Đề kiểm tra giữa học kì II Sinh học 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đa Kia

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II Sinh học 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đa Kia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II Sinh học 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đa Kia
SỞ GD- ĐT B̀ÌNH PHƯỚC
TRƯỜNG THPT ĐAKIA
Họ và tên:...
Lớp:..SBD:MĐ132
ĐỀ KIỄM TRA GIỮA HỌC KÌ II 
 NĂM HỌC (2016-2017)
 --------------------------------------
MÔN: SINH HỌC LỚP 12
Thời gian làm bài:45 phút; 
Giám thị 1
Giám thị 2
ĐIỂM
Lời nhận xét của giám khảo
Giám khảo
Bằng số
Bằng chữ
Bài thi có
tờ
KHOANH TRÒN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT
Câu 1: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật người ta không dựa vào
A. bằng chứng sinh học phân tử.	B. cơ quan tương đồng.
C. bằng chứng phôi sinh học.	D. cơ quan tương tự.
Câu 2: Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích nghi sống trên cây bắp cải. Giữa hai quần thể này đã có sự
A. Cách li sinh sản	B. Cách li di truyền 
C. Cách li sau hợp tử 	D. Cách li thời gian
Câu 3: Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là
A. du nhập gen.	B. chọn lọc tự nhiên.
C. giao phối ngẫu nhiên.	D. đột biến.
Câu 4: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?
A. Kích thước quần thể.	B. Đa dạng về thành phần loài.
C. Sự phân bố cá thể.	D. Mật độ cá thể.
Câu 5: Cắn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta đã chia lịch sử phát triển sự sống thành các đại:
A. Cổ sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.
B. Tân sinh, Trung sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh.
C. Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, tân sinh.
D. Nguyên sinh, Tiền Cambri, trung sinh, Tân sinh.
Câu 6: Đối với quá trình tiến hóa, đột biến gen có vai trò:
A. Tạo ra các alen mới.
B. Phát tán đột biến trong quần thể.
C. Định hướng quá trình tiến hóa.
D. Cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong quần thể.
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
C. Cá mập con khỉ mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
Câu 8: Có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?
(1) Các cơ chế cách li là nhân tố tiến hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài, giúp bảo toàn đặc điểm riêng cho mỗi loài.
(2) Các quần thể cùng loài sống ở các điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của các quần thể đó theo những hướng khác nhau.
(3) Sự sai khác về vốn gen giữa các quần thể cách li địa lí, đến một lúc nào đó có thể xuất hiện sự cách li sinh sản như cách li tập tính, cách li mùa vụ... làm xuất hiện loài mới.
(4) Khi một nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới, điều kiện sống mới và sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cư thành một loài mới sau một thời gian tiến hóa.
(5) Nếu kích thước quần thể quá nhỏ thì tần số alen có thể bị thay đổi hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên.
A. 1	B. 1.2.3	C. 3,4,5	D. 1,2,5
Câu 9: Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là
A. Phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người.
B. Phát triển ưu thé của hạt trần, bò sát.
C. Phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim, thú.
D. Chinh phục đất liền của thực vật và động vật.
Câu 10: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là
A. Tỉ lệ đực và cái trong quần thể.
B. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.
C. Số lượng cá thể có trong quần thể.
D. Số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
Câu 11: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lần nhau.
B. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
D. giảm số lượng cá thể của quần thể đẩm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 12: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng? 
(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. 
(2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. 
(3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới. 
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
(5) Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(6) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.
A. (1), (5).	B. (2), (4).	C. (3), (4).	D. (3), (5).
Câu 13: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình thành loài là đúng nhất?
A. Cách li địa lí luôn dẫn tới cách li sinh sản.
B. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành loài mới.
C. Cách li địa lí có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
D. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
Câu 14: (1)
(2)
Quần thể A
(1)
(2)
Quần thể B
(1)
(2)
Quần thể C
Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể cá A, B và C, kết quả được biểu diễn bằng các biểu đồ sau đây: (Ghi chú: 1. Số lượng cá thể; 2. Tuổi)
Quần thể cá nào bị đánh bắt quá mức, nếu cứ tiếp tục khai thác sẽ bị suy kiệt và diệt vong
A. Quần thể C.	B. Cả A và B.	C. Quần thể A.	D. Quần thể B.
Câu 15: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. ổ sinh thái.	B. giới hạn sinh thái.
C. môi trường.	D. sinh cảnh.
Câu 16: Bằng chứng sinh học phân tử chứng minh mọi sinh vật trên trái đất có chung một nguồn gốc là: 
1. Mọi sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền. 
2. Đều sử dụng hơn 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. 
3. Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự các axit amin và trình tự các nuclêôtit càng giống nhau. 
4. Mọi sinh vật được cấu tạo từ tế bào. 
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3.	B. 2 , 3,4.	C. 1, 2 ,4.	D. 1 , 3 ,4.
Câu 17: Tiến hóa nhỏ thực chất là quá trình
A. làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi.
B. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
C. hình thành loài mới.
D. làm thay đổi tần số alen của loài.
Câu 18: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả
Thành phần kiểu gen
Thế hệ F1
Thế hệ F2
Thế hệ F3
Thế hệ F4
Thế hệ F5
AA
0,64
0,64
0,2
0,16
0,16
Aa
0,32
0,32
0,4
0,48
0,48
Aa
0,04
0,04
0,4
0,36
0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A. giao phối không ngẫu nhiên.	B. đột biến.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.	D. giao phối ngẫu nhiên.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hóa?
A. Giao phối tạo alen mới trong quần thể.
B. Giao phối trung hòa tính có hại của đột biến.
C. Giao phối tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
D. Giao phối phát tán đột biến trong quần thể.
Câu 20: Nhân tố tiến hóa có tính chất qui định chiều hướng tiến hóa là
A. đột biến.	B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên.	D. di - nhập gen.
Câu 21: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên
A. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
B. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
C. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Câu 22: Đối với quá trình tiến hóa, các cơ chế cách li có vai trò:
A. Hình thành cá thể và quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.
B. Ngăn cản sự giao phối tự do, củng cố và tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.
C. Tạo các elen mới, làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
D. Tạo các tổ hợp alen mới trong đó có các tổ hợp có tiềm năng thích nghi cao.
Câu 23: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích lũy các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải
A. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.
B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.
C. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn.
D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.
Câu 24: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là
A. mật độ của quần thể.	B. kích thước tối đa của quần thể.
C. kích thước tối thiểu của quần thể.	D. kích thước trung bình của quần thể.
Câu 25: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp cây cỏ trên mọi đồng cỏ.
B. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà lạt
C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi Phú Thọ.	D .Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
Câu 26: Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
A. AND và prôtêin.	B. Axit nuclêic và prôtêin.
C. ARN và prôtêin.	D. AND và ARN.
Câu 27: Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá được gọi là:
A. Cổ sinh vật học.	B. Sinh vật.
C. Sinh vật nguyên thủy.	D. Hoá thạch.
Câu 28: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường
D. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
Câu 29: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến đổi đột ngột tần sô alen của quần thể.
B. Di – nhập gen có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể.
C. Quá trình tiến hỏa nhỏ diễn ra dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
D. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
Câu 30: Ngày nay, sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì
A. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp.
B. Không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại.
C. Thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn phân hủy ngay.
D. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_hiem_tra_giua_hoc_ky_22017.doc