Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Tân Nghĩa B

doc 22 trang Người đăng dothuong Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Tân Nghĩa B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Tân Nghĩa B
Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp: 5/3
Trường: Tiểu học Tân Nghĩa B
Huyện Cao Lãnh 
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU)
Ngày kiểm tra : ..
Thời gian : .. (không kể thời gian phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I/ ĐỌC THÀNH TIẾNG:
*HS bốc thăm đọc 1 trong 5 bài (khoảng 130 chữ) rồi trả lời 1 câu hỏi do giáo viên nêu:
Bài 1: Quang cảnh làng mạc ngày mùa S/10 sách TV5 tập 1
Bài 2 : Một chuyên gia máy xúc S/45 //
Bài 3: Những người bạn tốt S/64 //
Bài 4: Người gác rừng tí hon S/124 //
Bài 5: Buôn Chư Lênh đón cô giáo S/144 //
II/ Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm )
QUÀ SINH NHẬT
Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi.
Đến phố bán đồ chơi, bé Thuỷ reo lên thích thú. Bé tung tăng chạy hết cửa hàng này đến cửa hàng kia. Ôi, bao nhiêu là đồ chơi! Đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, bằng cao su, to nhỏ đủ loại, màu sắc hoa cả mắt, Còn búp bê mới đáng yêu làm sao! Búp bê có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh. Cặp má búp bê phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy. Búp bê lại còn biết nhắm mắt khi ngủ nữa chứ. Bé Thuỷ chưa biết chọn mua đồ chơi nào vì thứ nào bé cũng thích.
Đi đến góc phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải bày trên mặt thúng, bé Thuỷ kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con, cười hiền hậu:
Cháu mua búp bê cho bà đi.
Nhìn những con búp bê được khâu bằng vải vụn sơ sài, mẹ bé Thuỷ thầm nghĩ: có lẽ trẻ con sẽ không thích loại búp bê này. Chợt bé Thuỷ chỉ búp bê có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai mắt chấm mực không đều nhau, nói với mẹ:
Mẹ mua cho con búp bê này đi!
Mẹ trả tiền, bé Thủy nâng búp bê lên tay, ru: “ Bé bé bằng bông”
Trên đường về, mẹ hỏi Thuỷ:
Bao nhiêu đồ chơi đẹp, sao con lại mua búp bê này?
Bé Thuỷ chúm chím cười:
Vì con thương bà, bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời rét mà bà không được ở nhà. Con mua búp bê cho bà vui.
Mẹ ôm Thuỷ vào lòng, nghẹn ngào: “ Ôi, con tôi! ”
Theo Vũ Nhật Chương
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
1/ Ngày sinh nhật, mẹ cùng bé Thuỷ ra phố để? (M1)
A/ nhìn ngắm những đồ chơi đẹp.
B/ mua những mua đồ chơi đẹp.
C/ mua một đồ chơi mà Thuỷ thích
D/ mua những đồ chơi mà Thuỷ thích.
2/ Búp bê mà bé Thuỷ chọn mua có đặc điểm gì? (M1)
A/ Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
B/ Có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh.
C/ Cặp má phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy
D/ Biết nhắm mắt khi ngủ.
3/ Đồ chơi ở phố đa dạng như thế nào? (M2)
A/ Làm bằng nhiều chất liệu như: gỗ, cao su,.
B/ Có nhiều kích cỡ khác nhau.
C/ Nhiều màu sắc sặc sỡ.
D/ Làm bằng nhiều chất liệu như: gỗ, cao su,.; Có nhiều kích cỡ khác nhau; Nhiều màu sắc sặc sỡ.
4/ Vì sao Thuỷ chọn mua búp bê của bà cụ? (M2)
A/ Vì bé thấy đó là đồ chơi đẹp nhất ở phố đồ chơi.
B/ Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.
C/ Vì búp bê của bà cụ có vẻ đẹp khác lạ.
D/ Vì bé Thuỷ không biết chọn mua đồ chơi nào khác.
5/ Theo em, bé Thuỷ trong bài văn trên có đức tính gì đáng quý? (M2)
(Viết vào chỗ trống câu trả lời của em)
..
6/ Câu nói của mẹ Thuỷ ở cuối bài (Ôi, con tôi!) thuộc kiểu câu nào? (M2)
A/ Câu kể. 
B/ Câu hỏi 
C/ Câu khiến 
D/ Câu cảm
7/ Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ giá lạnh? (M2)
A/ lạnh lùng 
B/ lạnh giá 
C/ lạnh nhạt 
D/ lạnh tanh
8/ Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc? (M3)
A/ Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố.
B/ Xe chạy băng băng trên đường.
C/ Đồng hồ chạy đúng giờ.
D/ Nhà ấy phải chạy ăn từng bữa.
9/ Trong câu: “Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi” có: (M3)
A/ Một quan hệ từ ( Đó là.....................................).
B/ Hai quan hệ từ ( Đó là.....................................).
C/ Ba quan hệ từ ( Đó là.....................................).
D/ Bốn quan hệ từ ( Đó là.....................................).
10/ Trong câu: Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng” có mấy động từ? (M3)
Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp: 5/3
Trường: Tiểu học Tân Nghĩa B
Huyện Cao Lãnh 
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: TIẾNG VIỆT (VIẾT)
Ngày kiểm tra : ..
Thời gian : .. (không kể thời gian phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I – CHÍNH TẢ: (M3)
II – TẬP LÀM VĂN: (M4)
Em hãy tả một người mà em yêu quý.
BÀI LÀM
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp : 5/ 
Trường : Tiểu học Tân Nghĩa B
Huyện: Cao Lãnh
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN TOÁN LỚP 5
 Ngày kiểm tra:.
Thời gian làm bài : 40 phút
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Phần 1: Trắc nghiệm (6 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1/ Số 54,012 đọc là: (M1)
A. Năm mươi bốn đơn vị, mười hai phần nghìn.	
B. Năm mươi bốn phẩy mười hai.
C. Năm mươi bốn phẩy không một hai.	
D. Năm mươi bốn phẩy không trăm mười hai.
2/ Số thập phân nào có tám đơn vị, ba phần mười, năm phần trăm viết là: (M1)
A. 8, 035 
B. 8,35 
C. 8,0035 
D. 8,305
3/ Chữ số 5 trong số thập phân 36,005 có giá trị là: (M1)
A. 5 phần mười 
B. 5 phần Trăm 
C. 5 phần nghìn 
D. 5 phần trăm
4/ Số lớn nhất trong các số 8,09; 7,99; 8,89; 8,9 là: (M1)
A. 8,09 
B. 7,99 
C. 8,89 
D. 8,9
 5/ Phân số nào sau đây là phân số thập phân ? (M2)
A. 
B. 	
C. 	
D. 
6/ Viết dưới dạng số thập phân ta được: (M3)
A. 0,008 
B. 0,08 
C. 0,0008 
D. 0,8
7/ Hỗn số chuyển thành số thập là: (M3)
A. 5,02 
B. 5,15 
C. 5,2 
D. 5, 26
8/ 7,5m + 35,6m =.? Có kết quả là: (M2)
A. 34,1 
B. 4,31 
C. 43,1
D. 43,1 m 
9/ Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 4m2 44cm2 = ..cm2 là (M2)
A. 40044
B. 444 
C. 4044 
D. 44400 
10/ Một hình chữ nhật có chiều dài 10cm, chiều rộng 6 cm. Diện tích hình chữ nhật là: (M3)
A. 16 cm2 
B. 60cm2 
C. 4 cm2 
D. 32 cm
11/ Một mảnh đất hình vuông có chu vi là 100m. Diện tích của mảnh đất là: (M2)
A. 50 m2 
B. 100 m2 
C. 625 m2 
D. 10000 m2
12/ Một của hàng bán mũ sau khi giảm giá 15% thì giá bán một chiếc mũ là 10 200 đồng. Hỏi trước khi giảm giá một chiếc mũ là bao nhiêu tiền? (M2)
A. 12 000 đồng 	
B. 11 730 đồng	
C. 15 300 đồng	
D. 13 000 đồng
Phần 2: Tự luận (4 điểm)
Câu 1: Đặt tính rồi tính: (1đ) (M2)
a) 35,76 + 23,52 b) 48,53 – 25,28
c) 5,26 2,4 d) 157,25 : 3,7
Câu 2: Tìm x (M3)
7,3 + x = 19,4 - 3,75
Câu 3: Tính giá trị của biểu thức: (M3)
5,67 : (1,28+1,72)
Câu 4: Bài toán (2đ) (M4)
Một mảnh vườn hình tam giác có cạnh đáy dài 60m và chiều cao bằng đáy.
Tính diện tích tam giác. 
BÀI GIẢI
a
Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp: 5/3
Trường: Tiểu học Tân Nghĩa B
Huyện Cao Lãnh 
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: KHOA HỌC
Ngày kiểm tra : ..
Thời gian : .. (không kể thời gian phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm )
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng :
1/ Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn trong cuộc đời của mỗi người được gọi là: (M1)
A. Tuổi ấu thơ .
C. Tuổi già
B . Tuổi trung niên .
D. Vị thành niên
2/ Giữa nam và nữ có sự khác nhau cơ bản về: (M2)
A. Khả năng nấu ăn.
B. Đức tính kiên nhẫn
C. Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.
D. Cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp.
3/ Việc làm nào dưới đây chỉ có phụ nữ mới làm được ? (M2
A. Mang thai và cho con bú
B. Làm bếp giỏi
C. Chăm sóc con cái
D. Thêu, may giỏi
4/ Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng nào? (M3)
A. 16 đến 20 tuổi
B. 15 đến 19 tuổi
C. 13 đến 17 tuổi
D. 10 đến 15 tuổi
5/ Phụ nữ có thai nên tránh việc nào sau đây ? (M1)
A. Ăn uống đủ chất, đủ lượng
B. Sử dụng các chất kích thích như bia , rượu , thuốc lá
C. Đi khám thai định kì: 3 tháng 1 lần
D. Giữ cho tinh thần thoải mái
6/ Để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì chúng ta không nên làm gì? (M1)
A. Sử dụng thuốc lá, bia;
B. Thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo.
C. Ăn uống đủ chất;
D. Tập thể thao.
7/ Khói thuốc lá gây hại cho người hút như thế nào ? (M2)
A. Hơi thở hôi, Răng ố vàng, môi thâm
B. Răng ố vàng, môi thâm
C. Da sớm bị nhăn, Hơi thở hôi, Răng ố vàng, môi thâm
D. Da sớm bị nhăn, Hơi thở hôi,
8/ Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do: 
A. một loại chuột gây ra
B. một loại kí sinh trùng gây ra
C. một loại vi khuẩn gây ra
D. một loại vi rút gây ra 
9/ Để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cũng như mỗi công dân cần phải làm gì? (M3)
A. Tìm hiểu, học tập để biết rõ về Luật Giao thông đường bộ
B. Tìm hiểu, học tập để biết rõ về Luật Giao thông đường bộ; Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường; Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
C. Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ
D. Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường
10/ Khi có người rủ em làm những việc có hại cho sức khỏe, em không nên làm gì? (M3)
A. Nói rõ với họ là em không muốn làm việc đó.
B. Giải thích các lí do khiến em không làm việc đó.
C. Em từ chối vì đó là việc không nên làm.
D. Nhận lời vì sợ người đó giận.
11/ Để bảo quản một số đồ dùng trong gia đình được làm từ tre, mây, song, người ta sử dụng loại sơn nào? (M2)
A. Sơn dầu
B. Sơn tường
C. Sơn cửa
D. Sơn chống gỉ
12/ Để sản xuất xi măng, tạc tượng, người ta sử dụng nguyên liệu nào? (M3)
A. Đồng và nhôm.
B. Đất sét, Đá vôi và một số chất khác.
C. Cát trắng và một số chất khác.
D. Nhôm và một số chất khác.
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 4 điểm )
1/ Nêu cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết? ( 2 điểm) (M4)
2/ Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo được chế biến ra từ đâu ? Cao su thường được dùng để làm gì ? (2 điểm) (M2)
a
Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp: 5/3
Trường: Tiểu học Tân Nghĩa B
Huyện Cao Lãnh 
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
Ngày kiểm tra : ..
Thời gian : .. (không kể thời gian phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm )
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 
1/ Năm 1862, ai là người được nhân dân và nghĩa quân suy tôn là “ Bình Tây Đại nguyên soái” ? (M1)
A. Tôn Thất Thuyết.
B. Phan Đình Phùng.
C. Hàm Nghi.
D. Trương Định
2/ Phan Bội Châu lập hội Duy tân vào năm : (M2)
A. 1904.
B. 1905
C. 1908
D. 1909
3/ Ngày kỉ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày: (M3)
A. 2/3/1930.
B. 3/2/1930.
C. 3/2/1929.
D. 2/3/1929.
4/ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch vào ngày tháng năm nào? (M1)
A.18/12/1946	
B.20/12/1946
C. 21/12/1946
D.19/12/1946	 
5/ Người đã trực tiếp kiểm tra kế hoạch và công tác chuẩn bị, gặp gỡ động viên cán bộ, chiến sĩ, dân công tham gia chiến dịch Biên Giới Thu - Đông 1950 và đã giành thắng lợi là: (M2)
A. Bác Hồ.
B. Võ Nguyên Giáp.
C. La Văn Cầu.
D. Phạm Văn Đồng.
6/ Năm 1947 thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm mục đích gì ? (M3)
A. Tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta.
B. Mau chóng kết thúc chiến tranh
C. Tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta; Mau chóng kết thúc chiến tranh.
D. Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
7/ Nước ta nằm ở khu vực nào ? (M1)
A. Nam Á
B . Đông Á
C . Bắc Á
D. Đông Nam Á
8/ Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở các phía : (M2)
A. Bắc, đông và nam.
B. Đông, nam và đông nam.
C. Đông, nam và tây nam.
D. Đông, nam và tây.
9/ Năm 2004 dân số nước ta là bao nhiêu? (M2)
A. 82 triệu người.
B. 82,1 triệu người.
C. 83,7 triệu người.
D. 84,2 triệu người.
10/ Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì cho cuộc sống? (M2)
A. Nhu cầu cuộc sống không đảm bảo.
B. Thiếu thốn trường, lớp học.
C. Thiếu lương thực, thực phẩm.
D. Nhu cầu cuộc sống không đảm bảo; Thiếu thốn trường, lớp học; Thiếu lương thực, thực phẩm.
11/ Loại gia súc nào được nuôi nhiều nhất ở vùng núi? (M2)
A. Lợn, gà, vịt.
B. Trâu, dê.
C. Trâu, bò.
D. Bò, dê
12/ Trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta thuộc thầnh phố nào? (M3)
A. Hà Nội.
B. Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng.
D. Cần Thơ
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 4 điểm ) 
1/ Cuối bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì ? (2 điểm) (M3)
2/ Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản? ( 2 điểm ) (M4)
PHÒNG GDĐT HUYỆN CAO LÃNH
 TRƯỜNG TH TÂN NGHĨA B
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
 NĂM HỌC 2016 – 2017
 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP NĂM
HƯỚNG DẪN CHẤM 
--------------
A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
 - GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
 + Đọc đúng tiếng, đúng từ: (1 điểm)
 (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm, đọc sai quá 5 tiếng 0 điểm)
 + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm)
 (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điêm)
 + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: (1 điểm)
 (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm, giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
 + Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm
 (Đọc từ 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm, trên 2 phút: 0 điểm)
 + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
 (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt không rõ ràng: 0,5 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
 Hướng dẫn đánh giá, cho điểm (đọc thầm và làm bài tập trắc nghiệm)
 GV yêu cầu học sinh đọc kỹ bài văn rồi khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng; mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
 * Lời giải:
 Mỗi câu HS làm đúng đạt 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
A
D
B
Đồng cảm có lòng thương người
D
B
A
B
2 động từ
B. PHẦN VIẾT
I - Chính tả (nghe – viết) (5 điểm)
RỪNG PHƯƠNG NAM
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng ?
Gió bắt đầu nổi lên rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất .Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên,phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
II - Tập làm văn (5 điểm)
 - Nội dung kết cấu có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
 - Trình tự tả hợp lý.
 - Hình thức diễn đạt: Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
 - Tuỳ theo nội dung bài mà giáo viên ghi điểm cho phù hợp với từng bài làm của học sinh.
PHÒNG GDĐT HUYỆN CAO LÃNH
 TRƯỜNG TH TÂN NGHĨA B
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
 NĂM HỌC 20156– 2017
 MÔN TOÁN LỚP NĂM
HƯỚNG DẪN CHẤM 
--------------
Phần 1: Trắc nghiệm (6 điểm) 
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
A
B
C
D
B
A
C
D
A
B
C
A
Phần 2: Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 0,25 điểm
Câu 2: Tìm x (0,5 điểm)
7,3 + x = 19,4 - 3,75
7,3 + x = 23,15
 X = 23,15 – 7,3 = 15,85
Câu 3: Tính giá trị của biểu thức: (0,5 điểm)
5,67 : (1,28+1,72)
5,67 : 3 = 1,89
Câu 4: (2 điểm) Bài giải
Chiều cao mảnh vườn là:
60 x = 36 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
 = 1080 (m2)
Đáp số: 1080 (m2)
PHÒNG GDĐT HUYỆN CAO LÃNH
 TRƯỜNG TH TÂN NGHĨA B
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
 NĂM HỌC 2016 – 2017
 MÔN KHOA HỌC LỚP NĂM
HƯỚNG DẪN CHẤM 
--------------
 I. TRẮC NGHIỆM: (6 đ)
( Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
A
D
B
A
C
D
B
D
A
B
II. TỰ LUẬN ( 4đ ) 
Câu 1: (2 đ)
Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
Diệt muỗi.
Diệt bọ gậy.
Tránh bị muỗi đốt.
Câu 3: (2 đ ) 
Cao su tự nhiên đựơc chế biến từ nhựa cây cao su. 
Cao su nhân tạo thường được chế biến từ than đá và dầu mỏ.
Cao su thường được sử dụng để làm săm , lốp xe ;làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
.HẾT .
PHÒNG GDĐT HUYỆN CAO LÃNH
 TRƯỜNG TH TÂN NGHĨA B
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
 NĂM HỌC 2016 – 2017
 MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP NĂM
HƯỚNG DẪN CHẤM 
--------------
I/ Phần trắc nghiệm : ( 6 Điểm )
Học sinh chọn kết quả đúng , mỗi câu được 1 điểm .
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
A
B
D
A
C
D
C
A
D
C
B
II/ Phần tự luận : ( 4 Điểm )
Câu 1 : ( 2 điểm )
Cuối bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định:
Nuớc Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập.
Nuớc Việt Nam đã là một nước tự do, độc lập.
Nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ quyền tự do, độc lập.
Câu 2 : ( 2 điểm 
-Vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông dày đặc.
-Người dân có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản.
-Nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_cac_mon_HK_I_theo_tt22.doc