UBND HUYỆN CẨM MỸ TRƯỜNG TH SÔNG NHAN Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: 4/3 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Tiếng việt Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN KQ TL HT khác TN KQ TL HT khác TN KQ TL HT khác TN KQ TL HT khác TN KQ TL HT khác 1. Kiến thức tiếng Việt, văn học Số câu 1 2 3 Số điểm 0,5 1,0 1,5 2. Đọc a) Đọc thành tiếng Số câu 1 1 Số điểm 1,5 1,5 b) Đọc hiểu Số câu 4 4 Số điểm 2 2,0 3. Viết a) Chính tả Số câu 1 1 Số điểm 2,0 2,0 b) Đoạn, bài Số câu 1 1 Số điểm 3,0 3,0 4. Nghe - nói (kết hợp trong đọc và viết chính tả) Tổng Số câu 4 1 1 1 1 2 7 2 1 Số điểm 2 0,5 2,0 1,5 3,0 1,0 3,5 5 1,5 UBND HUYỆN CẨM MỸ TRƯỜNG TH SÔNG NHAN Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: 4/3 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Tiếng việt Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên I. Đọc thành tiếng: (1,5 điểm) Thời gian: 3-5 phút/HS. Giáo viên làm thăm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17 tập đọc lớp 4 học sinh lên bốc thăm trúng bài nào đọc bài đó. II. Đọc thầm và làm bài tập (3,5 điểm) Giáo viên cho học sinh đọc bài Văn “Điều ước của vua Mi-Đát” sách tiếng việt lớp 4 tập 1 trang 90. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây. 1.(0,5đ) Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì ? A. Vua Mi-đát xin Thần cho mình được nhiều vàng. B. Vua Mi-đát xin Thần cho mọi vật mình chạm đến đều hóa thành vàng. C. Vua Mi-đát xin thần cho mình hóa thành vàng. 2. (0,5 đ) Thoạt đầu, điều ước thực hiện tốt đẹp như thế nào ? A. Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành sồi đó liền biến thành vàng. B. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. C. Cả hai ý trên đều đúng. 3. (0,5 đ) Tại sao vua Mi-đát lại xin thần lấy lại điều ước ? A. Vì thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Vua bụng đói cồn cào, chịu không nổi. B. Vì vua không ham thích vàng nữa. C. Vì vua muốn Thần cho một điều ước khác. 4. (0,5 đ) Vua Mi-đát hiểu ra điều gì ? A. Hạnh phúc ở đời không thể có được bằng ước muốn tham lam. B. Những ước mơ tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. C. Tham lam là đức tính xấu không thể ước muốn vì sẽ không tồn tại. 5. (0,5 đ) Tiếng “ em” có cấu tạo gồm: A. Âm đầu, vần, thanh B. chỉ có vần C. Vần, thanh 6. (0,5 đ) Trong câu « Vua ngắt một quả táo », từ nào không phải là danh từ ? A. vua B. ngắt C. quả táo 7. (0,5 đ) Từ nào trong câu « Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát » là động từ ? A. đầy tớ B. thức ăn C. dọn B. BÀI KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả : (Nghe – viết) (2,0 điểm) Chiếc áo búp bê Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy mỏng. Tôi xin chị Khánh được tấc sa tanh mầu mật ong, khâu chiếc áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc. Cổ áo dựng cao cho ấm ngực. Tà áo loe ra một chút so với thân. Các mép áo đều được viền bằng vải xanh, rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc mép áo. Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tay tôi đã may cho bé. Ngọc Ro II. Tập làm văn : (3,0 điểm) Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả cái cặp sách. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT A.PHẦN ĐỌC (5 điểm ) I. Đọc thành tiếng (1,5 điểm ) - Tùy thuộc vào tình hình thực tế của học sinh trong lớp, giáo viên có thể linh động trong khi chấm điểm. II. Đọc thầm và làm bài tập: (3,5 điểm) 1.(0,5 điểm ) B. Vua Mi-đát xin Thần cho mọi vật mình chạm đến đều hóa thành vàng. 2. (0,5 điểm) C. Cả hai ý trên đều đúng. 3. (0,5 điểm) A. Vì thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Vua bụng đói cồn cào, chịu không nổi. 4. (0,5 điểm) A. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. 5. (0,5 điểm) C. Vần, thanh 6. (0,5 điểm) B. ngắt 7. (0,5 đ) C. dọn B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (5 điểm) I. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi, trình bày sạch đẹp được ( 2 điểm ) - Giáo viên linh động trong cách chấm điểm. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của học sinh trong lớp. II. Tập làm văn (3 điểm) - Viết được bài văn tả đồ vật đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài được 3 điểm. - Giáo viên linh động trong cách chấm điểm. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của học sinh trong lớp.
Tài liệu đính kèm: