Đề kiểm tra định kì học kì I Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì học kì I Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì học kì I Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN
Họ tên .........................................................
Lớp 4B
BÀI KIỂM ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
 MÔN ĐỌC HIỂU 
Năm học 2015 - 2016
(Thời gian 35 phút )
Điểm:
Lời phê của giáo viên:
 Em đọc thầm bài “Cánh diều tuổi thơ” và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn , rồi sáo kép, sáo bè, . . . như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không có gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì như cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “ Bay đi diều ơi ! Bay đi !” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau:
Câu 1: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
a. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
b. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. 
c. Trên cánh diều có sáo đơn , sáo kép, . . . như gọi thấp xuống những vì sao
d. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 2: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ thơ điều gì ?
a. Đem lại cho trẻ thơ niềm vui lớn và những ước mơ đẹp.
b. Đem lại cho trẻ thơ những phút giây thư giãn.
c. Đem lại cho trẻ thơ một trò chơi bổ ích.
d. Đem lại niềm vui cho trẻ thơ .
Câu 3: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em niềm vui lớn như thế nào ?
a. Trẻ em mong đợi chiều về để thả diều.
b. Trẻ em rất vui sướng khi được thả diều.
c. Trẻ em hò hét nhau thả diều thi; vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
d. Trẻ em được hò hét khi thả diều.
Câu 4: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em niềm những ước mơ đẹp như thế nào?
a. Bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng.
b. Suốt một thời mới lớn, bạn ngửa cổ chờ đợi một náng tiên áo xanh từ trên trời bay xuống.
c. Mong cánh diều bay đi mang theo nỗi khát khao của bạn.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 5: Trong câu: “ Cánh diều mềm mại như cánh bướm.” có:
a. Một danh từ và hai tính từ.
b. Hai danh từ và một tính từ.
c. Ba danh từ và một tính từ.
d. Hai danh từ và hai tính từ.
 Danh từ: 
Tính từ: 
Câu 6: Nhóm từ nào cùng nghĩa với từ : “ ước mơ ”.
a. mơ ước, ước muốn, ước lượng.
b. ước ao, mơ tưởng, mơ ước.
c. mơ ước, ước mơ, ước đoán.
d. mơ màng, ước lượng, ước đoán.
Câu 7: Câu nào được dùng để nêu yêu cầu đề nghị ?
a. Bạn có biết làm diều không ?
b. Bạn có thể giúp tôi làm diều chứ ?
c. Bạn mà cũng biết làm diều ư ?
d. Diều thế này mà cũng thi sao ?

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_cuoi_ky_1NH_1617.doc