Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt 4

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 20/07/2022 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt 4
Tên
Học sinh lớp
Trường:..
Số báo danh
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HKI
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 
THỜI GIAN: 40 PHÚT
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
 "
Điểm
Số mật mã
Số thứ tự
ĐỌC THẦM:
Chiếc diều sáo
Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.
Năm 1965, chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.
Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:
Con vót cái diều chơi bà ạ.
Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:
Chiến đấy thật ư con.
Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột. Bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:
Diều của con đây cơ mà.
Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.
(Theo Thăng Sắc).
Đọc thầm bài “Xương rồng nở hoa” và trả lời những câu hỏi sau:
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1 đến câu 8)
/0.5đ Câu 1:Thuở nhỏ, Chiến là một câu bé như thế nào?
Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.
Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều và chơi diều giỏi nhất làng.
Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều, chơi diều rất giỏi.
Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết chơi diều.
HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY
VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH, SẼ RỌC ĐI MẤT
"......................................................................................................................................
/0.5đ Câu 2:Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào?
Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ; không nhận ra Chiến.
Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ; bị lẫn, không nhận ra Chiến.
Thương nhớ, trông mong tin tức; vui mừng khi thấy Chiến trở về.
Thương nhớ, ngóng trông, bị lẫn.
/0.5đ Câu 3:Tại sao Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng?
Vì bà đã đẩy anh ra.
Vì thương bà già yếu, bị lẫn.
Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.
Vì anh thấy tội nghiệp bà.
/0.5đ Câu 4:Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và nhận ra Chiến?
Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.
Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.
Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ.
Bà nhìn thấy Chiến chơi thả diều cùng các bạn nhỏ trong làng.
/0.5đ Câu 5:Trong câu “Bà âu yếm hỏi.” những tiếng nào chỉ có vần và thanh?
Bà, âu,yếm.	B.Yếm.	C. Bà, yếm.	D. Âu, yếm.
/0.5đ Câu 6:Câu “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.” có mấy động từ?
1	B. 2.	C. 3	D. 4
/0.5đ Câu 7:Vị ngữ trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.”là những từ ngữ nào?
Mang diều đi.	B. Tối hôm ấy.
C.Lại lần ra chõng nằm.	D.Ra chõng nằm.
/0.5đ Câu 8: Đoạn 1 của bài trên có 4 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 4 từ láy đó?
Lớn lên, thanh thản, ngân nga, vi vút.	
Thanh thản, bà bắc, ngọt ngào, vi vút.
Thanh thản, ngân nga, ngọt ngào, vi vút.
Lớn lên, ngọt ngào, vi vút, thanh thản.
/1đ Câu 9: Đặt câu hỏi với mục đích khen, chê.
...........................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ky_1_mon_tieng_viet_4.doc