Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn: Hóa học 10 thời gian làm bài: 45 phút

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1127Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn: Hóa học 10 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn: Hóa học 10 thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài: 45 phút. 
ĐỀ 1.
Câu 1. Xác định số proton, nơtron và electron trong các nguyên tử và ion sau: a) b) (1 điểm)	
Câu 2. Viết cấu hình electron của nguyên tử và ion sau: (1 điểm)
	a) P (Z = 15). 	b) Ion Ca2+, biết Ca (Z = 20).
Câu 3. Sắp xếp các nguyên tố: Be (Z = 4), Na (Z = 11), Mg (Z = 12), K (Z = 19) theo chiều tăng dần tính kim loại. (1 điểm)
Câu 4. Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 17+. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
Câu 5. Nguyên tử Y thuộc chu kì 3, nhóm VA. Viết cấu hình electron và xác định số hiệu nguyên tử của Y. 
(1 điểm)
Câu 6. Nguyên tử silic (Si) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p2. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của silic. (1 điểm)
Câu 7. Ion R3+ có cấu hình electron: 1s22s22p6. Xác định vị trí của nguyên tử R trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
Câu 8. Oxit cao nhất của nguyên tố X có công thức là XO3, trong hợp chất khí của X với hiđro có chứa 5,88% hiđro về khối lượng. Xác định nguyên tố X. (Biết H = 1, O = 16, S = 32, Se = 79). (1 điểm)
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam kim loại R (hóa trị I) vào trong nước dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại R. (Biết Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85). (1 điểm)
Câu 10. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong ion X- là 53, biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
 (Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
Hết
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài: 45 phút. 
ĐỀ 2.
Câu 1. Xác định số proton, nơtron và electron trong các nguyên tử và ion sau: a) b) (1 điểm)	
Câu 2. Viết cấu hình electron của nguyên tử và ion sau: (1 điểm)
	a) Al (Z = 13). 	b) Ion S2-, biết S (Z = 16).
Câu 3. Sắp xếp các nguyên tố: O (Z = 8), F (Z = 9), P (Z = 15), S (Z = 16) theo chiều tăng dần tính phi kim. 
(1 điểm)
Câu 4. Nguyên tử R có điện tích hạt nhân là 16+. Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
Câu 5. Nguyên tử Y thuộc chu kì 3, nhóm IVA. Viết cấu hình electron và xác định số hiệu nguyên tử của Y. 
(1 điểm)
Câu 6. Nguyên tử lưu huỳnh (S) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của lưu huỳnh. (1 điểm)
Câu 7. Ion X3- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Xác định vị trí của nguyên tử X trong bảng tuần hoàn. 
(1 điểm)
Câu 8. Oxit cao nhất của nguyên tố Y có công thức là YO2, trong hợp chất khí của Y với hiđro có chứa 25% hiđro về khối lượng. Xác định nguyên tố Y. (Biết H = 1, O = 16, C = 12, Si = 28). (1 điểm)
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 6 gam kim loại M (hóa trị II) vào trong nước dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại M. (Biết Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137). (1 điểm)
Câu 10. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong ion R+ là 57, biết tổng số proton và nơtron là 39. Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2015 – 2016.
MÔN: HOÁ HỌC 10. THỜI GIAN: 45 PHÚT.
Đề 1
CÂU HỎI – ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1. Xác định số proton, nơtron và electron trong các nguyên tử và ion sau: a) b) (1 điểm)	
Đáp án: a) : p = 17, n = 18, e = 17. b) : p = 16, n = 16, e = 18. 
0,5x2
Câu 2. Viết cấu hình electron của nguyên tử và ion sau: (1 điểm)
	a) P (Z = 15). 	b) Ion Ca2+, biết Ca (Z = 20).
Đáp án: a) P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3
 b) Ca2+ : 1s22s22p63s23p6
0,5
0,5
Câu 3. Sắp xếp các nguyên tố: Be (Z = 4), Na (Z = 11), Mg (Z = 12), K (Z = 19) theo chiều tăng dần tính kim loại. (1 điểm)
Đáp án: Tính kim loại tăng dần: Be < Mg < Na < K
1
Câu 4. Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 17+. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
(1 điểm)
Đáp án: X (Z = 17): 1s22s22p63s23p5
 Vị trí: ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA
0,5
0,5
Câu 5. Nguyên tử Y thuộc chu kì 3, nhóm VA. Viết cấu hình electron và xác định số hiệu nguyên tử của Y. (1 điểm)
Đáp án: Y: 1s22s22p63s23p3 Z = 15
0,5x2
Câu 6. Nguyên tử silic (Si) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p2. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của silic. (1 điểm)
Đáp án: CT oxit cao nhất: SiO2
 CT hợp chất với hiđro: SiH4
0,5
0,5
Câu 7. Ion R3+ có cấu hình electron: 1s22s22p6. Xác định vị trí của nguyên tử R trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
Đáp án: Cấu hình electron của R: 1s22s22p63s23p1
 Vị trí: ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA
0,5
0,5
Câu 8. Oxit cao nhất của nguyên tố X có công thức là XO3, trong hợp chất khí của X với hiđro có chứa 5,88% hiđro về khối lượng. Xác định nguyên tố X. (Biết H = 1, O = 16, S = 32, Se = 79). 
(1 điểm)
Đáp án: XO3 XH2
 Ta có: %H = 
 MX = 32
 X là lưu huỳnh (S)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam kim loại R (hóa trị I) vào trong nước dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại R. (Biết Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85). (1 điểm)
Đáp án: 
 2M + 2H2O 2MOH + H2
 0,2 mol 0,1 mol
 M = 7,8/0,2 = 39
 M là Kali (K)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 10. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong ion X- là 53, biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
Đáp án: Ta có: 2Z + N + 1 = 53 Z = 17
 N – Z = 1 N = 18
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5
Vị trí: ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA
0,25
0,25
0,5
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2015 – 2016.
MÔN: HOÁ HỌC 10. THỜI GIAN: 45 PHÚT.
Đề 2
CÂU HỎI – ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1. Xác định số proton, nơtron và electron trong các nguyên tử và ion sau: a) b) (1 điểm)	
Đáp án: a) : p = 15, n = 16, e = 15. b) : p = 20, n = 20, e = 18.
0,5x2
Câu 2. Viết cấu hình electron của nguyên tử và ion sau: (1 điểm)
	a) Al (Z = 13). 	b) Ion S2-, biết S (Z = 16).
Đáp án: a) Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1
 b) S2-: 1s22s22p63s23p6
0,5
0,5
Câu 3. Sắp xếp các nguyên tố: O (Z = 8), F (Z = 9), P (Z = 15), S (Z = 16) theo chiều tăng dần tính phi kim. (1 điểm)
Đáp án: Tăng dần tính phi kim: P < S < O < F
1
Câu 4. Nguyên tử R có điện tích hạt nhân là 16+. Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn. 
(1 điểm)
Đáp án: R (Z = 16): 1s22s22p63s23p4
 Vị trí: ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA
0,5
0,5
Câu 5. Nguyên tử Y thuộc chu kì 3, nhóm IVA. Viết cấu hình electron và xác định số hiệu nguyên tử của Y. (1 điểm)
Đáp án: Y: 1s22s22p63s23p2 Z = 14
0,5x2
Câu 6. Nguyên tử lưu huỳnh (S) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của lưu huỳnh. (1 điểm)
Đáp án: CT oxit cao nhất: SO3
 CT hợp chất với hiđro: H2S
0,5
0,5
Câu 7. Ion X3- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Xác định vị trí của nguyên tử X trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
Đáp án: Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p3
 Vị trí: ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA
0,5
0,5
Câu 8. Oxit cao nhất của nguyên tố Y có công thức là YO2, trong hợp chất khí của Y với hiđro có chứa 25% hiđro về khối lượng. Xác định nguyên tố Y. (Biết H = 1, O = 16, C = 12, Si = 28). 
(1 điểm)
Đáp án: YO2 YH4
Ta có: %H = 
 MY = 12
 Y là cacbon (C)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 6 gam kim loại M (hóa trị II) vào trong nước dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại M. (Biết Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137). (1 điểm)
Đáp án: 
 M + 2H2O M(OH)2 + H2
 0,15 mol 0,15 mol
 M = 6/0,15 = 40
 M là Canxi (Ca)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 10. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong ion R+ là 57, biết tổng số proton và nơtron là 39. Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn. (1 điểm)
Đáp án: Ta có: 2Z + N – 1 = 57 Z = 19
 Z + N = 39 N = 20
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1
Vị trí: ô thứ 19, chu kì 4, nhóm IA
0,25
0,25
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKI Hoa 10 (Hieu).doc