Đề kiểm tra giữa học kì I năm học 2015 – 2016 môn: sinh học 11 (thời gian làm bài: 45 phút)

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2234Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I năm học 2015 – 2016 môn: sinh học 11 (thời gian làm bài: 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I năm học 2015 – 2016 môn: sinh học 11 (thời gian làm bài: 45 phút)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NH 2015 – 2016
MÔN SINH HỌC 11
 Mức độ
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng câu/ Tổng điểm
Trao đổi nước ở thực vật
1 câu
1 câu
1 câu
3 câu
2 đ
1 đ
1 đ
4đ
Trao đổi khoáng ở thực vật
 1 câu
1 câu
2 câu
2 đ
1 đ
3 đ
Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
1 câu
1 câu
2 câu
2đ
1 đ
3 đ
 Tổng cộng: 7 câu/ 10 điểm
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC 11 (Thời gian làm bài: 45 phút)
ĐỀ 1
Câu 1 (2 điểm): Trình bày cơ chế hấp thụ nước ở rễ cây? 
Câu 2 (1 điểm): Giải thích vì sao cây trên cạn không mọc được ở đất ngập mặn. 
Câu 3 (1 điểm): Rễ của một số thực vật trên cạn như thông, sồi  không có lông hút nhưng lại tìm thấy rất nhiều nấm bao bọc dưới rễ của gốc những cây này. Vậy, những cây này hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào?
Câu 4 (2 điểm): Động lực nào giúp dòng ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét? Lực nào là quan trọng nhất?
Câu 5 (1 điểm): Hãy liên hệ thực tế hai biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây.
Câu 6 (2 điểm): Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được.
Câu 7 (1 điểm): “ Trong thiên nhiên, địa y – thể cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam cố định nitơ có ý nghĩa quan trọng. Địa y phân bố trên đất sườn dốc nghèo dinh dưỡng, trên các tảng đá núi và trên mặt đất”. Dựa vào nội dung kiến thức dinh dưỡng nitơ, em hãy giải thích vì sao địa y có thể sống được trên đất nghèo dinh dưỡng và nêu vai trò của địa y.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC 11 (Thời gian làm bài: 45 phút)
ĐỀ 2
Câu 1 (2 điểm): Nêu đặc điểm hai con đường thoát hơi nước? 
Câu 2 (1 điểm): Cây trên đồi chịu ánh sáng mạnh nên lớp cutin phát triển mạnh còn cây trong vườn có lớp cutin phát triển yếu do ánh sáng ở vườn yếu. Em hãy dự đoán khả năng thoát hơi nước qua lớp cutin của hai đối tượng này?
Câu 3 (1 điểm): Bằng kiến thức sinh học, em hãy giải thích hiện tượng “sương treo đầu ngọn cỏ” xảy ra ở những đêm ẩm ướt.
Câu 4 (2 điểm): Trình bày cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây.
Câu 5 (1 điểm): Vì sao phải bón phân với liều lượng hợp lí (tùy thuộc loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng)?
Câu 6 (2 điểm): Thế nào là con đường cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học? Ý nghĩa của quá trình này đối với dinh dưỡng nitơ của thực vật?
Câu 7 (1 điểm): “Trong công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc, với chương trình trồng 5 triệu hecta rừng các loài cây gỗ có vi khuẩn cộng sinh ở rễ như keo lá tràm (keo hoa vàng), keo tai tượng  đang được sử dụng phổ biến vừa có tốc độ sinh trưởng nhanh, độ che phủ cao, vừa có tác dụng cải tạo đất ngày một tốt hơn”. Bằng những hiểu biết của em về dinh dưỡng nitơ ở thực vật, em hãy cho biết vi khuẩn cộng sinh với rễ các loài thực vật trên có khả năng gì giúp cải tạo đất và điều kiện nào quyết định khả năng đó của các vi khuẩn. 
ĐÁP ÁN ĐỂ 1 – SINH HỌC 11
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Cơ chế hấp thụ nước ở rễ cây:
- Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu):
+ Nước xâm nhập từ môi trường đất vào nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trương) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chất tan cao (dịch bào ưu trương)
1 đ
1đ
Câu 2: Cây trên cạn không mọc được ở đất ngập mặn vì
+ Dịch bào rễ cây trên cạn nhược trương hơn so với môi trường đất ngập mặn nên không thể hấp thụ được nước từ đất
+ Cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây chết.
0.75đ
0.25đ
Câu 3: Những cây thông, sồi hấp thụ nước và ion khoáng bằng 
+ Nấm rễ 
+ Tế bào rễ còn non (vách của tế bào chưa bị suberin hóa)
0.5đ
0.5đ
Câu 4: Động lực nào giúp dòng ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá:
- Áp suất rễ (động lực đầu dưới) tạo ra sức đẩy nước từ dưới lên.
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên).
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá.
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá là quan trọng nhất
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 5: Hai biện pháp chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan
- Bón vôi cho đất chua
- Cày lật úp rạ xuống
- Hoặc cày phơi ải đất, phá váng, làm cỏ sục bùn 
0.5đ
0.5đ
Câu 6 - Các dạng nitơ có trong đất:
+ Nitơ vô cơ hay nitơ khoáng: NO3- và NH4+ 
+ Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật)
 - Các dạng nitơ mà cây hấp thụ được: NO3- và NH4+
0.5đ
0.5đ
1đ
Câu 7: Địa y có thể sống được trên đất nghèo dinh dưỡng và vai trò của chúng
+ Vi khuẩn lam cố định nitơ, cung cấp nguồn dinh dưỡng nitơ – nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong đời sống thực vật
+ Cải tạo đất nhờ lượng dư NH4+ được thải ra trong đời sống địa y
0.5đ
0.5đ
ĐÁP ÁN ĐỀ 2 – SINH HỌC 11
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Đặc điểm hai con đường thoát hơi nước
- Thoát hơi nước qua khí khổng: vận tốc nhanh, được điều chỉnh
- Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: vận tốc chậm, không được điều chỉnh
1 đ
1đ
Câu 2: Khả năng thoát hơi nước qua lớp cutin của cây trên đồi và cây trong vườn
- Cây trong vườn thoát hơi nước qua lớp cutin mạnh hơn cây trên đồi
1đ
Câu 3: Giải thích hiện tượng “sương treo đầu ngọn cỏ”
- Ban đêm cây hút nhiều nước tạo áp suất rễ đẩy nước đến tận các đầu cuối lá theo dòng mạch gỗ và do hiện tượng bão hòa hơi nước ở những đêm ẩm ướt, nước không thoát được mà hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá
1đ
Câu 4: Trình bày cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây
- Hấp thụ chọn lọc bằng 2 cơ chế thụ động và chủ động.
+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ ion đó thấp hơn).
+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng khuếch tán ngược chiều nồng độ (gradien nồng độ) xâm nhập vào rễ cây, cần năng lượng và chất mang
1đ
1đ
Câu 5: Bón phân với liều lượng hợp lí vì 
- Bón phân không đúng, quá liều dẫn đến
+ Làm giảm năng suất cây trồng.
+ Hiệu quả kinh tế thấp 
+ Ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước
+ Ô nhiễm nông phẩm đe dọa sức khỏe của con người
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 6: Con đường cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học:
+ Là qúa trình liên kết N2 với H2 để hình thành NH3 do các vi sinh vật thực hiện
- Ý nghĩa của quá trình này đối với dinh dưỡng nitơ của thực vật:
+ Biến nitơ phân tử có sẵn trong khí quyển nhưng thực vật không hấp thu được thành dạng nitơ khoáng NH3 cây sử dụng được
+ Đảm bảo nguồn cung nitơ bù đắp lượng nitơ mà cây trồng lấy đi hàng năm, đảm bảo sự phát triển bình thường của cây
1đ
0.75đ
0.25đ
Câu 7: Khả năng của các vi khuẩn cộng sinh với rễ các loài thực vật trên
+ Cố định nitơ bằng con đường sinh học
- Điều kiện quyết định khả năng cố định nitơ bằng con đường sinh học là 
+ Sự có mặt của enzim độc nhất vô nhị nitrogenaza
0.5đ
0.5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKI Sinh 11 (Men).doc