KÍ HIỆU HÓA HỌC Bài 1 Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần. 1/ Tính phân tử khối hợp chất. 2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH. Bài 2 Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử photpho 2 lần. 1/ Tính phân tử khối hợp chất. 2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH. Bài 3 Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử oxi 2 lần. 1/ Tính phân tử khối hợp chất. 2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Bài 1 Một nguyên tử A nặng hơn nguyên tử oxi 2 lần. Viết kí hiệu và gọi tên nguyên tố X. Bài 2 Một nguyên tử B nhẹ hơn nguyên tử brom 2 lần. Viết kí hiệu và gọi tên nguyên tố B. Bài 3 Một nguyên tử X nặng hơn nguyên tử oxi 2,5 lần. Xác định tên và KHHH của X. Bài 4 Một nguyên tử Y nhẹ và có khối lượng chỉ bằng 0,3 lần khối lượng nguyên tử canxi. Xác định tên và KHHH của Y. Bài 5 Một nguyên tử D nhẹ hơn nguyên tử sắt 4 lần. Xác định tên và KHHH của D. Bài 6 Biết rằng hai nguyên tử X nặng bằng 1 nguyên tử silic. Xác định tên và KHHH của X. Bài 7 Có 6 nguyên tố được đánh số là: (1); (2); (3); (4); (5); (6). Biết rắng: - Nguyên tử (6) nặng hơn nguyên tử (3) khoảng 1,66 lần. - Nguyên tử (3) nặng hơn nguyên tử (4) khoảng 1,16 lần. - Nguyên tử (4) nặng hơn nguyên tử (2) khoảng 1,4 lần. - Nguyên tử (2) nặng hơn nguyên tử (5) khoảng 2,857 lần. - Nguyên tử (5) nặng hơn nguyên tử (1) khoảng 1,166 lần. Biết nguyên tử (1) có nguyên tử khối là 12. Hãy tìm tên và KHHH của các nguyên tố nói trên. Cấu tạo nguyên tử : - Nguyên tử là hạt vi mô có khối lượng và kích thước vô cùng nhỏ . - Cấu tạo nguyên tử gồm 2 phần: + Lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều Electron (e) mang điện tích âm (-) sắp xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử. + Hạt nhân mang điện tích dương tạo bởi 2 loại hạt : Proton (p) : mang điện tích dương bằng điện tích của (e) nhưng trái dấu (+). Nơtron (n): Là hạt không mang điện . *Lưu ý : - Vì nguyên tử trung hoà về điện và điện tích của mỗi Proton và Electron bằng nhau nhưng trái dấu nên trong mọi nguyên tử : Tổng số Proton =Tổng số Electron ( p = e ). - Khối lượng của Electron là không đáng kể nên khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng của của hạt nhân nguyên tử.( Tổng khối lượng của proton và nơtron). Bài tập Câu 1: Một nguyên tử R có tổng số các hạt trong p, n, e là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Hãy xác định tên nguyên tử R ? Câu2: Nguyên tử X có tổng các hạt là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. a)Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử X. b) Hãy viết tên, kí hiệu hoá học và nguyên tửư khối của nguyên tố X. Câu 3: Nguyên tử M có số n nhiều hơn số p là 1 và số hạt mang điện nhiêu hơn số hạt không mang điện là 10. Hãy xác định M là nguyên tố nào? Câu 4: Tổng số hạt p ,e ,n trong nguyên tử là 28 ,trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35% .Tính số hạt mỗi loaị . Câu 5: Biết tổng số hạt p,n,e trong một nguyên tử là 155. số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Tìm p,n,e,NTK của nguyên tử trên ? Câu 6: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử R là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,7%. Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng bao nhiêu?
Tài liệu đính kèm: