Mã đề 351 KIỂM TRA GIỮA KỲ THỜI GIAN : 60 PHÚT Câu 1: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là A. Cu(OH)2 B. dung dịch brom. C. [Ag(NH3)2] NO3 D. Na Câu 2: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. 3 B. 5 C. 1 D. 4 Câu 3: Cho dãy các chất:glucozơ,xenlulozơ,saccarozo,tinh bột,mantozơ.Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là: A.3 B.4 C.2 D.5. Câu 4: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là: A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 5: Este có công thức phân tử C4H8O2 có gốc rượu là metyl thì axit tạo nên este đó là : A. Axit fomic. B. Axit axetic. C. Axit propionic. D. Axit n-butiric. Câu 6: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H6O4 . Thủy phân X bằng dung dịch NaOH dư , thu được 1 muối và 1 rượu . Công thức cấu tạo của X có thể là : A. HCOO-CH2-CH=CH-OOCH B. HOOC-CH=CH-COO-CH3 C. HOOC-CH2-COO-CH=CH2 D. HOOC-COO-CH=CH-CH3 Câu 7: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 với xúc tác axit vô cơ loãng, thu được 2 sản phẩm hữu cơ X, Y (chỉ chứa C, H, O). Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất . Chất E là : A. Etylaxetat. B. n-propyl fomiat. C. iso-propylfomiat. D. metylpropionat. Câu 8: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H7O2Cl khi thủy phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm, trong đó có 2 hợp chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo đúng của X là A. HCOO-CH2-CHCl-CH3. B. C2H5COO-CH2Cl. C. CH3COO-CHCl-CH3. D. HCOO-CHCl-CH2CH3. Câu 9: Dãy các chất nào sau đây đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương (tạo kết tủa Ag)? A. axetilen, anđehit axetic, metylfomiat. B. metanal, etanal, axit axetic. C. metanal, etanal, axit foocmic, metylfomiat. D. axetilen, axit axetic, axit foocmic. Câu 10: Dầu thực vật là A. Hỗn hợp các hiđrocacbon ở trạng thái rắn. B. Hỗn hợp các hiđrocacbon ở trạng thái lỏng. C. Este 3 lần este của rượu glixerin với axit béo chủ yếu là axit béo không no. D. Este 3 lần este của rượu glixerin với axit béo chủ yếu là axit béo no. Câu 11: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Cho vài giọt CuSO4 và dd NaOH vào dd lòng trắng trứng thì dd chuyển sang màu xanh tím B. Cho HNO3 đặc vào dd lòng trắng trứng thì thấy xuất hiện ↓ trắng, khi đun sôi thì ↓ chuyển sang màu vàng C. Axit lactic được gọi là axit béo D. Lipit là một hợp chất este Câu 12. Cho các nhận định sau: (1) Alanin làm quỳ tím hóa xanh. (2) Axit Glutamic làm quỳ tím hóa đỏ (3) Lysin làm quỳ tím hóa xanh. (4) Axit e-amino caporic là nguyên liệu để sản xuất nilon – 6. Số nhận định đúng là: A. 1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 13: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dd có pH < 7 là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 14: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là A. CH3COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3CHO. D. CH3NH2. Câu 15: CTC của amin no đơn chức, mạch hở là: A. CnH2n+1N B. CnH2n+1NH2 C. CnH2n+3N D. CxHyN Câu 16: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2? A. Metyletylamin. B. Etylmetylamin. C. Isopropanamin. D. Isopropylamin. Câu 17: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2? A. Phenylamin. B. Benzylamin. C. Anilin. D. Phenylmetylamin. Câu 18: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là A. C6H5NH3Cl. B. C6H5CH2OH. C. p-CH3C6H4OH. D. C6H5OH. Câu 19: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào A. ancol etylic. B. benzen. C. anilin. D. axit axetic. Câu 20: Phản ứng nào dưới đây KHÔNG thể hiện tính bazơ của amin? A. CH3NH2 + H2O ® CH3NH3+ + OH- B. C6H5NH2 + HCl ® C6H5NH3Cl C. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O ® Fe(OH)3 + 3CH3NH3+ D. CH3NH2 + HNO2 ® CH3OH + N2 + H2O Câu 21: Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dd FeCl2 sẽ thu được kết quả nào sau: A. Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và FeCl2. B. Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng được với cả HBr và FeCl2. C. Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2 còn anilin chỉ tác dụng với HBr. D. Cả metylamin và anilin đều chỉ tác dụng với HBr mà không tác dụng với FeCl2. Câu 22: Dùng nước brôm không phân biệt được 2 chất trong các cặp nào sau đây? A. dd anilin và dd NH3 B. Anilin và xiclohexylamin C. Anilin và phenol D. Anilin và benzen. Câu 23: Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất trên là A. quỳ tím. B. kim loại Na. C. dd Br2. D. dd NaOH. Câu 24 : Dd etylamin tác dụng với dd nước của chất nào sau đây? A. NaOH B. NH3 C. NaCl D. FeCl3 và H2SO4 Câu 25: Dd etylamin không tác dụng với chất nào sau đây? A. axit HCl B. dd CuCl2 C. dd HNO3 D. Cu(OH)2 Câu 26: Muốn sản xuất 59,4 kg xenlulozơtrinitrat với hiệu suất phản ứng là 90% thì thể tích dd HNO399,67% ( d = 1,52 g/ml) cần dùng là: A.27,23 lit B.27,72 lit C.28 lit D.29,5 lit Câu 27: Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%. A.290 kg B.295,3 kg C.300 kg D.350 kg Câu 28: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 g dd saccarozơ 17,1% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3/NH3 vào dd X và đun nhẹ thu được khối lượng Ag là: A.13,5 g B.6,5 g C.6,25 g D.8 g Câu 29. Cho 6,6g axit axetic phản ứng với 4,4g hỗn hợp gồm ancol metylic và ancol etylic tỉ lệ 2:3 về số mol (xúc tác H2SO4 đặc, to) thì thu được a(g) hỗn hợp este. Hiệu suất chung là 60%. Giá trị của a là A. 4,944 B. 5,103 C. 4,44 D. 8,8 Câu 30: Trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N Câu 31: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dd HCl. Khối lượng muối thu được là: A. 43,00 gam. B. 44,00 gam. C. 11,05 gam. D. 11,15 gam. Câu 32: Cho 8,9 gam alanin ( CH3CH(NH2)COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu được là: A. 11,2gam. B. 31,9gam. C. 11,1gam. D. 30,9 gam. Câu 33: Cho 0,1 mol X (α-amino axit dạng H2NRCOOH) phản ứng hết với HCl tạo 11,15 gam muối. X là: A. Glyxin B. Alanin C. Phenylalanin D. Valin Câu 34: 0,1 mol aminoaxit X p/ư vừa đủ với 100ml dd HCl 2M. Mặt khác18g X cũng p/ư vừa đủ với 200ml dd HCl trên. X có khối lượng phân tử là: A. 120 B. 90 C. 60 D. 80 Câu 35. X là một - amioaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 23,4 gam X tác dụng với HCl dư thu được 30,7 gam muối. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3-CH(NH2)-COOH B. H2N-CH2-COOH C. H2N-CH2CH2-COOH D. CH3-CH(CH3)CH(NH2)COOH Câu 36 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần dùng 27,44 lít khí O2, thu được 23,52 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 27,9 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY < MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là A.3 : 5 B.4 : 3 C.2 : 3 D.3 : 2 Câu 37 : cho Na dư vào V ml cồn etylic 46 độ ( Dnc = 0,8 g/ml, D nc = 1 g/ml) thu được 42,56 lít H2 (đktc). giá trị V là: A. 475 ml B. 200ml. C. 100ml D. 237,5 ml Câu 38: hòa tan hết một lượng Na cần Vml ancol etylic 46 độ thu được 63,84 lít H2 đktc. biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. giá trị nhỏ nhất của V là: 100 B. 180 C.150 D. 120 Câu 39: lên men m gam glucozo với H= 80% rồi hấp thụ toàn bộ khí thoát ra vào dung dịch chứa 0,5 mol NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch có chứa 25,2 gam chất tan. Giá Trị của m là: 48,00 B. 34,00 C. 18,00 D. 22,5 Câu 40: lên men m gam glucozo với H= 50% rồi hấp thụ toàn bộ khí thoát ra vào dung dịch chứa 0,4 mol KOH, sau phản ứng thu được dung dịch có chứa 26,3 gam chất tan. Giá Trị của m là: A.54,00 B. 27,00 C. 36,00 D. 60,5 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Tài liệu đính kèm: