Đề kiểm tra Hè hệ số 1 môn Hóa học Khối 12 năm 2016 - Mã đề 416 - Trường Quốc tế Á Châu

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hè hệ số 1 môn Hóa học Khối 12 năm 2016 - Mã đề 416 - Trường Quốc tế Á Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Hè hệ số 1 môn Hóa học Khối 12 năm 2016 - Mã đề 416 - Trường Quốc tế Á Châu
 TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU BÀI KIỂM TRA HỆ SỐ 1 HÈ 2016
 Mã đề thi 416 
Môn HÓA khối 12
 Thời gian làm bài: 45 phút
 Số lượng 30 câu – 3 trang 
Họ và tên học sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . . . . . . . .
ĐIỂM
LỜI PHÊ
BẢNG TRẢ LỜI
 Đối với mỗi câu trắc nghiệm, thí sinh được chọn và tô kín một ô tròn bằng bút chì tương ứng với phương án trả lời. Cách tô đúng : ˜
1
9
17
25
2
10
18
26
3
11
19
27
4
12
20
28
5
13
21
29
6
14
22
30
7
15
23
8
16
24
Cho: H= 1 ; C = 12 ; N = 14 ; O= 16 ; Na = 23 ; Ca = 40 ; Ag = 108
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,20 g một ankan X thu được 3,36 lit khí CO2 (đkc). Công thức phân tử 
của X là :
A. C2H6.	B. C3H8	C. C4H10	D. CH4
Câu 2: Chọn phát biểu đúng về benzen:
A. Benzen có thể làm phai màu dung dịch brom.
B. Benzen tham gia phản ứng cộng dễ dàng.
C. Benzen thể khí trong điều kiện thường, có mùi thơm.
D. Benzen không bị oxi hóa bởi dung dịch KMnO4.
Câu 3: Axit nào mạnh nhất ?
A. CH3COOH.	B. C2H5COOH.	C. HCOOH	D. C3H7COOH.
Câu 4: Thuốc nổ T.N.T. là sản phẩm phản ứng nitro hóa của:
A. Etylbenzen.	B. Metylbenzen.	C. Vinylbenzen.	D. Benzen.
Câu 5: Trong các hidrocacbon dưới đây, các hidrocacbon nào là đồng phân với nhau: 
 1. CH3-CH2-CH2-CH2CH3 2. CH3CH=CH-CH2-CH3
 3. CH2=CH-CH2-CH2-CH3 4. CH3-C(CH3)=CH-CH3
A. 3 và 4.	B. 1 và 2.	C. 2,3 và 4.	D. 2 và 3.
Câu 6: Trung hoà hoàn toàn 3,6g một axit đơn chức cần dùng 25g dung dịch NaOH 8%. Axit này
 có công thức :
A. C2H3COOH	B. HCOOH	C. C2H5COOH	D. CH3COOH.
Câu 7: Glixerol khác với ancol êtylíc là pứ với
A. HBr.	B. Na.	C. Cu(OH)2	D. CH3COOH.
Câu 8: Một ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C4H10O. Số đồng phân của 
ancol đó là:
A. 3.	B. 5.	C. 2.	D. 4.
Câu 9: Công thức chung của dãy đồng đẳng andehit no đơn chức, mạch hở là:
A. CxH2x+2.	B. CxH2x+1CHO.	C. CxH2xO.	D. CxH2x–2CHO.
Câu 10: Một hidrocacbon X đốt cháy cho ra n H2O = n CO2 . Vậy X có thể là:
1.Anken	2.Xicloankan	3. Ankadien	4. Ankin
A. Chỉ 1 và 2.	B. chỉ 1.	C. Chỉ 1 và 3.	D. Chỉ có 4.
Câu 11: Cho natri tác dụng vừa đủ với 1,24g hỗn hợp hai ancol đơn chức thì thấy thoát ra 336ml H2
 (đktc). Hỗn hợp natri ancolat tạo thành sau phản ứng có khối lượng là:
A. 1,47g.	B. 1,9g.	C. 2,83g.	D. 1,93g.
Câu 12: Chất (CH3)3-C-OH có tên là gì ?
A. 1,1-dimetyletanol.	B. ancol secbutylic.	C. 2-metylpropan-2-ol.	D. isobutan-2-ol.
Câu 13: Để tách etilen có lẫn tạp chất SO2, ta dùng thí nghiệm nào sau đây:
A. Cho hỗn hợp khí lội thật chậm qua bình đựng dd KMnO4 có dư.
B. Cho hỗn hợp khí lội thật chậm qua bình đựng dd K2SO4 có dư.
C. Cho hỗn hợp khí lội thật chậm qua bình đựng dd nước vôi có dư.
D. Cho hỗn hợp khí lội thật chậm qua bình đựng dd Br2 có dư.
Câu 14: Điều nào sau đây là chưa chính xác:
A. Công thức tổng quát của một andehit no mạch hở bất kỳ là CnH2n+2–2kOk (k: số nhóm –CHO).
B. Một andehit đơn chức mạch hở bất kỳ, cháy cho số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2 phải là 
một andehit chưa no.
C. Một ankanal bất kỳ cháy cho số mol H2O luôn bằng số mol CO2.
D. Bất cứ một andehit đơn chức nào khi tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 cũng tạo ra số 
mol Ag gấp đôi số mol andehit đã dùng.
Câu 15: Dẫn từ từ 2,24 lít hh khí gồm etilen và mêtan qua bình đựng dd Br2 dư thấy 1,12 lít khí thoát 
ra khỏi bình đựng dd Br2. Biết thể tích các khí đo ở cùng đoiều kiện. %V các khí trong hh lần lượt là:
A. 50% và 50%	B. 45% và 65%.	C. 40% và 60% .	D. 60% và 40%.
Câu 16: Phenol tác dụng được dễ dàng với dung dịch brom là do:
A. Phenol có tính axit yếu.	B. Ảnh hưởng của vòng benzen lên nhóm OH.
C. Phenol có chứa vòng benzen.	D. Ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng benzen.
Câu 17: Cho các chất sau: etan, xiclopropan, khí cacbonic đựng trong các bình riêng biệt. Có thể 
dùng các chất nào sau đây để phân biệt được các khí trên một cách thuận tiện?
A. Khí Oxi và dd NaOH	B. Khí clo và nước brom
C. Dd NaOH và dd H2SO4	D. Dd brom và dd Ca(OH)2
Câu 18: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol HCHO; 0,2 mol CH3CHO tác dụng hoàn toàn với dung 
dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam Ag. Giá trị m bằng?
A. 108g	B. 64,8g	C. 75,6g.	D. 86,4
Câu 19: Có các chất : C2H5OH, H2O, CH3CHO, CH3OH.
 Nhiệt độ sôi các chất trên giảm theo thứ tự sau:
A. H2O, C2H5OH, CH3OH,CH3CHO	B. H2O,CH3OH, CH3CHO,C2H5OH.
C. CH3CHO, C2H5OH, CH3OH, H2O.	D. C2H5OH, CH3CHO, CH3OH, H2O.
Ni,to
Câu 20: Trong phản ứng : HCHO + H2 CH3OH. Vậy HCHO là chất:
A. oxihóa.	B. Lỏng.	C. bị oxihóa.	D. khử.
Câu 21: Kết luận nào sau đây không đúng ?
A. Ankan có đồng phân mạch cacbon
B. Ankan là hidrocabon no mạch cacbon không vòng
C. Hidrocacbon no là hidrocacbon trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
D. Những hợp chất trong phân tử chỉ có hai nguyên tố cacbon và hidro là hidrocacbon no.
Câu 22: Isopren có thể cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra số sản phẩm tối đa là :
A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 23: Cho các chất : axit fomic, andehit axetic, rượu etylic, axit axetic. Thứ tự các hóa chất dùng
 làm thuốc thử để phân biệt các chất ở dãy nào là đúng ?
A. Na; dd NaOH; dd AgNO3/NH3.	B. Dd AgNO3/NH3; dd NaOH.
C. Quỳ tím; 2 dd AgNO3/NH3	D. Quỳ tím; dd NaHCO3; dd AgNO3.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol andehit no đơn chức thu được 6,72lít CO2 (đktc). Công thức phân 
tử của andehit này là:
A. HCHO.	B. CH3CHO.	C. C2H5CHO.	D. C3H7CHO.
Câu 25: Khi ancol R-CH2-OH (R là gốc hiđrocacbon) bị oxi hóa bằng CuO (to) thì thu được:
A. Xeton.	B. Anđehit.	C. Axit.	D. Ete.
Câu 26: Khi đốt một hidrocacbon khí,mạch hở trong O2 trong bình kín thì thấy áp suát trong bình
 trước và sau phản ứng bằng nhau.(các áp suất đo ở nhiệt độ không đổi trên 100oC).Hidrocacbon 
đó là:
A. C3H6	B. CH4	C. C2H2	D. C4H10
Câu 27: Cho 23,3g hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic tác dụng với natri dư thì thấy có 3,92 lít khí
 thoát ra (đkc). Thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
A. 60,52% và 39,48%.	B. 58,62% và 41,38%.	C. 80,69% và 19,31%.	D. 67,14% và 32,86%.
Câu 28: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Phenol tác dụng được với natri và tác dụng được với axit HBr.
B. Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và với dung dịch natri cacbonat.
C. Ancol etylic tác dụng được với natri nhưng khong tác dụng được với CuO đun nóng.
D. Ancol etylic và phenol đều tác dụng được với natri và với dung dịch NaOH.
Câu 29: Khi vòng benzen đã có sẵn một nhóm ankyl (gốc hidrocacbon no) đẩy điện tử thì nhóm thế 
kế tiếp sẽ ưu tiên thế vào vị trí:
A. meta hoặc para.	B. orto hoặc para.	C. orto hoặc meta.	D. meta.
Câu 30: Cho 10g fomon tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 thấy xuất hiện 54g kết tủa. Nồng độ 
% của dung dịch này là:
A. 39,5%.	B. 37,0%.	C. 37,5%.	D. 75%.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_he_he_so_1_mon_hoa_hoc_khoi_12_nam_2016_ma_de_41.doc
  • docxĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HÈ 2016 SỐ 2.docx