Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học 12 - Trường THPT Lương Tài

doc 4 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1474Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học 12 - Trường THPT Lương Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học 12 - Trường THPT Lương Tài
SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trường THPT Lương Tài
ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH HỌC 12-THPT
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 21 tháng 09 năm 2015
==========
Câu 1 (1,5 điểm).
	a. Vì sao trong quá trình nhân đôi của ADN cần phải có đoạn ARN mồi? Trình bày cơ chế thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN.
	 b. Trình bày điểm khác nhau giữa nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
Câu 2 (1,5 điểm).
	a. Hãy trình bày cơ chế điều hòa hoạt động gen ở Operon lac trong trường hợp môi trường nội bào không có lactôzơ và trường hợp môi trường nội bào có lactôzơ.
	b. Dựa theo mô hình cấu trúc của operon, hãy cho biết:
	- Đột biến ở vùng nào sẽ làm cho gen mất khả năng tổng hợp protein?
	- Đột biến ở vùng nào sẽ làm cho gen phiên mã liên tục mà không chịu sự kiểm soát của tế bào?
Câu 3 (1,5 điểm).
	a. Gen A bị đột biến mất 3 cặp nucleotit ở các bộ ba thứ 5, thứ 7, thứ 10 trở thành gen a. Chuỗi polipeptit do gen a quy định tổng hợp có thể có những sai khác gì so với chuỗi polipeptit ban đầu?
	b. Một phân tử mARN có các nucleotit với tỉ lệ lần lượt như sau: A:U:G:X=1:3:2:4. Tính tỉ lệ các bộ ba (codon) có chứa ít nhất 2U.
Câu 4 (1,5 điểm).
	Ở người, gen a gây bệnh máu khó đông nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y, alen trội tương ứng qui định máu đông bình thường. Trong một gia đình: vợ và chồng có NST giới tính bình thường và không biểu hiện bệnh máu khó đông, họ đã sinh ra đứa con có NST giới tính XO và bị bệnh máu khó đông.
	a. Hãy xác định kiểu gen của cặp vợ chồng này và nêu cơ chế NST hình thành đứa con trên.
	b. Nếu họ sinh tiếp đứa con bị hội chứng Claiphentơ và bị bệnh máu khó đông thì cơ chế NST hình thành đứa con đó như thế nào? Biết rằng không xảy ra đột biến gen.
Câu 5 (1,5 điểm).
	a. Khi quan sát tiêu bản hai tế bào ở một loài đang thực hiện phân bào giống nhau, người ta đếm được tổng số 48 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực tế bào. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của loài này là bao nhiêu?
	b. Ở một loài trong tế bào bình thường có 4 cặp nhiễm sắc thể, mỗi cặp gồm 2 chiếc khác nhau về cấu trúc. Nếu không có đột biến và trong quá trình giảm phân hình thành giao tử xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở một cặp nhiễm sắc thể. Hãy xác định số loại giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể tối đa tạo ra từ một nhóm gồm 5 tế bào sinh dục đực tiến hành giảm phân.
Câu 6 (1,5 điểm).
	a. Một cá thể của một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
	b. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 16% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở phép lai P ♂AaBb x ♀AaBB sinh ra F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen aaBb là bao nhiêu?
Câu 7 (1,0 điểm). 
	Ở người, 1 tế bào sinh tinh giảm phân tạo tinh trùng đã xảy ra đột biến trên cặp nhiễm sắc thể giới tính trong lần giảm phân II .
	a. Minh họa bằng sơ đồ để giải thích quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trên .
	b. Bộ nhiễm sắc thể của mỗi loại tinh trùng được tạo ra trong quá trình giảm phân trên nào ?
===========Hết==========
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
Trường THPT Lương Tài
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI : SINH HỌC – LỚP 12 – THPT
Ngày thi 21 tháng 09 năm 2015
==============
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
(1,5đ)
a. (0,75 điểm)
- Enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo một chiều 5’đến 3’ khi có sẵn đầu 3’-OH tự do. Tuy nhiên, enzim ADN polimeraza không thể tự tổng hợp được nucleotit đầu tiên vào mạch mà cần một đoạn gọi là đoạn mồi được tạo ra trước để nó chỉ làm công việc nối thêm nucleotit vào đầu 3’ của đoạn mồi. Đoạn mồi là đoạn ARN có độ dài từ 2-10 nucleotit, do enzim primaza (ARN polimeraza) tổng hợp không cần đầu 3’-OH.
- Cơ chế thay thế đoạn ARN mồi:
+ Enzim ADN polimeraza I sẽ cắt bỏ đoạn ARN mồi ở đầu 5’ và sau đó tổng hợp nucleotit mới vào đầu 3’-OH của đoạn ADN trước đó.
+ Quá trình diễn ra liên tục cho đến khi đoạn mồi được thay thế hết. Lú này enzim ligaza sẽ nối 2 đoạn nucleotitkế tiếp nhau để tạo thành một mạch hoàn chỉnh.
b. (0,75 điểm)
Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực
Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ
- Trên một phân tử ADN có nhiều đơn vị tái bản. Các đơn vị tái bản diễn ra đồng thời.
- Có nhiều loại E ADN pol: I, II, III, còn có α,β (nhân), γ (ti thể).
- Sự nhân đôi của các phân tử ADN xảy ra ở kì trung gian. Sự nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST, nhờ đó mà tế bào thực hiện phân bào.
- Trên một phân tử ADN có 1 đơn vị tái bản.
- Có ít loại E ADN pol: (I, III)
- Sự nhân đôi của phân tử ADN xảy đồng thời với sự phân bào trực phân của tế bào vi khuẩn.
- Có xảy ra sự cố đầu mút.
- Tốc độ lắp ráp các nuclêôtit thường chậm.
- Không xảy ra sự cố đầu mút.
- Tốc độ lắp ráp các nuclêôtit nhanh.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(1,5đ)
a. (1,0 điểm)
Cơ chế điều hòa hoạt động gen ở Operon lac
- Khi MT không có lactozo: Gen điều hòa tổng hợp Protein ức chế. Protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
- Khi MT có lactozo: một số phân tử lactozo liên kết với Protein ức chế làm biến đổi không gian 3 chiều của nó làm cho Protein ức chế không thể liên kết với vùng vận hành và do vậy enzim ARN pol có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. Sau đó, các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo enzim phân giải đường lactozo để sinh năng lượng.
b. (0,5 điểm)
- Gen mất khả năng tổng hợp protein khi gen không thể tiến hành phiên mã (do đột biến làm vùng khởi động mất chức năng) hoặc gen phiên mã nhưng không dịch mã (do đột biến làm mất mã mở đầu).
- Đột biến ở vùng vận hành hoặc xảy ra ở gen điều hòa (theo hướng mất chức năng) thì gen phiên mã liên tục mà không chịu sự kiểm soát của tế bào.
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 3
(1,5đ)
a. (1,0 điểm) 
- Mất 3 cặp nucleotit ở các bộ ba từ số 5 đến số 10 ( có 6 bộ ba) thì trong số 6 bộ ba này sẽ được cấu trúc lại thành 5 bộ ba mới. Vì vậy những thay đổi có thể xảy ra là:
+ Trong số 5 bộ ba này có 1 bộ ba kết thúc thì sẽ làm kết thúc sớm quá trình dịch mã→chuỗi polipeptit do gen a tổng hợp rất ngắn so với chuỗi polipeptit ban đầu.
+ Trong số 5 bộ ba này có không xuất hiện bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã vẫn diễn ra bình thường nhưng sẽ có một số bộ ba giống với bộ ba ban đầu hoặc khác với ban đầu nhưng do mã di truyền có tính thoái hóa cho nên đột biến này chỉ làm mất 1 aa và có không quá 5 aa bị thay đổi.
b. (0,5 điểm) 
- Tỉ lệ các bộ ba (codon) có chứa ít nhất 2U =Tỉ lệ các bộ ba có chứa 2U + Tỉ lệ bộ ba có chứa 3U:
+ Tỉ lệ các bộ ba có chứa 2U = (Tỉ lệ bộ ba có 2U, 1A) + (Tỉ lệ bộ ba có 2U, 1G) + (Tỉ lệ bộ ba có 2U, 1X) = 0,189
+ Tỉ lệ bộ ba có chứa 3U = (3/10)3 =0,027
→ Tỉ lệ các bộ ba (codon) có chứa ít nhất 2U=0,189+0,027= 0,216
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
(1,5 đ)
a. (0,75 điểm)
- Người chồng bình thường có kiểu gen XAY, đứa con XO bị bệnh máu khó đông có kiểu gen XaO® giao tử Xa lấy từ mẹ, giao tử O lấy từ bố ® kiểu gen mẹ là XAXa 
- Quá trình giảm phân ở bố bị rối loạn phân li của cặp XAY tạo ra các loại giao tử trong đó có loại giao tử O.
	Giao tử O của bố kết hợp với giao tử Xa của mẹ ®XaO.
(HS vẽ sơ đồ đúng và nêu được rối loạn trong GP ở bố vẫn cho điểm tối đa)
b. (0,75 điểm)
 - Đứa con bị hội chứng Claiphentơ và bị bệnh máu khó đông có kiểu gen XaXaY.
 - Mà XaXaY = giao tử XaXa x giao tử Y, vì bố có kiểu gen XAY ® giao tử XaXa nhận từ mẹ®mẹ (XAXa) bị rối loạn trong giảm phân 2, tạo ra giao tử XaXa.
(HS vẽ sơ đồ đúng và nêu được rối loạn trong GP 2 ở mẹ vẫn cho điểm tối đa)
0,25
0, 5
0,25
0,5
Câu 5
(1,5đ)
a. Bộ NST của loài (1,0 điểm) 
- Khả năng I: Nếu tế bào đang ở kì sau của nguyên phân
 2n=(48NST:2 tế bào):2 = 12 (NST)
- Khả năng II: Nếu tế bào đang ở kì sau II của giảm phân
 2n=(48NST:2 tế bào) = 24(NST)
b. (0,75 điểm) 
- Mỗi tế bào giảm phân tạo đối đa 4 loại giao tử.
- 5 tế bào tiến hành giảm phân sẽ tạo ra: 5 x 4 = 20 loại giao tử.
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 6
(1,5đ)
a. (0,75 điểm)
- Có 20 tế bào có cặp số 1 không phân li ở giảm phân I à kết thúc giảm phân I có 20 tế bào 5 NST kép. 
- 20 tế bào này tham gia tiếp vào giảm phân II (diễn ra bình thường) để hình thành giao tử à kết thúc sẽ thu được số giao tử có 5 NST là : 
20 x 2 = 40 ( giao tử )
– Sau giảm phân thu được số giao tử là: 2000 x 4 = 8000 ( giao tử)
Vậy số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ là: x 100% = 0.5% (HS làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
b. (0,75 điểm)
* Xác định tỉ lệ loại hợp tử aaBb.
♂AaBb x ♀AaBB=(♂Aa x ♀Aa)(♂Bb x ♀BB)
- Kiểu gen aaBb là hợp tử không đột biến, nó được sinh ra do sự thụ tinh giữa giao tử đực không đột biến (ab) với giao tử cái không đột biến (aB).
- Cơ thể đực có 16% số tế bào có đột biến ở cặp Aa nên sẽ có 84% số tế bào không bị đột biếnà♂Aa x ♀Aa sẽ tạo ra aa =1/4 x 0,84=0,21
- Ở cặp Bb không có đột biến nên ♂Bb x ♀BB sẽ sinh ra hợp tử Bb = 1/2
ðVậy trong các loại hợp tử thì hợp tử aaBb = 0,21x1/2 = 0,105.
- Các hợp tử còn lại chiếm tỉ lệ: 1 - 0,105= 0,895
* Tính xác suất: 
Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen 
aaBb = C12 .0,105. 0,895= 0,18795
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7
(1,0đ)
a. Giải thích bằng sơ đồ quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh:
 Nếu đột biến xảy ra ở cặp NST giới tính trong lần giảm phân II của tế bào sinh tinh sẽ có 2 trường hợp xảy ra : 
 + Trường hợp 1 : đột biến xảy ra ở 1 trong 2 tế bào được hình thành sau giảm phân I .
 XX
 XX 
 O
 XY XXYY Y
 YY 
 Y
Hoặc : 
 X
 XX 
 X
 XY XXYY YY
 YY 
 O
 + Trường hợp 2 : đột biến xảy ra 1 lúc ở cả 2 tế bào được hình thành sau giảm phân I .
 XX
 XX 
 O
 XY XXYY YY
 YY 
 O
 Ghi chú : Thí sinh có thể trình bày sơ đồ dưới hình thức khác , đúng vẫn hưởng trọn điểm qui định .
b. Bộ NST của mỗi tinh trùng được tạo ra: 
 - Trường hợp 1 : * 22A + XX (n + 1) ; 22A + O ( n-1) ; 22A + Y ( n ) 
 * 22A + X (n ) ; 22A + O ( n-1) ; 22A + YY ( n+1 )
 - Trường hợp 2 : 22A + XX (n + 1) ; 22A + O ( n-1) ; 22A + YY ( n+1
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH.doc