Đề kiểm tra giữa học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 061 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nam Cao

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 061 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 061 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nam Cao
Trường THPT Nam Cao
Mã đề thi 061
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 – 2017
 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12
 THỜI GIAN: 45 phút
Họ và tên:. Lớp 12. 
Điểm (Số câu làm đúng)
Lời phê của giáo viên
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Tích dấu V vào ô phương án tương ứng mà em cho là đúng nhất vào phiếu trả lời sau.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
A
B
C
D
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của cuộc Cách mạng khoa học – kỹ thuật ngày nay là:
A. Hệ thống máy tự động được sử dụng phổ biến
B. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật
C. Gắn liền với toàn cầu hóa
D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Câu 2: Tổ chức Vác-sa-va mang tính chất gì?
A. Một tổ chức kinh tê của các nước XHCN ở châu Âu.
B. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
C. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
Câu 3: Trong nửa sau thế kỉ XX, nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa tăng trưởng khá liên tục và có những thay đổi về chất trong cơ cấu và xu hướng phát triển là nhờ:
A. Các nước Liên Xô và Đông Âu khủng hoảng
B. Các nước tư bản cần tăng cường lực lượng chống Liên Xô
C. Các nước tư bản có sự tự điều chỉnh kịp thời
D. Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất và viện trợ cho các nước tư bản khác
Câu 4: Sự kiện nào chứng tỏ rằng đã đến lúc chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới?
A. “Kê hoạch Mác-san” và sự ra đời của khối quân sự NATO.
B. Mĩ thông qua “Kế hoạch Mác-san”.
C. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
D. Sự ra đời của khối quân sự NATO và Tố chức Hiệp ước Vác-sa-va.
Câu 5: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 bắt đầu từ:
A. Từ những năm 60 của thế kỉ XX	B. Từ những năm 40 của thế kỉ XX.
C. Từ những năm 50 của thế kỉ XX	D. Từ những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 6: Đâu là những hạn chế của toàn cầu hóa?
A. Mọi mặt hoạt động của con người kém an toàn, gia tăng bất công trong xã hội
B. Ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số
C. Tranh chấp lãnh thổ, chiến tranh hạt nhân
D. Gia tăng tình trạng khủng bố, tội phạm quốc tế
Câu 7: Sở dĩ Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh là vì:
A. Mĩ muốn quay lại làm bá chủ thế giới
B. Tác động của xu thế toàn cầu hóa.
C. Liên Xô muốn khắc phục khủng hoảng
D. Hai nước muốn ổn định để củng cố vị thế của mình
Câu 8: Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của:
A. Quá trình thống nhất thị trường thế giới.	B. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
C. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.	D. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
Câu 9: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ II, thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ, thậm chí có lúc như 
A. Mĩ đánh Liên Xô	B. Thế giới sụp đổ
C. Bên bờ của một cuộc chiến tranh thế giới	D. Liên Xô đánh Mĩ
Câu 10: Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, xu hướng phát triển chung của các nước tư bản hiện nay là:
A. Liên kết kinh tế khu vực để tăng sức cạnh tranh
B. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới
C. Tập trung phát minh, nghiên cứu và bán bản quyền thu lợi nhuận
D. Đầu tư cho giáo dục để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Câu 11: Sau chiến tranh thế giới thứ II bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn là do:
A. Xuất hiện 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn	B. Mĩ trở lên giàu mạnh
C. Hàng trăm các quốc gia độc lập ra đời	D. Liên Xô và Mĩ đối đầu nhau
Câu 12: Đầu tháng 8 - 1975, 33 nước châu Âu cùng với . đã kí kết Định ước Hen-xin-ki.
A. Mĩ và Pháp.	B. Mĩ và Ca-na-đa.	C. Mĩ và Liên Xô.	D. Mĩ và Anh
Câu 13: Năm 1996, Nhật Bản tuyên bố duy trì hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật trong bao lâu?
A. 10 năm	B. Vĩnh viễn	C. 30 năm	D. 20 năm
Câu 14: Ngày 18-3-1970, diễn ra sự kiện gì làm cho Cam-pu-chia rơi vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới cũa Mĩ?
A. Mĩ mang quân xâm lược Cam-pu-chia.
B. Thê lực tay sai Mĩ đảo chính lật đố Xi-ha-núc.
C. Mĩ hất cẳng Pháp để xâm lược Cam-pu-chia.
D. Mĩ dựng lên chế độ độc tài Pôn-pốt ở Cam-pu-chia.
Câu 15: Từ 1950 - 1951, nền kinh tế Nhật được khôi phục là dựa vào:
A. Sự ủng hộ của chương trình nhân đạo thế giới
B. Nguồn viện trợ của Mĩ
C. Sự chi viện của Liên hợp quốc
D. Sự giúp đỡ của quân Đồng minh
Câu 16: Sau CT thế giới thứ hai, khu vực nào được mệnh danh là lục địa mới trỗi dậy?
A. Nam Á.	B. Đông Âu.	C. Bắc Phi.	D. Mĩ La-tinh.
Câu 17: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản được thiết lập tới nay đã được bao nhiêu năm?
A. Gần 40 năm	B. Hơn 40 năm	C. Gần 50 năm	D. Hơn 50 năm
Câu 18: Bản thông điệp mà Tổng thông Tơ-ru-man gửi Quốc hội Mĩ ngày 12 - 3 - 1947 được xem là sự khởi đầu cho:
A. Tham vọng làm bá chủ thế giới
B. Chính sách thực lực của Mĩ sau chiến tranh.
C. Mưu đồ làm bá chủ thê giới của Mĩ.
D. Chính sách chống Liên Xô gây nên tình trạng chiến tranh lạnh.
Câu 19: Năm 1991, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế ?
A. Xô - Mĩ tuyên bố hợp tác song phương
B. Trật tự hai cực I-an-ta bị sụp đổ.
C. Trật tự hai cực I-an-ta bị xói mòn.
D. Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh.
Câu 20: Trong chiến lược phát triển của các quốc gia kể từ sau chiến tranh lạnh, các quốc gia tập trung cho yếu tố nào?
A. Giáo dục	B. Khoa học kĩ thuật	C. Sức mạnh quân sự	D. Kinh tế
Câu 21: Sự phát triển "thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào?
A. 1960-1973	B. 1973-1980	C. 1990 -2000	D. 1952-1960
Câu 22: Cả hai cuộc cách mạng KH - KT trong lịch sử nhân loại đều có nguồn gốc chung là:
A. Nhu cầu chiến tranh.
B. Do sự bùng nổ dân số.
C. Nguồn tài nguyên thế giới bị vơi cạn nghiêm trọng.
D. Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất.
Câu 23: Từ thập kỉ  thế giới đã và đang chứng kiến xu thế .. diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
A. 40 .. Cách mạng khoa học kĩ thuật	B. 90 . Toàn cầu hóa
C. 90 .. Đa cực	D. 70 .. Hòa hoãn
Câu 24: Trong sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?
A. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản
B. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.
C. Lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài.
D. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học-kĩ thuật.
Câu 25: Với “Kế hoạch Mác-san” (1948) Mĩ viện trợ cho Tây Âu:
A. 7 tỉ Đô la	B. 17 tỉ Đô la	C. 37 tỉ Đô la	D. 27 tỉ Đô la
Câu 26: Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là
A. Hướng mạnh về Đông Nam Á.	B. Cải thiện quan hệ với Liên Xô.
C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.	D. Hướng về các nước châu Á.
Câu 27: Trên lãnh thổ nước Đức sau năm 1945 đã hình thành lên 2 nhà nước là:
A. Cộng hòa liên bang Đức ở phía Tây và Cộng hòa dân chủ Đức ở phía Đông
B. Cộng hòa liên bang Đức ở phía Bắc và Cộng hòa dân chủ Đức ở phía Nam
C. Cộng hòa liên bang Đức ở phía Nam và Cộng hòa dân chủ Đức ở phía Bắc
D. Cộng hòa liên bang Đức ở phía Đông và Cộng hòa dân chủ Đức ở phía Tây
Câu 28: Mục tiêu của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản
B. Đẩy mạnh sản xuất, chi viện cho Đông Âu
C. Bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới
D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản
Câu 29: Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính chất:
A. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác.	B. Mâu thuẫn và hài hòa
C. Cả 3 phương án trên.	D. Vừa tiếp xúc vừa kiềm chế.
Câu 30: Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau CTTG thứ II là:
A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh
C. Sự ra đời của khối ASEAN.
D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.
Câu 31: Sau Chiến tranh thê giới thứ hai, theo thỏa thuận của các nước Đồng minh thì:
A. Liên Xô,Trung Quốc chiếm đóng ở Bắc Triều Tiên, Mĩ,Anh ở Nam Triều Tiên.
B. Mĩ chiếm đóng ở miền Bắc Triều Tiên, Liên Xô ở Nam Triều Tiên.
C. Anh, Mĩ chiếm đóng ở miền Bắc Triều Tiên, Liên Xô ở Nam Triều Tiên.
D. Liên Xô chiếm đóng ở miền Bắc Triều Tiên, Mĩ ở Nam Triều Tiên.
Câu 32: Nói: Nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng còn được hiểu là:
A. Sự ra đời của các tập đoàn lớn.
B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
C. Sự phát triển và tác động của các công ti xuyên quốc gia.
D. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
Câu 33: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
A. Cục diện “Chiến tranh lạnh”.	B. Xu thế toàn cầu hóa.
C. Cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật.	D. Sự hình thành các liên minh kinh tế.
Câu 34: Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va trở thành một đối trọng với khối quân sự nào của Mĩ?
A. CenTo	B. NaTo	C. Mac-san	D. SeaTo
Câu 35: Ngày 1/1/1999, .. được chính thức đưa vào sử dụng ở 11 nước EU .
A. Luật nhập cư	B. Hiến pháp mới	C. Đồng EURO.	D. Hàng Việt Nam
Câu 36: Các thành viên đầu tiên của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) gồm:
A. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha
B. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha
C. Pháp, Đức, I-ta-li-a ,Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua
D. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan
Câu 37: Năm 1995, khi Liên minh Châu Âu (EU) chính thức ra đời, có tất cả bao nhiêu nước thành viên?
A. 15	B. 13	C. 6	D. 17
Câu 38: Quan hệ quốc tế ở nửa sau thế kỉ XX được nhận định là:
A. Mở rộng, đa dạng	B. Căng thẳng, phức tạp
C. Hòa bình là xu thế chủ đạo	D. Đối đầu giữa hai phe, hai cực
Câu 39: Khôi quân sự NATO do Mĩ cầm đầu còn gọi là khối gì?
A. Khối Bắc Đại Tây Dương.	B. Khối Nam Đại Tây Dương.
C. Khối Đông Đại Tây Dương.	D. Khối Tây Nam Đại Tây Dương.
Câu 40: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa cũ nó ở châu Phi?
A. 1994 : Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên.
B. 1962 : An-giê-ri được công nhân độc lập.
C. 1975 : Nước Cộng hòa nhân dân Angôla,Môdambich ra đời.
D. 1960 : "Năm châu Phi".
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_1_tiet_ki_I_mon_lich_su.doc