Đề kiểm tra định kì giữa học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2011-2012

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 564Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì giữa học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2011-2012
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Họ tên học sinh.................................................................................................................................................................
Lớp.................Trường tiểu học....................................................................................................................................
Họ tên giáo viên coi kiểm tra
Họ tên giáo viên chấm bài kiểm tra
Điểm bài kiểm tra
Nhận xét của giáo viên chấm bài kiểm tra
............................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
KIỂM TRA ĐỌC: Đọc thầm đoạn văn sau, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và làm bài tập.	
 Những cánh buồm
Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
	Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có những cánh màu trắng như màu áo chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực tế nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.
 Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.
 Băng Sơn
1. Bài văn này tác giả tập trung tả cảnh gì?
A. Làng quê	C. Dòng sông
B. Làng quê và dòng sông 	D. Những cánh buồm 
2. Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì?
A. Nước sông đầy ắp	C. Dòng sông đỏ lựng phù sa
B. Những con lũ dâng đầy	D. Lặng lẽ, êm đềm trôi
3. Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với những gì?
A. Màu nắng của những ngày đẹp trời.
B. Màu của bầu trời cao, trong xanh.
C. Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.
D. Màu áo của những người thân trong gia đình.
4. Cách so sánh màu áo như thế có gì hay?
A. Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm.
B. Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động.
C. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
5. Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió?
A. Những cánh buồm đi như rong chơi.
B. Lá buồm căng như ngực người khổng lồ.
C. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.
D. Những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.
6. Từ in đậm trong câu: “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.” là:
A. Cặp từ đồng nghĩa.
B. Cặp từ trái nghĩa.
C. Cặp từ đồng âm.
7. Trong câu dưới đây, từ đỗ được dùng với nghĩa gốc?
A. Dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô.
B. Anh Khoa thi đỗ vào trường Đại học kinh tế.
C. Bãi đỗ xe hôm nay rất đông khách.
8. Từ nào đồng nghĩa với: “nổi tiếng”?
A. vang lừng 	B. lừng danh	C. lẫy lừng
9. - Tìm một từ tả tiếng sóng. Đặt câu với từ tìm được.
 - Tìm một từ tả làn sóng nhẹ. Đặt câu với từ tìm được.
B. KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả. (Nghe - viết): Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” ( TV5 tập 1 trang 10).
Gồm đầu bài và đoạn: Mùa lúa chín dưới đồng đốt ngầu phấn trắng. 
 2. Tập làm văn: Tả quang cảnh trường em vào một buổi sáng.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM 
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2011- 2012
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc thành tiếng: 5 điểm
- GV làm thăm yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung một trong các bài trong tuần 1-10 (SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1).
- Đọc đúng, lưu loát toàn bài, tốc độ đọc khoảng 100 - 110 tiếng/ phút và trả lời đúng câu hỏi (5 điểm).
II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm): Từ câu 1- câu 8, mỗi câu trả lời đúng: 0,5điểm.
	 Câu 9: 1 điểm: Tìm đúng từ mỗi ý: 0,25 điểm
	Đặt câu đúng mỗi ý: 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
D
A
D
C
B
B
A
B
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
I. Viết chính tả (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng: 5 điểm
- Cứ mắc 1 lỗi chính tả (sai phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm
 	Lưu ý: Chữ viết xấu, sai về độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn toàn bài trừ 1 điểm.
II. Tập làm văn: 5 điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 5 điểm:
+ Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. (Mở bài: 0,75điểm; Thân bài: 3,5điểm; Kết bài: 0,75điểm)
 + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
(Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5 ) 
Ghi chú: Điểm TV là điểm TBC của bài kiểm tra đọc, viết là 1 số nguyên được làm tròn 0,5 trở lên thành 1.
- Cho điểm ghi rõ qui định viết số; Phần nhận xét ghi rõ những điểm mạnh, điểm yếu học sinh cần phấn đấu, lấy động viên khích lệ là chủ yếu; chữ viết cẩn thận, đẹp, đúng câu, đủ ý.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_giua_HKI_mon_Tieng_Viet_lop_5.doc