tanh người đầu bếp chọn phương án nào sau đây: A. Dùng giấm ăn B. Dùng dung dịch HCl C. Dùng muối ăn D. Dùng nước nóng Câu 11: Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 44,95. B. 53,95. C. 22,60. D. 22,35 Câu 12: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là A. CH3COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3CHO. D. CH3NH2 Câu 13: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozo với dung dịch AgNO3/NH3 ( dư). Khối lượng tối đa Ag thu được là: A. 32,4 gam B. 10,8 gam C. 21,6 gam D. 16,2 gam Câu 14: Amin nào sau đây không phải chất khí ở điều kiện thường: A. Metyl amin B. Etyl amin C. Anilin D. Đimetyl amin Câu 15: Trong thực tế người ta thực hiện phản ứng tráng gương đối với chất nào sau đây để tráng ruột bình thủy: A. Glucozo B. Axit fomic C. Andehit fomic D. Andehit axetic Câu 16: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính oxi hóa. B. tính bazơ. C. tính khử. D. tính axit. Câu 17: Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là A. 28,0. B. 19,6. C. 22,4. D. 25,2. Câu 18: Cho 26,4 gam este X phản ứng vừa đủ 150ml dung dịch NaOH 2M, phản ứng hoàn toàn thu được 13,8 gam ancol. Tên của X là: A. Metyl axetat B. Etyl propionat C. Etyl fomiat D. Etyl axetat Câu 19: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. RO2. B. R2O3. C. R2O. D. RO. Câu 20: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. natri kim loại. D. quỳ tím. Câu 21: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là A. H2NC3H6COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NC4H8COOH. Câu 22: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 23: Để nhận biết sự có mặt của tinh bột người ta dùng hóa chất nào sau đây: A. Dung dịch iot B. Dung dich AgNO3/NH3 C. Quỳ tím D. Dung dịch Cu(OH)2 Câu 24: Este HCOOC2H5 không tham gia phản ứng nào sau đây: A. Tác dụng với NaOH B. Thủy phân trong môi trường axit C. Tác dụng với Na D. tác dụng dung dịch AgNO3/NH3 Câu 25: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất: A. CH3COOCH3 B. HCOOCH3 C. C2H5OH D. CH3COOH Câu 26: Este no, đơn chức mạch hở có công thức tổng quát là: A. CnH2nO2 ( n ≥ 1) B. CnH2n+2O2 ( n ≥ 2) C. CnH2nO2 ( n ≥ 2) D. CnH2nO ( n ≥ 2) Câu 27: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng A. 7. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 28: Tên gọi của este CH3COOC2H5 là: A. Axit axetic B. Metyl axetat C. Etyl fomiat D. Etyl axetat Câu 29: Nguyên tố Cu có Z = 29, vị trí của Cu trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: A. chu kì 4, nhóm IIA B. chu kì 4, nhóm IB C. chu kì 5, nhóm IA D. chu kì 4 nhóm VIIIB Câu 30: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại? A. Vonfam. B. Crom C. Sắt D. Đồng Câu 31: Este X có công thức phân tử là C4H8O2, số đồng phân cấu tạo của X là: A. 1 B. 4 C. 2 D. 6 Câu 32: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ag + Cu(NO3)2. Câu 33: Thủy phân hoàn toàn chất béo trong môi trường kiềm thu được: A. Xà phòng và ancol etylic B. Axit béo và glixerol C. Axit béo và ancol etylic D. Xà phòng và glixerol Câu 34: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 35: Nhận định nào sau đây là sai: A. Amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực B. Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức C. Glyxin đổi màu quỳ tím thành đỏ. D. Các α-amino axit có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng Câu 36: Thủy phân este X có công thức phân tử là C3H6O2 trong môi trường axit thu được ancol etylic. X có công thức cấu tạo là: A. CH3COOCH3 B. CH3COOC2H5 C. HCOOC2H5 D. HCOOCH3 Câu 37: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là: A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh. Câu 38: Cho 9 gam etyl amin tác dụng vừa đủ dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là: A. 16,3 B. 8,15 C. 12,65 D. 7,3 Câu 39: Hợp chất nào sau đây thuộc loại mono saccarit: A. Tinh bột B. Saccarozo C. Glixerol D. Glucozo Câu 40: Để phân biệt etylamin và anilin người ta dùng hóa chất nào sau đây: A. Dung dịch brom B. Quỳ tím C. Dung dịch HCl D. Cu(OH)2 ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: