Đề kiểm tra giữa học kỳ II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phú Long

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phú Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phú Long
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
Năm học 2016 – 2017
BÀI KIỂM TRA ĐỌC
Đọc thành tiếng ( 5 điểm) 
- Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh theo lịch kiểm tra .
- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 85 chữ thuộc chủ đề đã học ở học kì II ( Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn một trong các bài sau:)
1. Trống đồng Đông Sơn.
2. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa .
3. Sầu riêng.
4. Hoa học trò.
* GV đánh giá cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
(Đọc sai 2- 4 tiếng; 0,5 điểm ; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm
( Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 2 đến 3 dấu câu: 0,5 điểm ; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên : 0 điểm)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( Không quá 1 phút): 1 điểm
( Đọc từ trên 1-2 phút: 0,5 điểm ; đọc quá 2 phút, phải đánh vần và nhẩm: 0 điểm)
+ Giọng đọc phù hợp với nội dung đoạn văn: 1 điểm
+ Trả lời đúng ý ‎1 câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ‎ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc trả lời không được : 0 điểm)
DÙNG CHO HỌC SINH
 Trống đồng Đông Sơn 
 Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
 Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,.....
___________________________________________________________________
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
 Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long . Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học . Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí .
___________________________________________________________________
 Sầu riêng 
 Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt , mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hơn chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ .
___________________________________________________________________
Hoa học trò
 Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành : phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau .
DÙNG CHO GIÁO VIÊN COI THI THI
 Trống đồng Đông Sơn 
 Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú .
 Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc .
 Câu hỏi : Mỗi em chỉ hỏi 1 câu.
 1.Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?
 2.Hoa văn trên trống đồng được tả như thế nào ?
 Trả lời : 1- Trống đồng Đông Sơn không chỉ đa dạng về hình dạng , kích thước mà cả về phong cách trang trí sắp xếp hoa văn .
 2-Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc..
___________________________________________________________________
 Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa 
 Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long . Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí .
 Câu hỏi : Mỗi em chỉ hỏi 1 câu.
	1. Trần Đại Nghĩa theo học những ngành nào ?
	Trả lời : - Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không .Ngoài ra ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí. 
________________________________________________________________ 
Sầu riêng
 Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong khơng khí. Còn hơn chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
 Hỏi : Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
 Trả lời : - Sầu riêng là một loại trái quý của miền Nam.
___________________________________________________________________
 Hoa học trò
 Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành : phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau .
 Hỏi : Hoa phượng được miêu tả với số lượng như thế nào ?
 Trả lời : - Phượng đây không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. 
___________________________________________________________________
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LONG
Lớp : 4 A
Học sinh : .
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Đọc hiểu
Thời gian: 30 phút 
Chữ kí giám thị
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ kí giám thị
 Đề bài : Em đọc thầm bài: “Sầu riêng” rồi khoanh tròn vào trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: ( 5 điểm )
Sầu riêng
 Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hơn chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
 Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lũng lẵng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta. 
 Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào,vị ngọt đến đam mê.
 Mai Văn Tạo 
1. Sầu riêng là loại trái cây quí nhất của miền nào ?
  A. Miền Bắc  B. Miền Trung
  C. Miền Nam D. Miền Tây
2. Trái sầu riêng chín rộ vào khoảng thời điểm nào trong năm ? 
  A. Vào khoảng tháng hai, tháng ba ta. 
  B. Vào khoảng tháng tư, tháng năm ta.
  C. Vào khoảng tháng năm, tháng sáu ta. 
 D. Vào khoảng tháng sáu, tháng bảy ta.
3. Hoa sầu riêng có màu sắc gì?
  A. Màu hồng nhung B. Màu đỏ đậm
  C. Màu trắng ngà D. Màu vàng chanh
4. Hoa sầu riêng trổ vào khoảng thời điểm nào trong năm ?
  A. Đầu năm B. Cuối năm 
  C. Giữa năm D. Quanh năm
5. Em hãy ghi lại hai câu văn miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng ?
6. Theo em nội dung chính của bài “ Sầu riêng” là:
 A. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sầu riêng.
 B. Khen quả sầu riêng rất thơm và ngon.
 C. Tả dáng vẻ kì lạ của cây sầu riêng.
 D. Ca ngợi giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.
7 . Chủ ngữ trong câu  “Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam” là” 
A. Sầu riêng B. Sầu riêng là
C. Sầu riêng là loại	 D. Sầu riêng là loại trái
8. Câu “Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam” là loại câu:
A. câu kể Ai làm gì ? B. câu kể Ai thế nào ?
C. câu hỏi. D. câu kể Ai là gì ?	 
9. Đặt 1 câu kể Ai làm gì ? để giới thiệu một bạn trong lớp em. 
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
10. Từ in đậm trong câu: “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm” là:
 A. động từ B. cụm động từ
 C. danh từ D. cụm danh từ 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
Năm học 2016 – 2017
BÀI KIỂM TRA VIẾT
 1. Chính tả ( 5 điểm )
 Giáo viên đọc cho học sinh ( nghe - viết ) 1 đoạn trong bài “ Sầu riêng ” trong khoảng 15 phút.
Sầu riêng
 Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lũng lẵng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta. 
 2. Tập làm văn ( 5 điểm ). Thời gian làm bài 35 phút.
 Đề : Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả mà em yêu thích.
 HƯỚNG DẪN 
CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4
I. ĐỌC THẦM: (5 điểm)
Biểu điểm
Nội dung cần đạt
Câu 1:HS khoanh đúng: 0,5 đ
C. Miền Nam 
Câu 2: HS khoanh đúng: 0,5 đ
B. Vào khoảng tháng tư, tháng năm ta.
Câu 3: HS khoanh đúng: 0,5 đ
C. Màu trắng ngà 
Câu 4: HS khoanh đúng: 0,5 đ
B. Cuối năm
Câu 5: HS ghi được 2 câu: 0,5 điểm.
Các câu tả hoa sầu riêng: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. 
 (HS chỉ cần ghi 2 trong 4 câu trên là đạt)
Câu 6: HS khoanh đúng: 0,5 đ
D. Ca ngợi giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.
Câu 7: HS khoanh đúng: 0,5 đ
A. Sầu riêng 
Câu 8: HS khoanh đúng: 0,5 đ
D. câu kể Ai là gì ?
Câu 9: Đặt câu đúng yêu cầu (0,5 đ)
Học sinh đặt một câu đơn thuộc câu kể Ai là gì? giới thiệu về một bạn trong lớp, đủ nghĩa, đúng cấu trúc, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. 
Câu 10: HS khoanh đúng: 0,5 đ
A. động từ
II. CHÍNH TẢ: ( 5 điểm )
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : được 5 điểm
- Sai 1 lỗi trừ 0, 5 điểm (sai lẫn phụ âm đầu, vần, thanh hoặc không viết hoa đúng quy định.)
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ... Trừ 0,5 điểm.
III. TẬP LÀM VĂN : (5 điểm )
Yêu cầu:
-Thể loại: Miêu tả (cây cối)
-Nội dung: Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả.
-Hình thức:
* Học sinh biết viết bài văn tả một cây tự chọn (cây cho bóng mát, cây hoa, cây ăn quả,.) đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) theo trình tự phù hợp, bố cục đoạn văn hợp lý, có liên kết ý cân đối, chặt chẽ. 
* Học sinh biết dùng từ ngữ thích hợp (chính xác, thể hiện tình cảm), viết câu ngắn gọn, bước đầu biết sử dụng các biện pháp tu từ, dùng các từ gợi tả, giúp người đọc dễ hình dung.
*Đoạn văn viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ 
Biểu điểm 
Điểm 4,5–5,0: Học sinh thực hiện đầy đủ các yêu cầu và có sáng tạo. Miêu tả chính xác, diễn đạt mạch lạc, có liên kết chặt chẽ, hợp lí; thể hiện được tình cảm. Lỗi chung (lỗi về dùng từ, câu, chính tả) không đáng kể.
Điểm 3,5–4,0: HS thực hiện đầy đủ các yêu cầu nhưng rập khuôn, chưa sáng tạo. Không quá 3 lỗi chung.
Điểm 2,5–3,0: HS thực hiện các yêu cầu ở mức hoàn thành. Không quá 5 lỗi chung
Điểm 1,5–2,0: HS thực hiện chưa đạt mức hoàn thành. Mắc nhiều lỗi chung.
Điểm 0,5–1,0: Bố cục thiếu cân đối, từ ngữ miêu tả nghèo nàn, ý diễn đạt lủng củng. Nội dung viết lan man, lạc đề hoặc bài viết dở dang.
 GV căn cứ vào yêu cầu để đánh giá đúng mức, công bằng bài làm của học sinh. Theo mức điểm: ( 5 đ, 4,5 đ, 4 đ, 3,5 đ, 3 đ, 2,5 đ, 2 đ, 1,5 đ, 1đ, 0,5 đ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_TV_4_GIUA_HOC_KI_II.doc