Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Đăk Dục

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Đăk Dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Đăk Dục
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK DỤC. ĐỀ THI GIỮA KÌ II LỚP 4
KHỐI 4 MÔN : TIẾNG VIỆT. NĂM HỌC 2016 -2017. 
 .***.
MA TRẬN ĐỀ. 
Lớp
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
4
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
2
1
1
6
Câu số
1 – 2
3 – 4
5
6
Số điểm
1
1
1
1
4
Kiến thức văn bản
Số câu
1
1
1
1
4
Câu số
7
8
9
10
Số điểm
0,5
0,5
1
1
3
Tổng số câu
3
3
2
2
10
Tổng số điểm
1,5
1,5
2
2
7
ĐỀ.
ĐỌC THÀNH TIẾNG.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc thành tiếng các đoạn văn ( từ 85-90 tiếng )thuộc các bài tập đọc nằm trong chương trình TLHDH tập 2A lớp 4. Và hỏi 1 câu hỏi liên quan đến đoạn văn học sinh vừa đọc.
Bài 1: Bốn anh tài. TLHDH 2A lớp 4 trang 4
Bài 2: Trống đồng Đông Sơn. TLHDH 2A lớp 4 trang 26
Bài 3: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. TLHDH 2A lớp 4 trang 37
Bài 4: Sầu riêng TLHDH 2A lớp 4 trang 55
Bài 5: Chợ Tết TLHDH 2A lớp 4 trang 62
Bài 6: Hoa học trò TLHDH 2A lớp 4 trang 72
Bài 7: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. TLHDH 2A lớp 4 trang 80
Bài 8: Vẽ về cuộc sống an toàn. TLHDH 2A lớp 4 trang 90
Bài 9: Khuất phục tên cướp biển. TLHDH 2A lớp 4 trang 108.
Bài 10: Thắng biển. TLHDH 2A lớp 4 trang 124.
B. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. 
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: 
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chăng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
 Theo Lê Ngọc Huyền
Em hãy chọn một đáp án đúng nhất trong các câu 1,2,3,4 và thực hiện các yêu cầu còn lại của các câu 5,6,7,8,9,10. 
Câu 1: Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? 
A. Tác dụng của nước. B. Hình dáng của nước. 
C. Mùi vị của nước. D. Màu sắc của nước
Câu 2: Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? 
A. Nước có hình chiếc cốc B. Nước có hình cái bát
C. Nước có hình như vật chứa nó D. Nước có hình cái chai 
Câu 3: Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?
A. Nước không có hình dáng cố định
B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó
C. Nước tôn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí
D. Nước tồn tại ở thể lỏng và thể khí
Câu 4: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?
A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình
B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác
C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận
D. Cả ba ý trên
Câu 5: a) Nối các hình ảnh dưới đây với thể tồn tại của nước.
 A.Thế khí B. Thể rắn C. Thể lỏng 
b) Cho một ví dụ về thể rắn của nước:..
Câu 6: Trong giờ học, cô giáo yêu câu cả lớp thảo luận theo nhóm đôi về một vấn đề. Em và người bạn ngồi cùng bàn có ý kiến khác nhau. Khi đó em sẽ làm gì và có thái độ như thế nào? Viết 1-2 câu để trả lời.
Câu 7: Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kêu chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc..................... à? 
A. nhỏ xinh B. đẹp đẽ
C. kì vĩ D. xinh xắn
Câu 8: Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. 
A. Văn hóa B. Văn hóa nghệ thuật 
C. Văn hóa nghệ thuật cũng là D. Một mặt trận.
Câu 9: Chuyển câu kể sau thành 2 câu khiến: Hảo làm bài kiểm tra nghiêm túc, trung thực.
1.........................................................................................................................................
2.
Câu 10: Viết một câu văn tả một giọt sương trong đó có sử dụng biện pháp so sánh.
C. Bài kiểm tra viết (10 điểm) 
Chính tả (2 điểm) Nghe viết đoạn văn sau: 
Mua giầy
Một người định mua cho mình một đôi giày. Trước khi đi, anh ta đo vẽ kích thước chân mình lên một tờ giấy. Đến tiệm chọn giày, anh ta phát hiện mình để quên tờ giấy ở nhà nên nói với chủ tiệm:
- Tôi để quên cái mẫu đo ở nhà, để tôi chạy về lấy mẫu.
Xong anh ta vội vàng chạy về nhà lấy tờ giấy. Khi quay lại thì cửa hàng đã đóng cửa và anh ta không mua được giày. 
Có người hỏi anh: 
- Tại sao lúc đó anh không lấy ngay chân của anh mang thử giày?
- Tôi thà tin sự đo mẫu hơn là tin ở đôi chân của mình! – anh ta trả lời.
 Theo Truyện ngụ ngôn hay
Tập làm văn 
Đề: Hãy tả một loài cây em yêu thích.
PHẦN II. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN VÀ CHẤM ĐIỂM
A. Bài kiểm tra Đọc tiếng
. Đọc thành tiếng một đoạn văn: 3 điểm
- Đọc rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe, tốc độ đọc đạt 80-90 tiếng/ phút, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm: đạt hai trong ba yêu cầu:0,5 điểm; đạt 0 đến một yêu cầu:0 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-5 lỗi:0,5 điểm, có trên 5 lỗi:0 điểm
- Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm: trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi:0 điểm
. 
B. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: 7 điểm 
Kiến thức
Câu
Đáp án
Thang điểm
HD chấm
Đọc và kiến thức TV, văn học
Đọc hiểu văn bản
1
B
0,5
HS chọn đúng đáp án được 0.5 đ
2
C
0,5
HS chọn đúng đáp án được 0.5 đ
3
C
0,5
HS chọn đúng đáp án được 0.5 đ
4
 D
0,5
HS chọn đúng đáp án được 0.5 đ
5
a. 1-B 2-C 3-A
0,5
HS nối đúng được 0,5 đ
Nếu có sai sót thì tùy theo mức độ GV có thể cho 0,25 điểm.
b. băng, tuyết, kem
0,5
Cho ví dụ đúng được 0,5điểm.
6
Em sẽ lắng nghe và suy nghĩ về ý kiến của bạn và của mình để tìm ra ý kiến đúng (1). Em sẽ bình tĩnh tán đồng ý kiến của bạn hoặc bình tĩnh thuyết phục bạn nghe(2)
1
HS trả lời đúng 1 trong hai ý (1) hoặc (2) được 0,5 điểm. Đúng cả hai ý được 1 điểm.
Kiến thức văn bản
7
C
0,5
HS chọn đúng đáp án được 0.5 đ
8
B
0,5
HS chọn đúng đáp án được 0.5 đ
9
Ví dụ: 
1.Hảo hãy làm bài kiểm tra nghiêm túc, trung thực.
2.Hảo làm bài kiểm tra nghiêm túc, trung thực nhé.
1
HS sử dụng các trợ động từ chuyển đúng câu kể thành 2 câu cầu khiến đúng ngữ pháp, thành phần câu thì được 1 điểm. Viết đúng một câu thì được 0,5 điểm.
10
Ví dụ:
Giọt sương long lanh như hạt ngọc.
1
Hs viết đúng câu sử dụng biện pháp so sánh, hình ảnh thích hợp. Đúng hình thức câu được 1 điểm. Không sử dụng được không cho điểm.
C. Bài kiểm tra viết
1. Chính tả - Nghe viết đoạn văn: 2 điểm
- Tốc độ 85 - 90 chữ / 15 phút; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ nhỏ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch: 1 điểm, đạt hai trong ba yêu cầu trên. 0,5 điểm, đạt từ không đến một yêu cầu trên:0 điểm. Viết đúng chính tả toàn bài, trình bày đúng, sạch đẹp (2 điểm )
Sai 1 lỗi chính tả trừ 0,15 điểm.
Các điểm còn lại GV dựa vào bài viết của học sinh để chấm điểm phù hợp
Tập làm văn
- Viết bài văn: 8 điểm
GV đánh giá, cho điểm dựa vào yêu cầu về nội dung, hình thức trình bày đúng các phần các đoạn, diễn đạt của bài tập làm văn tự nhiên, vận dụng từ tốt trong bài văn của HS để đánh giá, cho điểm phù hợp theo từng phần:
- Mở bài : Giới thiệu được cây sẽ tả theo cách mở bài đã học.
- Thân bài : Chọn những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của cây được miêu tả. Biết chọn những đặc điểm nổi bật.Viết câu đúng ngữ pháp, biết cách dùng từ, các câu văn liên kết chặt chẽ, sinh động, bố cục rõ ràng, biết dùng từ so sánh, nhân hóa, liên tưởng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ .
- Kết bài : Nêu được cảm nghĩ của mình về cây mình tả theo cách kết bài đã học.
Lưu ý: GV đánh giá, cho điểm dựa vào yêu cầu về nội dung, hình thức trình bày, diễn đạt của bài tập làm văn cụ thể của HS để đánh giá, cho điểm phù hợp theo các mức điểm từ: 8điểm, 7điểm, 6,5 điểm, 3điểm,..
 Người ra đề.
 Đặng Minh Hoàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_giua_ki_2_co_ma_tran_theo_TT22_mon_tieng_vet_co_the_tham_khao.doc