Đề kiểm tra hệ số 2 Lịch sử lớp 12 - Mã đề 139

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra hệ số 2 Lịch sử lớp 12 - Mã đề 139", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra hệ số 2 Lịch sử lớp 12 - Mã đề 139
TRƯỜNG THPT..
ĐỀ KIỂM TRA HỆ SỐ 2 
MÔN LỊCH SỬ 12. Thời gian: 45 phút 
(Học sinh không được sử dụng tài liệu) 
Họ, tên học sinh:..................................................................... 
LỚP:. STT: ................................................
Mã đề thi 139
Câu 1: Nhật Bản vươn lên trở thành nền kinh tế lớn đứng thứ hai thế giới vào năm:
A. 1952	B. 1968	C. 1973	D. 1980
Câu 2: Mục tiêu và chiến lược của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Bảo vệ những thành quả của CNXH, đàn áp phong trào cách mạng thế giới
B. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
C. Chống phá Liên Xô và phe XHCN, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới
D. Chống phá Liên Xô và phe XHCN, đàn áp phong trào cách mạng thế giới
Câu 3: Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” là:
A. Cuộc chạy đua vũ trang đã làm cho 2 nước tốn kém và suy giảm “thế mạnh” trên nhiều mặt.
B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã làm kinh tế Mĩ suy thoái không thế phục hồi.
C. Liên Xô bị Trung Quốc vượt lên trên trong phe XHCN, vì thế cần hòa hoãn với Mĩ để đối phó với Trung Quốc.
D. Tây Âu và Nhật Bản muốn nhân cơ hội Xô – Mĩ đối đầu vươn lên thiết lập một trật tự thế giới mới.
Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là:
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B. Sự giải thể của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
C. Sự thay thế của các công ty xuyên quốc gia cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
D. Sự phân tách các tập đoàn lớn để hình thành các công ty chuyên sâu trong mỗi lĩnh vực.
Câu 5: Sau khi Mĩ và các nước tư bản phương Tây thành lập NATO, Liên Xô và các nước Đông Âu đối phó bằng hành động:
A. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để tạo thế đối trọng
B. Tăng cường ngân sách quốc phòng để nâng cao hệ thống phòng thủ tên lửa
C. Triển khai Kế hoạch Mác-san để lôi kéo các nước châu Âu
D. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava để phòng thủ
Câu 6: Nhật Bản trở thành thành viên Liên hợp quốc vào năm:
A. 1952	B. 1956	C. 1973	D. 1975
Câu 7: Sau năm 1945, Nhật Bản cần liên minh chặt chẽ với Mĩ vì:
A. Cần nguồn viện trợ từ Mĩ để khôi phục kinh tế.
B. Cần sự bảo trợ của Mĩ về quân sự để tránh bị các nước trong khu vực phục thù.
C. Cần Mĩ giúp đỡ khắc phục chất phóng xạ từ hai quả bom nguyên tử.
D. Cần triệt tiêu hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt.
Câu 8: Những sự kiện khởi đầu “chiến tranh lạnh” là:
A. Sự thành lập NATO, Sự thành lập khối Vacsava, Sự thành lập khối SEV, Học thuyết Truman
B. Kế hoạch Mác-san, Hội đồng tương trợ Kinh tế (SEV), Sự thành lập NATO
C. Học thuyết Truman, Kế hoạch Mác-san, Hội đồng tương trợ kinh tế, Sự thành lập NATO và Khối Vacsava
D. Học thuyết Truman, Kế hoạch Mác-san, Sự thành lập NATO
Câu 9: Các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. 1945-1952;	1952-1991; 	1991-2000
B. 1945-1950; 	1950-1973; 	1973-1991;	1991-2000
C. 1945-1973;	1973-1991; 	1991-2000
D. 1945-1952;	1952-1973;	1973-1991; 	1991-2000
Câu 10: Một trong những tác động tiêu cực mà xu thế toàn cầu hóa mang lại là:
A. Đòi hỏi các nước phải cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh
B. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập, tự chủ của các quốc gia
C. Các nước nghèo không có cơ hội vươn lên hội nhập với kinh tế thế giới
D. Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng quá nhanh dễ dẫn tới khủng hoảng
Câu 11: Tổ chức Hiệp ước Vacsava mang tính chất
A. Một liên minh phòng thủ quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
B. Một tổ chức liên minh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
C. Một liên minh phòng thủ về chính trị - quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
D. Một liên minh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới
Câu 12: Quan hệ Nhật Bản – Liên Xô
A. Căng thẳng đối đầu cho đến khi Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”
B. Bình thường hóa quan hệ vào năm 1956
C. Căng thẳng đối đầu cho đến khi Liên Xô tan rã
D. Tranh chấp về vấn đề Xakhalin và Curin
Câu 13: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” vào
A. tháng 8/1991	B. tháng 12/1989	C. tháng 12/1979	D. tháng 4/1975
Câu 14: Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập vào:
A. Tháng 4/1949	B. Tháng 6/1947	C. Tháng 3/1947	D. Tháng 1/1949
Câu 15: Khái niệm chung về “chiến tranh lạnh” được hiểu là:
A. Cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Xô – Mĩ
B. Cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN do Mĩ đứng đầu và phe XHCN do Liên Xô làm trụ cột.
C. Cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe TBCN và phe XHCN ở châu Âu
D. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ
Câu 16: Nội dung chính của Kế hoạch Mác-san gồm:
A. Mĩ viện trợ cho các nước Đông Âu 17 tỉ USD khôi phục kinh tế để lôi kéo các nước này, nhằm bao vây, cô lập Liên Xô.
B. Mĩ tìm cách khống chế các nước Tây Âu bằng sức mạnh quân sự của mình.
C. Mĩ viện trợ giúp các nước Đông Âu khôi phục kinh tế, nhằm phát triển CNTB khắp châu Âu.
D. Mĩ viện trợ 17 tỉ USD giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế nhằm tập hợp các nước này vào một liên minh quân sự chống Liên Xô và Đông Âu.
Câu 17: Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và an ninh thế giới ở thế kỷ 21 đó là:
A. Giá dầu giảm	B. Chủ nghĩa khủng bố
C. Tình trạng bong bóng kinh tế	D. Rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân
Câu 18: Sự triển khai Kế hoạch Mác-san và sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế đã đánh dấu:
A. Sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa 2 khối nước Tây Âu – XHCN và Đông Âu – TBCN
B. Sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa 2 khối nước Tây Âu – TBCN và Đông Âu – XHCN
C. Sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa 2 cường quốc Liên Xô và Mĩ
D. Sự đối lập về quân sự và chính trị giữa 2 phe TBCN và XHCN trên thế giới
Câu 19: Cuộc “Chiến tranh lạnh” chấm dứt khi nguyên thủ 2 cường quốc Xô – Mĩ gặp nhau tại:
A. Đảo Ship	B. Đảo Malta	C. Oasinhton	D. Matxcov
Câu 20: Sự kiện nào không phải biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây?
A. Tháng 11/1972, hai nước Đức ký “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức
B. Năm 1972, Liên Xô và Mĩ ký Hiệp ước ABM và SALT-1 hạn chế vũ khí chiến lược.
C. Năm 1975, 33 nước châu Âu, Mĩ, Canada ký “Định ước Henxinki” khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước.
D. Năm 1979, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”
Câu 21: Ý nào sau đây không đúng với những nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ?
A. Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên sức cạnh tranh cao
B. Ở Nhật, con người được xem là vốn quý nhất là nhân tố quyết định hàng đầu
C. Nhật biết tận dụng các nguồn tài nguyên từ thuộc địa
D. Nhà nước Nhật lãnh đạo, quản lý hiệu quả
Câu 22: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế của thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt?
A. Trật tự thế giới đang dần hình thành theo xu hướng “đa cực” với sự vươn lên của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga.
B. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, chủ yếu tập trung vào phát triển kinh tế
C. Trật tự 2 cực sụp đổ, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng “đơn cực” do Mĩ đứng đầu
D. Hòa bình thế giới được củng cố, nhưng nhiều khu vực không ổn định, thường xuyên xảy ra nội chiến, xung đột quân sự 
Câu 23: Trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, năm 1951 đánh dấu sự kiện:
A. Ký hiệp ước an ninh Nhật – Mĩ
B. Ký Hiệp ước hòa bình San Francisco về việc chấm dứt thời kỳ chiếm đóng của quân Đồng minh
C. Ký gia hạn hiệp ước an ninh Nhật – Mĩ và Hiệp ước hòa bình San Francisco
D. Ký hiệp ước an ninh Nhật – Mĩ và Ký Hiệp ước hòa bình San Francisco
Câu 24: Nội dung chính của Học thuyết Phucưđa (1977) và Học thuyết Kaiphu (1991) đều hướng tới mục tiêu:
A. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN
B. Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Tây Âu
C. Tăng cường thắt chặt quan hệ đồng minh với Mĩ
D. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước trong khu vực Đông Bắc Á
Câu 25: Toàn cầu hóa là một xu thế:
A. Mang tới nhiều nguy cơ lớn đối với các nước đang phát triển
B. Mang tới nhiều cơ hội phát triển cho các nước trên thế giới
C. Chủ quan từ các nước tư bản chủ nghĩa trên con đường tìm kiếm giải pháp khắc phục hậu quả của khủng hoảng năng lượng
D. Tất yếu, khách quan vừa mang đến những cơ hội song cũng tạo ra nhiều thách thức với các quốc gia, dân tộc.
Câu 26: Tên gọi chính thức của Kế hoạch Mác-san là:
A. Kế hoạch khôi phục Tây Âu	C. Kế hoạch phục hưng châu Âu 
B. Kế hoạch khôi phục kinh tế 	D. Kế hoạch khôi phục Đông Âu
Câu 27: Liên minh châu Âu (EU) hình thành từ tổ chức tiền thân là:
A. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
B. Cộng đồng than – thép châu Âu (ECSC).
C. Cộng đồng năng lương nguyên tử châu Âu (EURATOM).
D. Cộng đồng châu Âu (EC).
Câu 28: Điểm nào sau đây không phản ánh đúng bản chất của xu thế toàn cầu hóa là:
A. Xuất hiện từ đầu những năm 80 của TK XX.
B. Quá trình tăng lên mạnh mẽ các mối liên hệ, ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, quốc gia dân tộc trên thế giới.
C. Do nhu cầu ngày càng cao của con người.
D. Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ.
Câu 29: Ý nào bên dưới không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ ?
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
C. Có tiền đề là cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII
D. Các phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
Câu 30: Tổ chức quân sự duy nhất còn tồn tại sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là:
A. NATO	B. ZENTO	C. SEATO	D. Vacsava
Câu 31: Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” trong giai đoạn:
A. 1952 – 1973 	C. 1960 – 1973
B. 1945 – 1952 	D. 1973 – 1991
Câu 32: Nội dung chủ yếu của Hiệp ước an ninh Nhật – Mĩ là:
A. Chấp nhận sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ và cho Mĩ xây dựng căn cứ quân sự
B. Chấp nhận cho Mĩ đóng quân dưới danh nghĩa quân Đồng minh
C. Chấp nhận sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ
D. Chấp nhận cho Mĩ đóng quân dưới danh nghĩa quân Đồng minh và sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ
Câu 33: Ý nào sau đây không phản ánh đúng nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ:
A. Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai	B. Do nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt
C. Do bùng nổ dân số	D. Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người
Câu 34: Các thành viên sáng lập EU gồm:
A. Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua
B. Anh, Pháp, Đức, Italia, Đan Mạch, Thụy Sĩ
C. Anh, Ailen, Pháp, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ
D. Pháp, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Italia, Hi Lạp
Câu 35: Các sự kiện sau đây, sự kiện nào đúng?
A. Năm 1967, các nước tư bản Tây Âu thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu.
B. Năm 1957, Liên minh châu Âu (EU) chính thức ra đời trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức ECSC, EURATOM và EEC.
C. Đến năm 2013, EU có 15 thành viên.
D. Năm 1991, các nước thành viên Cộng đồng châu Âu (EC) ký hiệp ước Matxtrich đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), có hiệu lực từ 1/1/1993.
Câu 36: Mâu thuẫn Đông – Tây là:
A. Mâu thuẫn giữa các nước phương Đông (châu Á) và các nước phương Tây (châu Âu)
B. Mâu thuẫn giữa 2 khối nước Đông Âu – XHCN do Liên Xô dứng đầu và Tây Âu – TBCN do Mĩ chi phối
C. Mâu thuẫn giữa hai nước Liên Xô và Mĩ
D. Mẫu thuẫn giữa hai khối nước Đông Âu –TBCN và Tây Âu – XHCN
Câu 37: Cuộc “Chiến tranh lạnh kéo dài” trong suốt những năm:
A. 1947 – 1989	B. 1947 – 1991	C. 1945 – 1989	D. 1945 – 1991
Câu 38: Quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập vào năm:
A. 1975	B. 1986	C. 1990	D. 1995
Câu 39: SCAP là tên viết tắt của cơ quan nào?
A. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh	B. Hội đồng tương trợ kinh tế Mĩ – Nhật
C. Đai sứ quán Mĩ tại Nhật Bản	D. Đại diên Liên hợp quốc tại Nhật Bản
Câu 40: Sự kiện đánh việc chấm dứt quan hệ Đồng minh giữa Liên Xô và Mĩ là:
A. Đức tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện
B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện
C. Học thuyết Truman được công bố
D. Kế hoạch Mac-san được triển khai
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docEDFSSDSA.doc