Đề kiểm tra giữa học kì I Sinh học lớp 9 - Mã đề 9III - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Sinh học lớp 9 - Mã đề 9III - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I Sinh học lớp 9 - Mã đề 9III - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN
Họ và tên:.
Lớp: 9.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Sinh học 9 - Tiết PPCT: 22
Thời gian: 45 phút
Duyệt
Điểm:
Lời phê của thầy(cô):
Mã đề
9III
I. Trắc Nghiệm (4 điểm) (15 phút)	
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào các chữ cái (a,b,c,d) trong các câu sau cho ý trả lời đúng nhất:
1. Kiểu gen Aa được gọi là gì?
a.	Thể dị hợp	b. Cơ thể lai	c. Thể đồng hợp	d. Cả a và c đúng
2. Ở người bình thường, nữ giới có cặp nhiễm sắc thể giới tính là gì?
 a. P: XX	b. XY	c. XXY	d. OX 
3. Một gen ở vi khuẩn có 4000 nuclêôtit, gen này phiên mã một lần. Hỏi môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu nuclêôtit? 
 a. 1000	b. 2000	 	 c. 3000	d. 4000
4. Nuclêôtit loại nào sau đây không có ở ADN?
 a. A	b. T	 	 c. X	d. U
5. Theo nguyên tắc bổ sung, nuclêôtit loại X (Xitôzin) liên kết với loại nuclêôtit nào sau đây?
a. A (Ađênin)	b. U (Uraxin)	c. T (Timin)	d. G (Guanin)
6. Ở ruổi giấm, mỗi noãn bào bậc 1 qua hai lần giảm phân tạo ra được bao nhiêu trứng?
a. 1	b. 2	c. 3	d. 4
Câu 2:Quan sát hình và nối ý ở cột A với cột B cho phù hợp
Cột A (các kì)
Cột B (Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân II)
Đáp án
1. Kì đầu
2. Kì giữa 3. Kì sau
4. Kì cuối
a. Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo
b. Các NST co lại cho thấy rõ số lượng NST kép 
c. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành
d. 2 crômatic trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào 
1....
2....
3....
4....
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN
Họ và tên:.
Lớp: 9.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Sinh học 9 - Tiết PPCT: 22
Thời gian: 45 phút
Duyệt
Điểm:
Lời phê của thầy(cô):
Mã đề
9III
II. Tự Luận (6 điểm) (30 phút)
Câu 1: (1,0 điểm)
Ở đậu Hà Lan, có các tính trạng như sau: Hạt trơn, quả lục, thân thấp, hoa ở trên thân, quả vàng, hạt nhăn, thân cao, hoa ở trên ngọn. Hãy xếp thành 4 cặp tính trạng tương phản mà Menđen đã tiến hành thí nghiệm 
Câu 2: (2,0 điểm) 
Ở lúa, tính trạng hạt gạo đục trội hoàn toàn so với tính trạng hạt gạo trong. Cho cây lúa có hạt gạo đục thuần chủng thụ phấn với cây lúa có hạt gạo trong.
	a. Xác định kết quả thu được ở F2.
	b. Nếu cho cây F1 và cây F2 có hạt gạo đục nói trên lai với nhau thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
Câu 3: (1,5 điểm) 
a) Thế nào là hiện tượng di truyền liên kết? Hiện tượng di truyền liên kết có ý nghĩa gì đối với công tác chọn giống? 
b) Có 4 tế bào sinh dục sơ khai đực ở vùng sinh sản (vùng b) đều trải qua 5 đợt phân bào liên tiếp; Giả định rằng, một nửa tế bào con được tạo thành từ vùng b đều giảm phân trong vùng chín (vùng c). Hãy xác định số giao tử được sinh ra ở vùng c
Câu 4: (1,5 điểm) 
a) Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng: 
	Gen (một đoạn ADN) " mARN " Prôtêin " Tính trạng
Qua sơ đồ hãy cho biết bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng. 
b) Một gen ở vi khuẩn có 5000 nuclêôtit. Trong đó, số nuclêôtit loại Guanin (G) chiếm 20% tổng số nuclêôtit, tính toán số lượng nuclêôtit không bổ sung với G. 
Hướng dẫn chấm đề số: 03
Câu
Nội dung
Điểm
Trắc nghiệm (4 điểm)
1
1.a
0,5 đ
2
2.a
0,5 đ
3
3.b
0,5 đ
4
4.d
0,5 đ
5
5.d
0,5 đ
6
6.a
0,5 đ
7
1b
0,25 đ
2a
0,25 đ
3d
0,25 đ
4c
0,25 đ
Tự luận (6 điểm)
1
Ở đậu Hà Lan, có các tính trạng tương phản là: 
- Hạt trơn và hạt nhăn
- Quả lục và quả vàng
- Thân thấp và thân cao
- Hoa ở trên thân và hoa ở trên ngọn. 
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a) Theo đề bài, ta có quy ước:
- Gen A: quy định hạt gạo đục
- Gen a: Quy định hạt gạo trong	
Xác định kết quả thu được ở F2.
Cây P có hạt gạo đục thuần chủng mang kiểu gen AA
Cây P có hạt gạo trong mang kiểu gen aa
* Sơ đồ lai:
P: AA x aa
Gp: A	 a
F1: 	 Aa
F1 x F1: Aa x Aa
GF1: A, a A, a
F2: 
Tỉ lệ kiểu gen ở F2: 1AA : 2Aa : 1aa
Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 3 hạt gạo đục : 1 hạt gạo trong
b) F1 và cây F2 có hạt gạo đục lai với nhau
F2 có hạt gạo đục có kiểu gen AA hoặc Aa
Có 2 phép lai xảy ra:
Phép lai 1: Aa x AA
P: Aa x AA
G: A; a A
F: 1AA; 1Aa
Kiểu hình: 100% hạt gạo đục
Phép lai 2: Aa x Aa. 
P: Aa x Aa
G: A; a A; a
F: 1AA; 2Aa; 1aa
Kiểu hình: 75% hạt gạo đục; 25% hạt gạo trong
 0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
3
a)
- Di truyển liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cung nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
- Ý nghĩa của di truyền liên kết: Dựa vào di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng nhau. 
b) Số tế bào được tạo thành qua nguyên phân ở vùng b là:
4 x 25 = 128 (tế bào)
Vì một nửa tế bào con được tạo thành từ vùng b đều giàm phân trong vùng chín (vùng c) nên số giao tử cái được sinh ra là:
(128 : 2) x 4 = 256 (tế bào)
0, 5
0,5
0,5
4
a. 	Mối quan hệ giữa gen và tính trạng: trình tự các nucleotit trên ADN quy định trình tự các nucleotit trên ARN, thông qua đó ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành protein và biểu hiện thành tính trạng.
b. Loại nucleotit không bổ sung với G là A, T.
 Vì G chiếm 20% [ A chiếm 30%.
 Ta có A = T = 5000 x 30/100 = 1500 (nu)
1,0
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT 1 TIET GHKI SINH 9 ( DE SO 3).doc