Họ và tên:.. Lớp :.. .. BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II Môn: TIẾNG VIỆT 4 ( PHẦN ĐỌC - HIỂU) (Thời gian: ..phút) Điểm Nhận xét của thầy cô giáo ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY XOÀI Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả. Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì. Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi: - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ ! Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa. Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời. Mai Duy Quý Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng : Câu 1. Vì sao cây xoài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà hàng xóm ? a. Vì tán cây lan rộng. b. Vì gió bão làm bật rễ. c. Vì cây mọc trên đất của hai nhà. Câu 2. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ? a. Thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài. b. Không có ý kiến gì. c. Tức giận, không biếu xoài nữa. Câu 3. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này ? a. Không nên cãi nhau với hàng xóm. b. Bài học về cách sống tốt ở đời. c. Không nên chặt cây cối. Câu 4. Câu: “Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng.” thuộc kiểu câu kể: a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì? Câu 5. Trong đoạn văn : “Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi: - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !” Dấu gạch ngang dùng để làm gì? a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. b. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. c. Đánh dấu phần chú thích trong câu. Câu 6. Câu: “Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.” - Chủ ngữ của câu là: .................................................................................................... - Vị ngữ của câu là: ..................................................................................................... Câu 7: Chuyển câu kể sau thành câu khiến Ba tôi trồng một cây xoài. .............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: