Đề kiểm tra định kì giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Kỳ Phú

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Kỳ Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Kỳ Phú
TRƯỜNG TIỂU HỌC KỲ PHÚ
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH GIỮA HỌC KÌ II
Năm học: 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT 4
(Thời gian làm bài: 80 phút)
Họ tên học sinh.Lớp
Họ và tên giáo viên coi kiểm tra
Họ và tên giáo viên chấm bài kiểm tra
.
.
.
.
Điểm bài KT
Nhận xét của giáo viên chấm bài kiểm tra
...............
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thầm (7 điểm) 
CHIẾC LÁ
Chim sâu hỏi chiếc lá :
- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Bạn đừng giấu ! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa rất biết ơn bạn ?
- Thật mà ! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao ? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa ?
- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật ! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.
 Theo Trần Hoài Dương
Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:
1. Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào nói với nhau?
A. Chim sâu và bông hoa
B. Chim sâu và chiếc lá
C. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá
2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá ?
A. Vì là suốt đời chỉ là chiếc lá bình thường.
B. Vì lá đem lại sự sống cho cây. 
C. Vì lá có lúc biến thành mặt trời
3. Trong câu “Chim sâu hỏi chiếc lá” sự vật nào được nhân hóa?
A. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa
B. Chỉ có chim sâu được nhân hóa
C. Cả chim sâu và chiếc lá được nhân hóa
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Lá đóng vai trò quan trọng đối với cây.
B. Vật bình thường mới đáng quý.
C. Hãy biết quý trọng những người bình thường.
5. Theo em trong câu chuyện trên dấu gạch ngang có tác dụng gì?
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại
B. Đánh dấu phần chú thích trong câu
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
6. Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu văn sau:“Bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày.”
7. Câu “Cuộc đời tôi vốn rĩ rất bình thường” thuộc kiểu câu kể nào?
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
8. Chủ ngữ trong câu “Ngày nhỏ phải chăng tôi là một búp non.” Là:
A. Ngày nhỏ
B. Tôi
C. Một búp non
D. Ngày nhỏ phải chăng tôi
II. Đọc thành tiếng: (3 Điểm)
Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. 
Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 4, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 2,5 điểm, trả lời câu hỏi 0,5 điểm).
ĐiểmĐọc bài..Đoạn
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả ( 3 điểm )
1.Chính tả:Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài:“Hoa học trò ”. Tiếng Việt 4 – Tập II, trang 43 (Từ đầu . nỗi niềm hoa phượng) trong khoảng thời gian 15 phút.
2. Bài tập: Điền vào chỗ trống d, r hay gi?
 - chậm ...ãi; cây sồi .......à; 
II. Tập làm văn (7 điểm)
Đề bài: Em hãy tả cây bóng mát mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LỚP 4 MÔN TIẾNG VIỆT
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
* Đọc (2,5điểm)
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu đọc diễn cảm được đoạn văn, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 80 tiếng/ phút. (4 điểm)
+ Đọc sai 1, 2 tiếng hoặc ngắt nghỉ hơi đôi chỗ còn chưa đúng, bước đầu đọc diễn cảm được đoạn văn, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 80 tiếng/ phút. (3,5 điểm)
+ Đọc sai 3,4 tiếng hoặc ngắt nghỉ hơi đôi chỗ còn chưa đúng, bước đầu đọc diễn cảm được đoạn văn, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 80 tiếng/ phút. (3 điểm)
+ Đọc sai 5,6 tiếng hoặc ngắt nghỉ hơi đôi chỗ còn chưa đúng, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 80 tiếng/ phút. (2,5 điểm)
+ Đọc còn sai hoặc ngắt nghỉ hơi chưa đúng; đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 80 tiếng/ phút. (2 điểm)
+ Đọc sai nhiều, ấp úng hoặc ngắt nghỉ hơi không đúng, tốc độ đọc chậm (1,5 điểm)
+ Đọc sai nhiều, còn phải đánh vần, tốc độ đọc chậm (1 điểm)
* Ttrả lời câu hỏi (0,5 điểm)
- Tùy vào nội dung phần trả lời của học sinh mà giáo viên cho các mức điểm:
+ Trả lời đúng đủ nội dung câu hỏi, diễn đạt tốt ( 0,5điểm)
+ Trả lời còn chưa đủ	 ( 0,25 điểm)
+ Trả lời sai	 ( Không cho điểm)
II. Đọc hiểu (5 điểm)
Đáp án đúng và biểu điểm:
Câu
1
2
3
4
5
7
8
Đáp án
C
B
C
C
A
B
B
Số điểm
0,5
0,5
1,0
1,0
0,5
1,0
1,5
Câu 6 : (1 điểm) Bác gió làm gì? 
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm).
I. Chính tả: 
1) Bài viết: 2,5 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng; đúng mẫu chữ; đảm bảo độ cao, rộng; nét chữ trơn đều; trình bày bài đúng thể thức (4 điểm)
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai về phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy địnhtrừ 0,25 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
Lưu ý: Tùy thuộc vào bài viết của học sinh mà giáo viên chấm các mức điểm tương ứng, phù hợp.
2) Bài tập (0,5 điểm): 
- Điền đúng mỗi chỗ chấm cho 0,25 điểm
II. Tập làm văn (7 điểm)
à Nội dung: (6,5 điểm) 
a) Mở bài: (1,0 điểm)
 - Giới thiệu được cây bóng mát yêu thích.
b) Thân bài: (4,5 điểm)
+ Tả bao quát: (1,5 điểm)
+ Tả chi tiết các bộ phân tiêu biểu (2,0 điểm)
- Tả được tác dụng của đồ vật đó (1 điểm)
c) Kết bài: (1,0 điểm) 
- Nêu được cảm nghĩ đối với cây mình tả
à Hình thức: (0,5 điểm) 
 - Bài viết đủ 3 phần trình bày đúng các phần , chữ viết rõ ràng, cả bài không sai quá 5 lỗi chính tả. (0,5 điểm )
Lưu ý: Tùy thuộc vào nội dung miêu tả trong bài làm của học sinh mà giáo viên chấm các mức điểm tương ứng, phù hợp.
MA TRẬN CÂU HỎI VỀ ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
0
1
0
1
0
0
0
4
Câu số
1,2
0
3
0
4
0
0
0
2
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
0
0
1
1
0
1
0
4
Câu số
5
0
6
0
7
0
8
0
Tổng số câu
3
0
1
1
2
0
1
0
8
MA TRẬN NỘI DUNG VỀ ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
MẠCH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
Số câu, số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
Đọc hiểu văn bản
- Xác định được nhân vật, hình ảnh, chi tiết trong bài đọc; nêu đúng ý nghĩa của hình ảnh, chi tiết đó.
- Hiểu đọc ý chính của đoạn, bài.
- Giải thích được những chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài học.
- Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc, liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản.
Số câu
2
1
1
0
4
Số điểm
1,0
1,0
1,0
0
3,0
Kiến thức tiếng Việt
- Hiểu và sử dụng được một số từ ngữ thuộc các chủ đề đã học.
- Biết sử dụng dấu gạch ngang; nhận biết và sử dụng các loại câu kể đã học.
- Nhận biết và cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dung các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa; biết sử dung các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong viết câu văn.
Số câu
1
1
1
1
4
Số điểm
0,5
1,0
1,0
1,5
4,0
Tổng
Số câu
3
2
2
1
8
Số điểm
1,5
2,0
2,0
1,5
7,0

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_GHKII_MON_TV_LOP_4_20162017.doc