Trường TH Thanh An KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học : 2012 – 2013 Lớp : 5 Môn : Tiếng Việt (Phần đọc hiểu) Tên: Thời gian: 30 phút Ngày Kiểm tra: 26/10/2012 ĐTT Điểm Nhận xét của Giáo Viên ĐH Đề Đọc thầm và bài tập : ( 5đ) Đất Cà Mau Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba,tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuộc như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. Theo MAI VĂN TẠO Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây. 1/ Ý nào cho biết tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau? a/ Dữ dội, kéo dài. b/ Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh. c/ Dữ dội, đột ngột, kéo dài. 2/ Cà Mau sớm nắng chiều mưa vào thời gian nào? a/ Tháng ba, tháng tư. b/ Tháng hai, tháng ba. c/ Tháng tư, tháng năm. 3/ Ở Cà Mau, mùa nắng đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt là do: a/ Hạn hán kéo dài. b/ Mưa nhiều. c/ Đất xốp. 4/ Loài cây mọc nhiều ở cà Mau là: a/ Cây bần. b/ Cây đước. c/ Cây bình bát 5/ Chi tiết “ Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây” nói lên điều gì về tính cách của người Cà Mau? a/ Người cà mau thông minh và giàu nghị lực. b/ Người Cà Mau thích vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. c/ Người Cà Mau thích nghe những chuyện về người có trí thông minh và sức khỏe phi thường. 6/ Câu nào có hình ảnh so sánh? a/ Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. b/ Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước. c/ Đước mọc san sát, thẳng đuộc như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. 7/ Trong câu: Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Từ ngữ nào làm chủ ngữ? a/ Nhà cửa dựng dọc. b/ Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh. c/ Nhà cửa. 8/ Câu : Cà Mau đất xốp thuộc kiểu câu kể nào? a/ Ai thế nào? b/ Ai làm gì? c/ Ai là gì? 9/ Câu: Đước mọc san sát, thẳng đuộc như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Có mấy từ láy? a/ 1 ( Đó là : ..) b/ 2 ( Đó là: ) c/ 3 ( Đó là : ) 10/ Từ Nhà nào được dùng theo nghĩa gốc? a/ Nhà tôi ở gần trường. b/ Nhà tôi có ba người. c/ Nhà tôi vừa mới qua đời. Hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt Lớp 5 Năm học: 2012 – 2013 I/ Đọc hiểu: ( 5đ) Làm đúng mỗi câu được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 b a c b a c c a b a 9/ - san sát, hằng hà sa số Khoanh đúng đạt 0,25 đ Kể đúng, đủ đạt 0,25 đ II/ Phần viết: (10đ) 1/ Chính tả: (5đ) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn đạt 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định mỗi lỗi trừ 0,5 điểm). Lưu ý: Bài viết không sạch sẽ, chữ xấu,sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2/ Tập làm văn: (5đ) Đảm bảo được các yêu cầu sau được 5 điểm. Viết được bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần đã học. Độ dài bài viết khoảng 12 dòng trở lên. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót mà cho các thang điểm. 4.5 – 4 – 3.5 – 3 – 2.5 – 2 – 1.5 - 1 Trường TH Thanh An KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học : 2012 – 2013 Lớp : 5 Môn : Tiếng Việt (Phần viết) Tên: Thời gian: 40 phút Ngày Kiểm tra: I/ Phần viết: (10đ) 1/ Chính tả : (5đ) Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết Bài: Rừng trưa Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Theo ĐOÀN GIỎI 2/ Tập làm văn: (5đ) Hãy tả ngôi trường thân yêu mà em đang học. Trường TH Thanh An KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học : 2012 – 2013 Lớp : 5 Môn : Toán Tên: Thời gian: 40 phút Ngày Kiểm tra: 23/10/2012 Điểm Nhận xét của Giáo Viên Đề: I/ Phần trắc nghiệm : (6đ) Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng các câu 1,2,3,4,5,6,7,8,9 dưới đây: Câu 1: Phân số nào là phân số thập phân? (0,5đ) A. B. C. D. Câu 2: Hỗn số 3 chuyển thành phân số nào? (0,5đ) B. C. D. Câu 3: Viết dưới dạng số thập phân ta được: (0,5đ) A. 0,3 B. 0,003 C. 0,03 D. 0,30 Câu 4: Chữ số 7 trong số 45,872 chỉ: (0,5đ) A. 7 chục B. 7 phần trăm C. 7 phần mười D. 7 trăm Câu 5: Một hình vuông có cạnh là m thì chu vi hình vuông là: (0,5đ) m B. m C. 2 m D. m Câu 6: 17 m2 2 dm2 = .dm2 (0,5đ) 172 B. 1720 C. 17020 D. 1702 Câu 7: 5 thùng đựng 40 lít dầu. Vậy 9 thùng đựng được số lít dầu là: (0,5đ) 17 B. 72 C. 54 D. 14 Câu 8: Trong phép tính so sánh: 9, X 68 > 9,869. Giá trị của X là : (0,5đ) 8 B. 9 C. 7 D. 10 Câu 9: Một khu rừng hình chữ nhật có kích thước như hình vẽ bên. Diện tích khu rừng đó là: (0,5đ) 4,8 ha 80 m 48 ha 0,48 ha 60 m 480 ha Câu 10: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống? (0,5đ) a/ 1,79 > 1,8 8,56 dm2 = 8 dm2 b/ 98,2 > 98,19 7 tấn 25 kg = 725 kg Câu 11: Nối hai số đo diện tích bằng nhau: (0,5đ) a/ 15 km2 1500m2 b/ 15 ha 1500dm2 c/ 15 dam2 1500 ha d/ 15 m2 1500dam2 Câu 12: Viết các số 0,8 ; 0,45 ; 0,768 ; 0,91 , 0,801 theo thứ tự từ bé đến lớn. (0,5đ) .. .. II/ Phần tự luận: (4đ) 1/ Viết các số thập phân sau: ( 0,5) a/ Tám đơn vị, chín phần mười: b/ Không đơn vị, mười tám phần nghìn: .. 2/ Tính: (0,5) 4 : = .. .. 3/ Tìm X : (1đ) X x 42 = 708 + 846 4/ Bài toán: (2đ) Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 60 m. Chiều rộng bằng chiều dài. Trên thửa ruộng đó cứ 100 m2 thu hoạch được 65 kg thóc. Hỏi cả thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? Hướng dẫn chấm môn Toán Lớp 5 Năm học : 2012 – 2013 I/ Phần trắc nghiệm : (6đ) Học sinh làm đúng mỗi câu được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A C B C D B B C a/ S, Đ b/Đ, S 11/ a/ 15 km2 1500m2 b/ 15 ha 1500dm2 c/ 15 dam2 1500 ha d/ 15 m2 1500dam2 12/ 0,45 ; 0,768 ; 0,8 ; 0,801 ; 0,91. II/ Phần tự luận : (4đ) 1/ Học sinh làm đúng mỗi câu được 0,25 đ a/ 8,9 b/ 0,018 2/ Tính: (0,5) 4 : = : = x = 3/ Tìm X : (1đ) X x 42 = 708 + 846 X x 42 = 1554 (0,25đ) X = 1554 : 42 (0,25đ) X = 37 (0,5đ) 4/ Bài toán : (2đ) Giải Chiều rộng thửa ruộng là 60 x = 30 (m) (0,5đ) Diện tích thửa ruộng là 60 x 30 = 1800 m2 (0,5đ) Cả thửa ruộng thu hoạch được là 1800 : 100 x 65 = 1170 ( kg thóc) (0,5đ) = 11,7 (tạ thóc) (0,25 đ) Đáp số : 11,7 tạ thóc ( 0,25đ)
Tài liệu đính kèm: