KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 Ngày kiểm tra: 17 tháng 10 năm 2016 Môn kiểm tra: VẬT LÍ - Lớp: 7 Hệ: THCS Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề) I. THIẾT KẾ MA TRẬN: TÊN CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO CÁC KN/NL CẦN HƯỚNG TỚI 1. - Nhận biết ánh sáng - Sự truyền ánh sáng - Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Định luật phản xạ ánh sáng - Gương phẳng - Thực hành quan sát và vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng (06tiết) - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. Câu 1 - Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,... Câu 3 - Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng. - Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. Câu 5a - Vẽ được trên hình vẽ một tia sáng bất kì chiếu đến gương phẳng và vẽ đúng được tia phản xạ hoặc ngược lại vẽ được đúng tia tới gương phẳng khi biết trước tia phản xạ trên gương phẳng. Tính góc phản xạ i’. Câu 5b - Năng lực tự học - Năng lực tư duy - Năng lực nhận biết: Câu 1 - Năng lực vận dụng giải quyết vấn đề: Câu 3, 5 Số câu: 3 6điểm 60% Số câu: 1 2 điểm 20 % Số câu: 1 2 điểm 20 % Số câu: 0.5 0.5điểm 5% Số câu: 0.5 1.5điểm 15% 2. - Gương cầu lồi - Gương cầu lõm - Ôn tập (03tiết) - Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm. Câu 2 - Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng. Câu 4 - Năng lực tự học - Năng lực tư duy - Kĩ năng trình bày, nhận biết: Câu 2. - Kĩ năng liên hệ thực tế: Câu 4. Số câu: 4 4 điểm 40% Số câu: 1 3 điểm 30 % Số câu: 1 1 điểm 10 % Tổng số câu: 5câu Số điểm:10 điểm 100% 2câu 5 điểm 50% 2câu 3 điểm 30% 0.5 câu 0.5 điểm 5% 0.5 câu 1.5 điểm 15% II. ĐỀ KIỂM TRA: KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 Ngày kiểm tra: 17 tháng 10 năm 2016 Môn kiểm tra: VẬT LÍ - Lớp: 7 Hệ: THCS Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề) (Học sinh không phải chép đề vào giấy kiểm tra) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.(2 điểm) Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau về tính chất của các gương: Gương phẳng, gương cầu lồi. Cho ví dụ.(3 điểm) Câu 3: Thế nào là hiện tượng nguyệt thực? Ở trên Trái Đất, vùng nào có hiện tượng nhật thực toàn phần? (2 điểm) Câu 4: Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở trước mặt để quan sát các vật ở phía sau có lợi gì hơn là dùng gương phẳng? (1 điểm) Câu 5: Cho 1 điểm sáng S đặt trước 1 gương phẳng. a/ Vẽ ảnh S’ tạo bởi gương dựa theo tính chất của ảnh. (0,5 điểm). b/ Vẽ tia tới SI cho 1 tia phản xạ đi qua điểm R ở trước gương kí hiệu góc tới, góc phản xạ trên hình vẽ. Biết góc tạo bởi gương và tia tới SI là 300.Tính góc phản xạ i’. (1,5 điểm) S . R 300 III. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Phần TỰ LUẬN Đáp án Biểu điểm - Nhận biết ánh sáng. - Sự truyền ánh sáng. - Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Định luật phản xạ ánh sáng. - Gương phẳng. - Thực hành quan sát và vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng. - Gương cầu lồi. - Gương cầu lõm. - Ôn tập. Câu 1: (2 điểm) Định luật phản xạ ánh sáng + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới . + Góc phản xạ bằng góc tới ( i’ = i) 10điểm 1.0điểm Câu 2: (3 điểm) So sánh - Giống: Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. - Khác: + Gương phẳng: Ảnh bằng vật. Ví dụ: Gương soi, tấm kính + Gương cầu lồi: Ảnh nhỏ hơn vật. Ví dụ: Mặt ngoài của cái muỗng inox, gương chiếu hậu xe ô tô 1.0 điểm 0.5 điểm 0.5điểm 0.5 điểm 0.5 điểm Câu 3:(2 điểm) - Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên đường thẳng. - Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. - Đứng ở chỗ có bóng tối ta không nhìn thấy Mặt trời gọi là nhật thực toàn phần. 0.5 điểm 0.75 điểm 0.75điểm Câu 4:(1 điểm) Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Quan sát được khoảng rộng ở phía sau. Tránh tai nạn giao thông. 1.0điểm Câu 5: (2 điểm) Hình vẽ đúng, chính xác, khoa học R N S A i i’ B gương phẳng I S Ta có: AIN = 900 Và: AIS = 300 =>SIN = i = AIN – AIS = 900 - 300 = 600 Theo định luật phản xạ ánh sáng: NIR = SIN => i’ = i = 600 => i’ = 600 Vậy góc phản xạ : i’ = 600 1.0điểm 1 điểm GVBM Trần Thị Nhàn
Tài liệu đính kèm: